Hội nông dân Tỉnh trong xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất theo thực tiễn

Một phần của tài liệu Vai trò của hội nông dân tỉnh nam định trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hện nay (Trang 62)

xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất theo thực tiễn từng địa phƣơng

Trong những năm qua, các cấp Hội nông dân trong toàn Tỉnh đã bạo dạn, chủ động, kiên quyết thay đổi mạnh mẽ các hình thức tổ chức sản xuất cũ ở nông thôn bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với cơ cấu, lực lượng và trình độ của khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp thời kỳ cơ chế thị trường.

Hiện nay, hệ thống quản lý công kềnh, quan liêu (chủ yếu từ hai thành phần kinh tế Nhà nước và tập thể) kém hiệu quả đã được Hội nông dân các cấp tổ chức chuyển dần để phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần. Trong đó, Hội nông dân đã xác định rõ hộ nông dân sản xuất là những đơn vị kinh tế tự chủ, có quyền làm chủ tư liệu sản xuất và tự quyết định sản xuất kinh doanh của chính mình. Chính vì vậy, mặc dù chịu tác động mạnh mẽ của cơ chế quản lý mới, của cơ chế thị trường; sự tác động mạnh mẽ của thiên tai, hạn hán... nhưng kinh tế hộ nông dân với những quy mô, hoạt động kinh tế khác nhau đã trở thành lực lượng chủ yếu trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Nam Định trong thời gian gần đây.

Hiện nay, các mô hình kinh tế trang trại, các tổ, nhóm liên ngành sản xuất trong nông, thủy sản đã xuất hiện và ngày càng phát triển ở Nam Định. Số liệu thống kê cho thấy, hiện nay toàn Tỉnh có 1265 trang trại chăn nuôi vừa và nhỏ. Trong đó, các trang trại nuôi trồng thủy, hải sản như tôm sú, tôm càng xanh, cá chim trắng, cá rô phi đơn tính, nuôi ngao đã và đang phát triển mạnh, với 55,7 nghìn tấn đạt 57,79% so với tổng sản lượng thủy sản năm 2012. Các trang trại sản xuất muối luôn được duy trì và phát triển ổn định với diện tích khoảng 860 ha, sản lượng bình quân đạt 90 nghìn tấn/ năm, chiếm phần lớn trong tổng sản lượng muối toàn quốc.

60

Song song với quá trình tổ chức chuyển đổi quan hệ sản xuất lấy kinh tế hộ nông dân sản xuất làm nòng cốt, các cấp Hội nông dân trong Tỉnh đã bạo dạn tham mưu đề xuất, kết hợp với chính quyền các cấp ở địa phương đổi mới về cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy quản lý cũng như tổ chức lại các mối quan hệ với sản xuất nông - lâm - thủy sản và với các thành phần kinh tế khác trên địa bàn đối với khu vực kinh tế nhà nước như: nông trường, trang trại kỹ thuật, xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi ở các huyện) và kinh tế tập thể (các hợp tác xã).

Nhờ những việc làm này, cuối năm 1999, Nam Định đã cơ bản hoành thành việc chuyển đổi các hợp tác xã theo Luật hợp tác xã ban hành năm 1996. Hiện nay toàn Tỉnh có 387 hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp, hầu hết tập trung vào việc chỉ đạo điều hành thời điểm gieo trồng mùa vụ, xây dựng kế hoạch sản xuất và thực hiện một số khâu dịch vụ đầu ra cho hộ xã viên. Đa số các hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp đều có lãi. Tuy còn có những khó khăn nhất định, song những thành phần kinh tế này đã khẳng định được vai trò là nơi tiếp nhận và phát huy hiệu quả các nguồn lực, là nơi trực tiếp thực hiện các chính sách phát triển kinh tế nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực cho Tỉnh, cung cấp thực phẩm cho tiêu dùng và tham gia xuất khẩu. Trong những năm qua sản lượng đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản liên tục tăng, hầu hết các tàu đánh bắt xa bờ thuộc sở hữu của các hợp tác xã.

Bên cạnh những ưu điểm trên, việc phát huy vai trò của Hội nông dân Tỉnh trong xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thời gian qua vẫn còn những hạn chế, bất cập nhất định, điều này được thể hiện rõ nét:

Trong chuyển đổi các mô hình kinh tế, nhất là mô hình kinh tế trang trại, Hội nông dân các cấp, nhất là Hội nông dân cấp cơ sở vẫn chưa bám sát, đáp ứng kịp thời các nhu cầu, nguyện vọng của bà con nông dân. Vẫn còn nhiều trang trại được hình thành tự phát, thiếu quy hoạch, quy mô nhỏ cho nên cơ cấu

61

sản xuất còn bất hợp lý, cơ sở vật chất, kỹ thuật còn yếu kém, trong khi vốn đầu tư thiếu, kinh nghiệm về thị trường còn hạn chế, đầu ra cho sản xuất còn nhiều khó khăn, dẫn đến hiệu quả kinh tế còn chưa tương xứng với tiềm năng.

Kinh tế hợp tác xã chuyển đổi theo luật ở một số nơi còn mang tính hình thức, xã viên góp vốn hoặc chỉ góp tượng trưng. Bộ máy quản lý hợp tác xã còn yếu kém, xảy ra tiêu cực trong thu chi ngân sách, vấn đề phân phối trong các hợp tác xã còn nhiều bất cập. Nhiều hợp tác xã hoạt động không hiệu quả, chỉ đảm nhận dịch vụ từ 2 đến 3 khâu như tưới tiêu, điện, nước. Hiện nay, trong số 387 hợp tác xã nông nghiệp thì có 214 hợp tác xã hoạt động trung bình, chiếm 55,29%; số hợp tác xã yếu chiếm 10,2%... Điều này cũng là nguyên nhân làm cho nội bộ nông dân ở nông thôn đang diễn ra phân hoá giàu - nghèo, chênh lệch thu nhập giữa khu vực nông thôn và khu vực thành thị còn lớn.

Một phần của tài liệu Vai trò của hội nông dân tỉnh nam định trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hện nay (Trang 62)