Hội nông dân tỉnh trong vận động, chỉ đạo, tổ chức nông dân thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng sản xuất

Một phần của tài liệu Vai trò của hội nông dân tỉnh nam định trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hện nay (Trang 55)

thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa

Có thể nói, trong những năm gần đây, Hội nông dân tỉnh Nam Định đã nhận thức rõ được việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa là nội dung quan trọng trong thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Chính vì vậy, Hội nông dân luôn luôn chủ động, nhạy bén phát huy vai trò của mình trong tổ vận động, chỉ đạo, tổ chức nông dân thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.

53

Trong Báo cáo của Ban Chấp hành Hội nông dân tỉnh Nam Định tại Đại hội lần thứ IX nhiệm kỳ 2013 – 2016 đã chỉ rõ: “Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên nông dân được các cấp hội xác định là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng...”[2, tr.3]. Do vậy, đây là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình đoàn kết, sự thống nhất về tư tưởng, hành động trong từng tổ chức hội và với toàn thể nông dân. Hội nông dân, nông dân đã nhận thức sâu sắc được vị trí, ý nghĩa cũng như vai trò, trách nhiệm của mình trong thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiện nay.

Hội nông dân các cấp trong Tỉnh đã từng bước thực hiện triển khai tuyên truyền, nâng cao nhận thức về các nội dung về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; luật pháp của Nhà nước, của từng địa phương, nhất là các chính sách trong thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa đến với người nông dân. Chính vì vậy, qua khảo sát có 91,66% số người được hỏi đều cho rằng: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là nội dung quan trọng trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay; đồng thời có 58,33% cho rằng mức độ nông dân nhận được thông tin về các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, chính quyền ở địa phương ở mức độ thường xuyên.

Việc chỉ đạo, tổ chức cho nông dân thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa luôn được Hội nông dân các cấp tiến hành chặt chẽ, quyết liệt, sát, đúng với các chủ trương của trên cũng như điều kiện và hoàn cảnh của địa phương. Do đó “Bước đầu đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ tích cực trong cách nghĩ cách làm của nông dân. Nông dân đã tự giác thực hiện quy hoạch sản xuất, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch nông thôn mới, tham gia dồn điển, đổi thửa...Từng bước hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung có quy mô vừa gắn với bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp như vùng: nguyên liệu lạc, khoai tây, rau màu ở Vụ

54

Bản, Ý Yên, Nam Trực, Hải Hậu; vùng lúa đặc sản Hải Hậu, Xuân Trường, Nghĩa Hưng, Vùng hoa màu cây cảnh ở Nam Trực, Hải Hậu, Thành Phố Nam Định, Mỹ Lộc” [2, tr.1 – tr.2]

Xuất phát từ những việc làm trên, cho đến hiện nay việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Đa số hộ nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất; tự chủ trong quá trình sản xuất, tự do tìm kiếm thị trường, tìm đối tác liên doanh liên kết; tự tổ chức quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo hướng phù hợp với nhu cầu thị trường, với pháp luật nhà nước nên đã tạo ra được môi trường kinh tế sôi động, hiệu quả. Cơ cấu kinh tế của Tỉnh chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; năm 2009, cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp, thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ (tỷ lệ %) là 30,50 - 35,08 - 34, 42. đến cuối năm 2012 tỷ lệ này được chuyển đổi mạnh mẽ theo thứ tự là 28,7 -36,2 – 35,1. Mặc dù có sự chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu, nhưng tỷ trọng trong các ngành và giá trị các sản phẩm luôn được tăng trưởng mạnh theo hàng năm.

Đối với sản xuất nông nghiệp luôn ổn định và có bước phát triển, giá trị sản xuất bình quân tăng 3,9% năm; năng xuất cây trồng, vật nuôi tiếp tục tăng... Chăn nuôi nhỏ lẻ trong hộ tiếp tục giảm, cho đến năm 2012, phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại tăng 338 so với năm 2008. Thủy sản phát triển khá, giá trị sản xuất tăng bình quân 11% năm, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ nuôi trồng thủy sản được tiếp tục đầu tư. Bên cạnh đó, các ngành công nghiệp, xây dựng dịch vụ được chuyển đổi mạnh mẽ, hàng năm tăng 42,3%...Tất cả những vấn đề trên đã góp phần quan trọng trong thực hiện cải thiện đời sống của nhân dân, tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã có những phát triển khởi sắc. Do vậy “Tỷ lệ đói nghèo đến hết năm 2012 giảm chỉ còn

55

6,67% so với 14,5% năm 2005. Hộ khá, giàu ngày càng tăng, người dân được hưởng lợi từ các công trình phúc lợi ngày một nhiều hơn; trình độ dân trí, nhận thức hiểu biết về chính sách pháp luật, khả năng quản lý, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được nâng lên rõ rệt” [2, tr. 3]

Tuy nhiên, bên cạnh đó có thể nhận định: trong vận động, chỉ đạo, tổ chức nông dân thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, Hội nông dân các cấp trong Tỉnh có thời điểm chưa thực sự quyết liệt, mạnh mẽ; có nơi trong tổ chức thực hiện vẫn còn có nội dung chưa phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương cũng như tâm lý của người nông dân; công tác tuyên truyền, vận động chưa thực sự được thường xuyên, đạt hiệu quả. Điều này được thể hiện rõ nét qua kết quả khảo sát: Tỷ lệ đánh giá về vai trò của Hội nông dân ở mức độ bình thường còn cao, đạt 16,67%, trong đó số người đánh giá ở mức độ chưa tốt là 5,00%. Vấn đề trên đây cũng phù hợp khi có 25,00% số người được hỏi cho rằng mức độ nông dân nhận được thông tin về các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, chính quyền ở địa phương ở mức độ không thường xuyên; 12, 50% cho rằng không nhận được thông tin.

Điều này được khẳng định rõ hơn khi thực tế cho thấy cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Nam Định hiện nay vẫn mang tính chất thuần nông, nhiều ngành nghề phi nông nghiệp chưa thoát khỏi tính chất “nghề phụ”, sự phát triển công nghiệp và dịch vụ ở những nơi giao thông khó khăn, xa trung tâm còn chậm. “Sản xuất chưa bền vững, sức cạnh tranh thấp, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới phương thức sản xuất còn chậm và chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, môi trường còn bị ô nhiễm, lao động nông thôn thiếu việc làm, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp chưa đáp ứng tốt với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn” [2, tr.6].

56

Ở nhiều nơi quá trình chuyển đổi, nông dân lựa chọn cây trồng, vật nuôi theo tập quán hoặc theo phong trào, thiếu quy hoạch, chưa hình thành rõ vùng chuyên canh theo yêu cầu sản xuất hàng hoá. Công tác quy hoạch các vùng sản xuất rau, cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu được hình thành trên cơ sở tự phát của nông dân do thấy có hiệu quả thì làm. Chăn nuôi còn phổ biến theo phương pháp truyền thống, quy mô nhỏ, phân tán, năng suất, chất lượng và hiệu quả thấp.

Một phần của tài liệu Vai trò của hội nông dân tỉnh nam định trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hện nay (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)