Tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một phần của tài liệu Vai trò của hội nông dân tỉnh nam định trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hện nay (Trang 36)

sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Trong bất kỳ giai đoạn nào của cách mạng, nhất là việc thực hiện chủ trương, đường lối, pháp luật và đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, thì công tác tuyên truyền, vận động được xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà các cấp, các ngành đều phải quan tâm thực hiện. Có thể khẳng định thông qua công tác tuyên truyền, vận động tốt sẽ làm chuyển biến rỗ rệt về nhận thức và hành động của các tầng lớp nhân dân trong thực hiện nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Hội nông dân thực hiện vai trò tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn được thể hiện rõ trong các nội dung phổ biến, giải thích những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những nhiệm vụ của Hội, nhiệm vụ chính trị của địa phương, làm cho cán bộ, hội viên, nông dân hiểu rõ, cổ vũ, động viên họ tự giác làm theo, nhằm đạt được mục tiêu của công tác Hội đề ra. Đồng thời,

34

công tác tuyên truyền của Hội còn giáo dục, bồi dưỡng về đạo đức, lối sống, nếp sống mới, văn minh, tiến bộ, về truyền thống cách mạng của giai cấp nông dân; bồi dưỡng kiến thức khoa học - kỹ thuật và các kiến thức cần thiết khác cho cán bộ, hội viên, nông dân nhằm xây dựng thành công người nông dân văn hóa; tham gia xây dựng làng (thôn, ấp, bản) văn hóa, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Bên cạnh đó, tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn; về các chủ trương công tác của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và nhiệm vụ của Hội để hội viên, nông dân hiểu đúng và tự giác thực hiện có hiệu quả; về tình hình, nhiệm vụ cách mạng, những thành tựu của đất nước trong những năm đổi mới, những thuận lợi, khó khăn, thách thức đối với nông dân, nông nghiệp. Để phát huy tinh thần tự giác, hăng hái cách mạng, nâng cao lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính; tin tưởng vào mục tiêu, lý tưởng cách mạng và vào sự lãnh đạo của Đảng.

Một phần của tài liệu Vai trò của hội nông dân tỉnh nam định trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hện nay (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)