dân áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất lao động
Những năm qua, ý thức được vai trò của tiến bộ khoa học - kỹ thuật đối với phát triển sản xuất nông nghiệp, Hội nông dân các cấp của Tỉnh luôn phát huy tốt vai trò trong học hỏi, tiếp thu những kiến thức, tiến bộ khoa học kỹ thuật, từ đó trực tiếp thực hiện thí điểm và vận động, tổ chức, giúp đỡ toàn thể nông dân ở địa phương áp dụng vào sản xuất nông nghiệp.
Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về vai trò của khoa học và công nghệ trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong những năm qua, Hội nông dân các cấp luôn tích cực, chủ động học hỏi, nghiên cứu những tiến bộ của khoa học – kỹ thuật trong nông nghiệp. Trên cơ sở đó, các cấp hội vận dụng sáng tạo vào trong đời sống sản xuất nông nghiệp, trực tiếp tuyên truyền, vận động và tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ tạo điều kiện hướng dẫn cho nông dân. Trong quá trình này, Hội nông dân Tỉnh đã chú trọng vào các khoa học - kỹ thuật phù hợp với nhu cầu, điều kiện của từng địa phương như các khoa học - kỹ thuật trong chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi quy mô trang trại, gia trại, sản xuất hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường. Bên cạnh đó còn quan tâm đến các kỹ thuật nhằm làm tăng hiệu quả sử dụng đất; kỹ thuật trong nuôi con có năng suất, nuôi con có đặc sản kinh tế cao...
57
Tất cả những vấn đề trên đây được được minh chứng: trong năm 2008, Hội nông dân các cấp của Tỉnh phối hợp tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật là 1534 lớp, nhưng đến năm 2012 đã tổ chức 2768 lớp...Thông qua việc Hội nông dân các cấp tích cực vận động, giúp đỡ, tổ chức cho nông dân áp dụng những tiến bộ của khoa học – kỹ thuật vào sản xuất; xu hướng cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá, áp dụng khoa học kỹ thuật vào thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi ngày càng tăng; những mô hình, khoa học kỹ thuật, các loại cây trồng, vật nuôi, phương pháp thâm canh mới đã được bà con nông dân tiếp nhận và ứng dụng ngày một nhiều, tạo những bước đột phá mới của nông nghiệp Tỉnh nhà với những vùng nông sản hàng hoá tập trung được hình thành và nhân rộng, giải quyết các vấn đề về giống cây trồng, vật nuôi.
Nhiều nông dân đã dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn áp dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất kinh doanh. Các giống, cây con có năng suất cao, chất lượng tốt và hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất như: rau an toàn, cây ăn quả đặc sản, hoa chất lượng cao, lợn hướng nạc, thuỷ sản giá trị cao đã được nông dân chủ động áp dụng vào trong sản xuất nông nghiệp thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giảm chi phí sản xuất, quy hoạch lại đồng ruộng, kiên cố hoá kênh mương, không ngừng nâng cao năng suất lao động, góp phần cải thiện đời sống của gia đình, phát triển kinh tế xã hội địa phương. Do đó, trong những năm gần đây, số hộ đạt sản xuất kinh doanh giỏi cấp TW là 1993 hộ năm 2012 so với 608 hộ năm 2010; cấp Tỉnh là 8362 hộ năm 2012 so với 2723 hộ năm 2010 và cấp huyện, cấp cơ sở có 48.760 hộ năm 2012 so với 44.860 hộ năm 2010...
Song song với việc tổ chức cho bà con áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, việc hỗ trợ vốn cho nông dân phục vụ mua sắm công cụ sản xuất tiến tiến cũng được Hội nông dân các cấp coi trọng. Năm 2012, Hội nông dân các cấp đã hỗ trợ cho nông dân vay vốn là 13,798 tỷ đồng so với 7,244 tỷ đồng năm 2011. Đây là yếu tố rất quan trọng để các hộ nông dân tự mua sắm và tạo thêm nhiều loại công cụ,
58
máy móc để phát triển sản xuất. Hiện nay, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp đã từng bước thay thế sức người, sức vật. Các phương tiện đánh bắt, khai thác thủy, hải sản (tàu hiện đại để đánh bắt xa bờ) nâng lên cả về số lượng lẫn chất lượng, góp phần tăng năng xuất, sản lượng theo hàng năm...
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên, trong quá trình tiếp cận, vận động và tổ chức cho nông dân áp dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào trong sản xuất, có thời điểm các cấp Hội nông dân, nhất là Hội nông dân cấp cơ sở chưa thực sự sáng tạo trong tổ chức áp dụng các mô hình kinh tế, khoa học kỹ thuật hiện đại; chưa bạo dạn trong hỗ trợ nông dân về vốn để đổi mới các công nghệ cũ, còn lạc hậu.
Tất cả những vấn đề trên được biểu hiện rõ nét trong thực tiễn hiện nay trình độ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu, tỷ lệ dùng sức người và sức kéo động vật vẫn còn cao dẫn đến năng suất cây trồng, vật nuôi thấp. Tỷ lệ nông sản qua chế biến còn ít, khả năng cạnh tranh của hàng hoá sản xuất từ nông thôn rất hạn chế. Năng suất lúa hiện nay chưa thực sự khai thác hết tiềm năng vốn có trên địa bàn Tỉnh.
Đặc biệt, trong quá trình chuyển giao khoa học công nghệ, kỹ thuật tiến bộ cho nông dân ở tỉnh Nam Định hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều mô hình, đề tài dự án có tính khả thi cao, có thể nhân rộng trong toàn Tỉnh thu được kết quả chưa như mong muốn; vẫn còn nhiều vùng, khu vực còn tồn tại tập quán canh tác, sản xuất, lạc hậu. Hình thức tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật ở một số đơn vị còn dàn trải, chưa đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng nông dân, nhất là nông dân các vùng sâu, vùng xa trung tâm...Đây vừa là thực trạng, đồng thời cũng là nguyên nhân cơ bản làm cho tỷ lệ hộ nghèo trong toàn Tỉnh vẫn còn cao với 6,76%
59