dân
Nội dung, hình thức tổ chức hoạt động là một trong những biểu hiện quan trọng nhất khẳng định vai trò của Hội nông dân. Do vậy, trên cơ sở nhận thức đúng đắn tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, việc đổi mới nội dung, hình thức tổ chức hoạt động có hiệu quả, phù hợp với tình hình đặc điểm tình hình, yêu cầu, nhiệm vụ của từng địa phương là giải pháp quan trọng, mang tính cốt lõi, trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả mọi hoạt động của Hội nông dân. Để tiến hành đổi mới nội dung, hình thức tổ chức của Hội nông dân trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn cần thực hiện tốt những vấn đề cơ bản sau đây:
*. Đối với đổi mới nội dung hoạt động của Hội
Việc đổi mới nội dung hoạt động của Hội nông dân trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng điều quan trọng hàng đầu là cần phải căn cứ vào kế hoạch, nội dung của trên, mà trực tiếp là các nội dung trong kế hoạch của Hội nông dân cấp trên, của cấp ủy, chính quyền địa phương để xây dựng nội dung, kết cấu chương trình đảm bảo tính khoa học, lôgíc, có tính thiết thực, rõ ràng. Để nội dung hoạt động của Hội thực sự có hiệu quả cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:
Một là, tăng cường các nội dung về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp nói chung, về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn nói riêng cho mọi cán bộ, hội viên và nhân dân
Đây là yêu cầu rất quan trọng đòi hỏi cấp ủy, tổ chức Đảng và lãnh đạo Hội nông dân các cấp ở địa phương cần phải quán triệt sâu sắc.
Thông qua việc tăng cường nội dung đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; của cấp ủy, chính quyền địa phương để lý giải giúp cho mọi cán bộ, hội viên và quần chúng nhân dân nhận thức, thấm nhuần sâu sắc bản chất, cách mạng và cơ sở khoa học, tính đúng đắn của đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
95
luật pháp của Nhà nước. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn này, giúp cho mọi người có bản lĩnh chính trị, lập trường giai cấp, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, kiên định đi theo con đường chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn cũng như quyết tâm thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới…
Đặc biệt, thông qua việc tăng cường các nội dung về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; của cấp ủy, chính quyền địa phương về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là cơ sở trực tiếp nâng cao nhận thức cho mọi cán bộ, hội viên và quần chúng nhân dân về vị trí, vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đối với sự phát triển, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; tính tất yếu phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn cũng như trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức trước nhiệm vụ này...Đồng thời, đây cũng là nội dung giúp cho mọi người vẫn giữ được truyền thống đạo đức, văn hóa của dân tộc; nâng cao trình độ, năng lực toàn diện; không bị lôi cuốn vào lối sống thực dụng, chạy theo lợi ích tầm thường...Qua việc thực hiện tốt yêu cầu này cũng là cơ sở tạo ra một “sức đề kháng” mạnh mẽ, quyết liệt, có tính bền vững, tác dụng trực tiếp ngăn chặn sự xâm nhập, lây lan của mặt trái của cơ chế thị trường...
Hai là, chủ động bổ sung các nội dung cụ thể đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm tình hình của từng địa phương trong Tỉnh
Các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn và xây dựng nông thôn mới là “kim chỉ nam” rất quan trọng trong thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, để các quan điểm, chủ trương, chính sách này thực sự đi vào cuộc sống đòi hỏi cấp ủy, tổ chức Đảng cũng như Hội nông dân và cơ quan các cấp cần phải căn cứ vào đặc điểm tình hình, nguyện vọng, nhu cầu...của nhân dân của từng địa phương để cụ thể hóa phù hợp với địa phương mình.
96
Thực tiễn cho thấy, ở tỉnh Nam Định hiện nay, mỗi địa phương (từ cấp thôn, xã, huyện) đều có những đặc điểm tự nhiên, phong tục, tập quán và đời sống văn hóa riêng. Chính vì vậy, đòi hỏi Hội nông dân các cấp cần kịp thời lên kế hoạch bổ sung các nội dung về phát triển kinh tế, xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới phù hợp với địa phương mình. Từ đó đề xuất lên cấp ủy, chính quyền địa phương và Hội nông dân cấp trên để có những quyết sách phù hợp...Để xác định được những nội dung cần bổ sung có hiệu quả, đòi hỏi mỗi cán bộ Hội nông dân cần phải dựa trên sự nắm chắc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, của cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền của địa phương về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và các chương trình trong xây dựng nông thôn mới; sâu sát với đời sống của nhân dân để tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng, tâm lý, phong tục tập quán. Bên cạnh đó cần nắm chắc những thế mạnh và khó khăn của địa phương; tích cực học tập những kinh nghiệm, mô hình hay của địa phương bạn; phát huy tính tích cực chủ động, sự sáng tạo để tìm ra những nội dung mới, cách làm hay và những hướng đi phù hợp cho riêng địa phương mình.
Ba là, thường xuyên quan tâm, chú trọng các nội dung phòng, chống tác động tiêu cực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến đời sống của nhân dân ở từng địa phương
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là chủ trương lớn của Đảng nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ở nông thôn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Tỉnh Nam Định hiện nay, bên cạnh những mặt tích cực còn có những tác động tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân ở địa phương. Chính vì vậy, đòi hỏi Hội nông dân các cấp cần chủ động nắm bắt kịp thời những tác động này, đề ra các nội dung, phương án phòng, chống có hiệu quả.
Hiện nay, những tác động tiêu cực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Tỉnh Nam Định được thể hiện như: tình trạng thất nghiệp,
97
thiếu việc làm ngày càng nghiêm trọng, hiện tượng ly nông ra các trung tâm đô thị kiếm sống rất lớn; phân hoá giàu - nghèo, bất bình đẳng xã hội ngày càng gia tăng; môi trường nông thôn bị ô nhiễm và suy thoát nghiêm trọng; đời sống văn hoá, tinh thần ở nông thôn có nhiều bất cập, các giá trị văn hoá, đạo đức truyền thống tốt đẹp ở nông thôn đã và đang bị xâm hại, làm biến dạng, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống văn hoá tinh thần của cộng đồng dân cư ở nông thôn...Tất cả những tác động tiêu cực này nếu không được giải quyết kịp thời sẽ gây ra những tác hại rất nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Để giải quyết có hiệu quả những tác động này, đòi hỏi Hội nông dân các cấp cần căn cứ vào các nội dung, nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn mà địa phương đang triển khai thực hiện, từ đó chủ động xác định những tác động tiêu cực có thể xảy ra và đề ra những nội dung phòng ngừa có hiệu quả. Đối với những người là cán bộ Hội nông dân phải tích cực sâu sát, bám nắm tình hình thực tiễn ở địa phương, tiến trình các nhiệm vụ, diễn biến tư tưởng, đời sống văn hóa của nhân dân...để chủ động đề xuất lên cấp ủy, chính quyền địa phương, từ đó phối hợp với các tổ chức, các lực lượng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp trong đề ra phương án, hình thức, biện pháp phòng, chống phù hợp với quyết tâm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực có thể xảy ra.
*. Đối với đổi mới hình thức tổ chức hoạt động của Hội
Hình thức tổ chức hoạt động của Hội nông dân giữ vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả của truyền đạt nội dung và tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Do vậy, để đổi mới hình thức tổ chức hoạt động của Hội nông dân đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn đòi hỏi cần thực hiện tốt các yêu cầu cơ bản sau:
Một là, thực hiện đa dạng hóa các hình thức hoạt động của Hội theo hướng chú trọng phát động các phong trào thi đua phù hợp với yêu cầu từng nhiệm vụ
98
Thực hiện tốt đa dạng hóa các hình thức hoạt động của Hội nông dân phù hợp với yêu cầu từng nhiệm vụ giữ vai trò quan trọng. Đây được coi là yêu cầu, nhưng đồng thời cũng là biện pháp nhằm nâng cao nhận thức, thúc đẩy tinh thần, kích thích khả năng sáng tạo, tính thua đua giữa các hội viên cùng toàn thể bà con nông dân trong toàn Tỉnh.
Thực tiễn cho thấy, trong thời gian qua các cấp Hội nông dân Tỉnh Nam Định đã thường xuyên thực hiện đa dạng hóa các hình thức hoạt động như: tuyên truyền, vận động và tổ chức tập huấn cho cả cán bộ Hội, hội viên và nông dân, chuyển giao khoa học công nghệ; vận động nông dân phát triển đa dạng ngành nghề, tạo việc làm; chủ động phối hợp với các doanh nghiệp trong địa phương cung cấp các vật tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh cho toàn thể nhân dân...Tuy nhiên, việc thực hiện các phong trào thi đua chưa thực sự phát huy tác dụng. Chính vì vậy, việc chú trọng phát động các phong trào thi đua phù hợp với yêu cầu từng nhiệm vụ là một yêu cầu cơ bản đối với Hội nông dân của Tỉnh Nam Định hiện nay.
Để thực hiện đa dạng hóa các phong trào thi đua gắn với đời sống của nhân dân, đòi hỏi Hội nông dân các cấp cần căn cứ vào các phong trào thi đua mà tổ chức Hội cấp trên phát động; căn cứ vào từng nhiệm vụ cụ thể về phát triển kinh tế, xã hội trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; căn cứ vào tình hình thực tiễn và nhu cầu nguyện vọng của nhân dân để phát động các phong trào thi đua phù hợp. Trong phát triển kinh tế, xã hội cần quan tâm phát động các phong trào thi đua như: Phong trào nông dân thu đua sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau giảm nghèo và làm giàu; phong trào nông dân đoàn kết, tương trợ giúp nhau giảm nghèo; phong trào nông dân tích cực tiếp thu khoa học công nghệ phục vụ vào sản xuất...
Trong xây dựng nông thôn mới, Hội nông dân cần biết cụ thể hóa cuộc vận động “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” thành các phong trào thi đua gắn với thực tiễn
99
nhiệm vụ của địa phương mình như: phong trào toàn dân tham gia xây dựng đường giao thông mới; phong trào toàn dân bảo vệ môi trường; phong trào các hội viên không sinh con thứ 3; phong trào các gia đình không có người vi phạm an toàn giao thông.
Trong thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng và an ninh thực hiện tốt các phong trào “3 không, 3 có, 3 giảm” trong phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội; phát động phong trào thi đua gia đình không có tội phạm, không có ma túy tệ nạn xã hội; phong trào “đền ơn đáp nghĩa”; phong trào mọi thanh niên sẵn sàng lên đường nhập ngũ; phong trào toàn dân hướng về Trường sa thân yêu...Trong phát động và tổ chức thực hiện các phong trào trên, đòi hỏi Hội nông dân cần thực hiện chặt chẽ, chu đáo, nghiêm túc; tuyệt đối tránh các biểu hiện “dập khuôn máy móc”, mang tính hình thức, chung chung, không thiết thực với đời sống của nhân dân. Có như vậy mới phát huy tốt vai trò của các phong trào thi đua, góp phần thiết thực vào thực hiện có hiệu quả quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Hai là, tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động các dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống
Việc mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động các dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống là yêu cầu quan trọng không chỉ giúp cho nông dân có kiến thức khoa học để xác định cho mình hướng đi, cách làm kinh tế phù hợp với điều kiện, khả năng từng hộ gia đình. Đồng thời, điều này cũng tạo điều kiện cho người dân được hỗ trợ toàn diện về khoa học công nghệ, giống cây trồng, vật nuôi và tài chính để bước đầu giúp họ có nền tảng, cơ sở vững chắc để sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.
Để thực hiện tốt yêu cầu này, đòi hỏi các cấp Hội cần chủ động xây dựng các chương trình, dự án phục vụ sản xuất và nâng cao đời sống của nông dân. Tích cực tổ chức các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ nông dân như: phối hợp với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội khai thác các nguồn vốn cho nông dân vay. Đẩy mạnh Qũy hỗ trợ nông dân;
100
tranh thủ các nguồn vốn, các dự án theo các kênh của Trung ương và địa phương...đáp ứng tốt hơn nhu cầu về vốn cho hội viên và nông dân vay...
Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động của Trung tâm dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh; tăng cường dạy nghề và giới thiệu việc làm cho nông dân. Khôi phục và mở rộng các làng nghề truyền thống, phát triển và nhân rộng các làng nghề, ngành nghề mới phù hợp với từng địa phương... Đặc biệt, dựa trên thành công của những việc làm trên, Hội nông dân cần chủ động tiếp cận, ứng dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm thị trường, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân...
Ba là, thường xuyên quan tâm, làm tốt công tác sơ kết, tổng kết các kết quả thực hiện các nhiệm vụ của Hội
Thực hiện sơ kết, tổng kết các kết quả thực hiện của Hội nông dân là một trong những chức năng quan trọng của lãnh đạo Hội nông dân các cấp, điều này có vai trò trực tiếp giúp cho Hội kịp thời phát hiện ra những thiếu sót, khuyết điểm; tổng kết được những bài học kinh nghiệm...để những nhiệm vụ tiếp theo luôn được tiến hành đúng định hướng, đúng mục tiêu yêu cầu và từng bước có hiệu quả hơn. Thực tiễn cho thấy, những thiếu sót, khuyết điểm trong các hoạt động của Hội nông dân đều có nguyên nhân từ công tác sơ kết, tổng kết chưa được thực hiện thường xuyên và đảm bảo chất lượng...Do vậy, việc tiến hành thường xuyên, có hiệu quả công tác sơ kết, tổng kết các nhiệm vụ của Hội nông dân là một yêu cầu mang tính tất yếu khách quan đòi hỏi các cấp Hội nông dân cần phải thực hiện tốt trong thời gian tới.
Để thực hiện tốt yêu cầu này đòi hỏi lãnh đạo Hội nông dân các cấp phải nhận thức rõ vị trí, vai trò của công tác sơ kết, tổng kết. Trên cơ sở đó, phát huy tinh thần trách nhiệm trong xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thức, lực lượng tham gia...thực hiện nhiệm vụ này.
101
Trong xác định nội dung sơ kết, tổng kết, các cấp lãnh đạo Hội nông dân cần thực hiện toàn diện trên tất cả các hoạt động của Hội; đánh giá mọi mặt về ưu điểm,