Đặc điểm Hội nông dân tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu Vai trò của hội nông dân tỉnh nam định trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hện nay (Trang 48)

*. Hội nông dân tỉnh Nam Định là tổ chức chính trị xã hội của giai cấp nông dân Tỉnh, do Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh lãnh đạo; là thành viên của Uỷ ban Mặt Trận Tổ quốc Tỉnh; là cơ sở chính trị của các cấp chính quyền địa phương của Tỉnh.

Cho đến hiện nay, Hội nông dân tỉnh Nam Định đã trải qua 8 kỳ đại hội khác nhau.

- Đại hội lần thứ nhất được diễn ra từ ngày 15 đến ngày 19/10/1976 - Đại hội lần thứ hai được diễn ra từ ngày 16 đến ngày 18/11/ 1983 - Đại hội lần thứ ba được diễn ra ngày 11/7/1987

- Đại hội lần thứ tư được diễn ra từ ngày 22 đến ngày 24/4/1992 - Đại hội lần thứ năm được diễn ra ngày 12/5/1995

- Đại hội lần thứ sáu được diễn ra từ ngày 19 đến ngày 21/10/1998 - Đại hội lần thứ bảy được diễn ra từ ngày 15 đến ngày 16/5/2003 - Đại hội lần thứ tám được diễn ra từ ngày 23 đến ngày 24/5/2008 - Đại hội lần thứ tám được diễn ra từ ngày 03 đến ngày 04/5/2013

*. Cơ cấu tổ chức của Hội nông dân Tỉnh Nam Định:

Theo điều 7 của Điều lệ Hội nông dân Việt Nam chỉ rõ: “Hội nông dân Việt Nam gồm bốn cấp:

- Trung ương;

- Cấp Tỉnh (Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương);

- Cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc Tỉnh); - Cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn và tương đương)”

46

Như vậy, Hội nông dân tỉnh Nam Định là Hội nông dân cấp Tỉnh trực thuộc Trung ương Hội nông dân Việt Nam. Cơ cấu tổ chức Hội nông dân Tỉnh Nam Định bao gồm Hội nông dân ở các Huyện thuộc Tỉnh, trong đó có nhiều Hội nông dân cấp cơ sở trong các xã, phường, thị trấn trong Tỉnh. Cụ thể: Cơ cấu tổ chức của Hội nông dân cấp Tỉnh bao gồm các Chủ tịch, Phó Chủ tịch; Ban Tổ chức- Kiểm tra; Ban Tuyên huấn; Ban Kinh tế- xã hội; Văn phòng và các Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân.

Các huyện và thành phố trong Tỉnh đều có bộ máy Ban chấp hành và cơ quan thường trực Hội nông dân; biên chế tổ chức bộ máy gồm: Chủ tịch, Phó chủ tịch, Ủy viên Thường vụ và các Chuyên viên.

Hội nông dân cấp cơ sở trong các xã, phường, thị trấn trong Tỉnh được biên chế gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Uỷ viên.

*. Chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan lãnh đạo Hội.

Hội nông dân tỉnh Nam Định có chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan lãnh đạo Hội từ Tỉnh xuống cơ sở được thực hiện theo đúng với Điều lệ Hội nông dân Việt Nam quy định. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện, hoàn cảnh, nhiệm vụ chính trị trung tâm của Tỉnh, huyện, xã hoặc tương đương và Hội nông dân các cấp đề ra những yêu cầu, nhiệm vụ....hoạt động khác nhau.

*. Vai trò của Hội nông dân tỉnh Nam Định trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Căn cứ vào mục tiêu, quan điểm và nội dung của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Nam Định; căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Hội nông dân Việt Nam và thực tiễn kinh tế - xã hội của Tỉnh hiện nay, có thể khái quát vai trò của Hội nông dân tỉnh Nam Định trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay trên các vấn đề cơ bản sau đây

47

Một là, Hội nông dân tỉnh Nam Định là chủ thể trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, bồi dưỡng, giáo dục nâng cao nhận thức cho nông dân để họ chủ động trong phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn là đòi hỏi khách quan, là cơ sở cho nền nông nghiệp hàng hoá và là nội dung quan trọng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Thực chất của nội dung này là từng bước thực hiện hợp lý hoá phân công lao động xã hội. Đồng thời đây cũng là biện pháp cơ bản để tạo ra nhiều việc làm, cải thiện nâng cao đời sống cho nông dân. Để thực hiện được điều đó, trước hết và quan trọng nhất là phụ thuộc vào vai trò của Hội nông dân, nhất là Hội nông dân cấp cơ sở xã, phường, thị trấn...Bởi vì, Hội nông dân là tổ chức gần gũi, thấu hiểu nhất về thực tiễn hội viên của cấp mình, đây là yếu tố rất quan trọng để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người nông dân.

Nông dân là người lao động trực tiếp trong các ngành kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Trong cơ chế mới, Hội nông dân phát huy vai trò trong giáo dục để nông dân dần dần xoá bỏ thói quen, an phận, trông chờ, ỷ lại chuyển sang năng động, nhạy bén tìm hướng đi cho mình. Với vai trò này, Hội nông dân sẽ giúp nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngành nghề, cân đối lại chăn nuôi, trồng trọt, theo hướng đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi nhằm đạt mục tiêu tăng chất lượng và giá trị sản phẩm thay vì chạy theo số lượng lương thực đơn thuần như trước đây. Quá trình này, một mặt thúc đẩy sản xuất hàng hoá, mặt khác góp phần tích cực vào phân bố cơ cấu lao động - xã hội theo hướng ngày càng giảm lao động nông nghiệp, bổ sung lực lượng lao động quan trọng cho các ngành công nghiệp và dịch vụ.

Phát huy vai trò là chủ thể trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, bồi dưỡng, giáo dục nâng cao nhận thức cho nông dân, Hội nông dân Tỉnh Nam Định góp

48

phần động viên, thôi thúc lực lượng đông đảo nông dân trực tiếp tham gia lao động sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, tạo ra một khối lượng của cải vật chất to lớn cho xã hội và làm thay đổi diện mạo nông thôn ngày càng văn minh, tiến bộ. Đồng thời, người nông dân với ý chí vươn lên, bản chất cần cù, sáng tạo, hăng say lao động chính là động lực to lớn khơi dậy mọi tiền năng vốn có, mọi nguồn lực kể cả nguồn lực bên trong lẫn nguồn lực bên ngoài tạo nên sức mạnh tổng hợp tấn công vào mặt trận sản xuất, phát triển nông nghiệp toàn diện; mở rộng phát triển phân công lao động xã hội; phát triển mở rộng các ngành nghề, phát triển công nghiệp, dịch vụ...Chính việc làm này, Hội nông dân trực tiếp góp phần thúc đẩy nhanh đô thị hoá và thu hút nguồn lao động là nông dân chuyển từ nông nghiệp sang ngành nghề phi nông nghiệp, chủ yếu là dịch vụ như thông tin thị trường, y tế, văn hoá, giáo dục, môi trường, điện nước...

Hai là, Hội nông dân tỉnh Nam Định là lực lượng đi đầu, tổ chức cho nông dân áp dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện thủy lợi hóa, cơ khí hóa, điện khí hóa

Đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thì khoa học công nghệ là nền tảng, là động lực tạo đà cho quá trình phát triển nhanh và bền vững. Muốn tăng yếu tố khoa học kỹ thuật trong sự nghiệp này thì vai trò của Hội nông dân Tỉnh rất quan trọng. Bởi vì, Hội nông dân là tổ chức đầu tiên được tiếp cận với những trình độ khoa học công nghệ, nhất là những trình độ về thủy lợi, cơ khí, điện khí... trong phát triển nông nghiệp, nông thôn; ở đó có những con người ưu tú nhất để nhận biết công nghệ nào phù hợp với đặc điểm, hoàn cảnh của địa phương mình. Trên cơ sở đó, Hội nông dân Tỉnh là cầu nối cho phép kết hợp tri thức, khoa học công nghiệp với sản xuất nông nghiệp đến với người nông dân.

Dựa trên quá trình này, Hội nông dân Tỉnh kết hợp với các tổ chức hợp tác sản xuất khác chủ động xây dựng các mô hình nông, lâm, ngư nghiệp kết hợp ở

49

nhiều địa bàn tạo thành mô hình điểm, ứng dụng trực tiếp vào trong thực tiễn sản xuất. Tất cả những kiến thức trong quy trình này được chuyển tải đến nông dân, từ đó giúp người nông dân tự đưa ra quyết định để lựa chọn quy mô sản xuất; lựa chọn công nghệ ứng dụng vào sản xuất phù hợp với điều kiện, quy mô trong sản xuất của hộ cá thể mình...giúp cho nông dân thoát khỏi tình trạng sản xuất theo kinh nghiệm, lối mòn, xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.

Ba là, Hội nông dân tỉnh Nam Định là tổ chức trực tiếp từng bước xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất theo thực tiễn từng địa phương

Quan điểm nhất quán của Đảng ta trong chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhờ có sự đổi mới về quan hệ sản xuất các thành phần kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn mà nền kinh tế nông nghiệp nông thôn đã khẳng định vị trí, vai trò của mình trong sự phát triển của nền kinh tế - xã hội cả nước.

Trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay, Hội nông dân Tỉnh đã nắm bắt được xu hướng phát triển, vị trí vai trò của các thành phần kinh tế như: kinh tế hộ gia đình, trang trại, nhóm, hợp tác xã...từ đó có những chính sách để phân bổ, phát triển, nhân rộng phù hợp với yêu cầu, đặc điểm, nhiệm vụ của từng địa phương...Dựa trên cơ sở kinh tế độc lập tự chủ của hộ nông dân, Hội nông dân phát huy vai trò trong phát triển tiềm năng và sức sáng tạo của người nông dân, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về sản xuất lương thực, thực phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của Tỉnh và xuất khẩu. Đồng thời, đối với các hộ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ cũng tạo ra những sản phẩm hàng hóa đa dạng và trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.

50

Nhận thức được sự phát triển của kinh tế hộ, Hội nông dân Tỉnh phát huy vai trò trong giúp đỡ nguồn vốn, trình độ khoa học công nghệ, kiến thức, kinh nghiệm...để thành phần kinh tế hộ có điều kiện sẽ phát triển, xuất hiện các mô hình kinh tế trang trại, các tổ nhóm, liên ngành sản xuất. Chính sự xuất hiện của các thành phần kinh tế này sẽ khắc phục dần tính chất sản xuất manh mún, phân tán của kinh tế hộ nông dân, đưa kinh tế hộ lên sản xuất hàng hóa.

Mặt khác, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của các thành phần kinh hộ nông dân, Hội nông dân phát huy vai trò quyết định trong chuyển đổi thành kinh tế hợp tác xã (chủ yếu là hợp tác xã nông nghiệp) thành hợp tác xã kiểu mới, đa dạng, phong phú và thiết thực hơn như: hợp tác xã nông nghiệp, tín dụng, thương mại, vận tải, xây dựng và dịch vụ khác. Các hợp tác xã này làm tốt các khâu dịch vụ đầu vào, đầu ra cho kinh tế hộ và các thành phần kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện cho nông dân và nông thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ và công bằng hơn, góp phần tăng cường khối đoàn kết toàn dân ở địa phương.

Bốn là, Hội nông dân tỉnh Nam Định là lực lượng nòng cốt trong vận động và tổ chức cho nông dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại ở địa phương

Xây dựng nông thôn mới là một nội dung, yêu cầu quan trọng trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Chính vì vậy, ngay trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ Bảy, Ban chấp hành Trung ương khoá X Đảng ta đã chỉ rõ mục tiêu: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường [16, tr.126].

51

Để đạt được mục tiêu này, Hội nông dân Tỉnh giữ vai trò là chủ thể, lực lượng nòng cốt vận động, tổ chức nông dân – lực lượng cơ bản nhất ở nông thôn luôn chủ động, sáng tạo, kết hợp cùng với giai cấp công nhân, đội ngũ tri thức để tạo nên sức mạnh tổng hợp dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đảng các cấp tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở, công trình giao thông, thuỷ lợi ở nông thôn, thực hiện các chính sách xã hội như giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, xây dựng đời sống văn hoá mới ở khu dân cư... góp phần đẩy mạnh thực hiện thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời thông qua đây, Hội nông dân thể hiện rõ vai trò là cầu nối, khẳng định sự đoàn kết giữa mọi tầng lớp, giai cấp ở địa phương, khẳng định sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn không chỉ là trách nhiệm riêng của giai cấp nông dân, mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội, với sự tham gia của cả hệ thống chính trị...

Trong nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, Hội nông dân còn giữ vai trò trong vận động, tổ chức nông dân phát huy hết quyền dân chủ, góp công sức trí tuệ xây dựng chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội địa phương, kiểm tra giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách ấy, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, cấp uỷ, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Đồng thời, Hội nông dân còn vận động, tổ chức, chỉ đạo các hội viên tích cực sáng tạo, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc và xây dựng đời sống văn hóa mới nông thôn như: tổ chức các hoạt động nhằm giữ gìn các bản sắc văn hóa địa phương; thực hiện các nếp sống văn minh; nông dân gương mẫu chấp hành luật pháp; tham gia xây dựng, giữ gìn ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội cũng như củng cố vững chắc quốc phòng và an ninh ở địa phương...Nếu Hội nông dân không phát huy hết vai trò nòng cốt của mình trong tổ chức, vận động nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới thì sẽ không có sự tham gia tích cực, tự giác của nông dân; việc dân chủ hoá mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội nông thôn chỉ là hình thức, không mang lại hiệu quả thực sự. Từ đó, sẽ không tạo được động lực cho phát huy tiềm năng, sức

52

sáng tạo trong nông dân hướng tới mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Một phần của tài liệu Vai trò của hội nông dân tỉnh nam định trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hện nay (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)