Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu Vai trò của hội nông dân tỉnh nam định trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hện nay (Trang 25)

nông thôn ở nước ta hiện nay

Theo Nghị quyết TW7 Khoá VII Đảng ta đã đưa ra khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa như sau: “Công nghiệp hóa hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”.

Từ quan niệm này có thể khẳng định:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp: là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của hàng nông sản hàng hoá trên thị trường.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn: là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái; tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản

23

xuất phù hợp; xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân ở nông thôn.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn tuy là hai quá trình có phạm vi, đối tượng và cách thức tiến hành khác nhau, nhưng quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động cùng nhau phát triển trong cùng một khu vực rộng lớn ở nông thôn, chủ thể lao động chủ yếu là người nông dân. Bởi vậy, tách ra giữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn chỉ nhằm nhận thức về bản chất khoa học của mỗi quá trình, từ đó xác định những chủ trương, giải pháp tác động phù hợp, thúc đẩy sản xuất phát triển. Trên thực tế, hai quá trình này luôn gắn bó biện chứng, bổ sung hỗ trợ cho nhau cùng phát triển.

Từ quan niệm này chỉ rõ những vấn đề cơ bản sau:

*. Vị trí, vai trò công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn có vị trí quan trọng hàng đầu, tạo tiền đề và cơ sở vững chắc thúc đẩy toàn bộ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần quan trọng giải phóng sức lao động dồi dào và nguồn đất đai rộng lớn ở nông thôn, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ được độc lập chủ quyền của đất nước.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn sẽ góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm, lao động ở các ngành công nghiệp. Xây dựng kết cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn; bảo vệ môi trường sinh thái; tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng lại nền dân chủ, xã hội ngày càng công bằng và văn minh; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân, nhân dân ở nông thôn. Mặt khác, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn giúp tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn, làm cho thu nhập kinh tế khu vực nông thôn không chênh lệch quá xa so

24

với khu vực đô thị, đảm bảo cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công. Do vậy, trong giai đoạn hiện nay nước ta cần tập trung trước tiên vào phát triển nông nghiệp và nông thôn một cách toàn diện, đồng bộ nhằm tạo đà cho toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững.

*. Thực chất của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Thực chất quá trình này nhằm tạo ra những tiền đề cần thiết về vật chất, kỹ thuật, về con người, công nghệ, phương tiện, phương pháp - những yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất cho chủ nghĩa xã hội. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn không chỉ đơn giản là phát triển công nghiệp nông thôn và hiện đại hóa một số công đoạn sản xuất nông nghiệp như cơ giới hoá, điện khí hoá mà nó còn bao gồm toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đời sống vật chất và văn hoá tinh thần nói chung ở nông thôn phù hợp với nền sản xuất công nghiệp hiện đại và phương thức tổ chức tiên tiến.

*. Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Mục tiêu nhằm phát triển toàn diện nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp và dịch vụ, các ngành nghề đa dạng, trú trọng phát triển công nghiệp chế biến, cơ khí phục vụ nông nghiệp và kinh tế nông thôn, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, tích cực giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện đời sống cho dân cư nông thôn, thực hiện xoá đói, giảm nghèo; phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; bảo vệ môi trường sinh thái, làm tốt công tác bảo vệ rừng và trồng rừng.

25

Nâng cao hiệu quả trong khai thác, nuôi trồng thuỷ, hải sản; gắn công

Một phần của tài liệu Vai trò của hội nông dân tỉnh nam định trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hện nay (Trang 25)