3.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân về vai trò của Hội nông dân trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
Đây là biện pháp có ý nghĩa quan trọng hàng đầu nhằm phát huy vai trò của Hội nông dân tỉnh Nam Định trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Xuất phát từ thực tiễn cho thấy, chỉ khi nào các chủ thể là toàn bộ hệ thống chính trị, toàn thể nhân dân và chính Hội nông dân các cấp nhận thức sâu sắc vai trò của Hội nông dân thì mới tạo ra sự chuyển biến rõ nét về nhận thức, hành vi và góp phần hình thành sức mạnh tổng hợp, giúp cho Hội nông dân các cấp định hình được nội dung, phương pháp, hình thức tiến hành nhằm phát huy vai trò cao nhất trong thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị, Hội nông dân các cấp và của giai cấp nông dân về vai trò của Hội nông dân trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Nam Định hiện nay đòi hỏi cần thực hiện một số nội dung và yêu cầu cơ bản sau:
Một là, nâng cao ý thức trách nhiệm và năng lực chỉ đạo các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nói chung, về vị trí, vai trò của Hội nông dân nói riêng của cấp ủy và tổ chức Đảng các cấp trong Tỉnh
Cấp ủy và tổ chức Đảng các cấp trong Tỉnh có nhiệm vụ quán triệt các quan điểm của Đảng, vận dụng vào trong xây dựng chủ trương, chính sách vào thực tiễn đời sống của địa phương mình. Để cho mọi cán bộ, đảng viên, cùng quần chúng nhân dân hiểu sâu sắc những quan điểm, chủ trương, chính sách đó, việc nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực chỉ đạo các hoạt động tuyên truyền, giáo
75
dục là một trong những nhiệm vụ, yêu cầu đòi hỏi cấp ủy, tổ chức đảng các cấp cần coi trọng.
Đối với hoạt động tuyên truyền, giáo dục về vị trí, vai trò của Hội nông dân, cấp ủy và tổ chức Đảng các cấp cần căn cứ vào nhiệm vụ, hoàn cảnh cụ thể của địa phương, từ đó ra Nghị quyết chuyên đề lãnh đạo các hoạt động tuyên truyền, giáo dục. Dựa trên cơ sở đó, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp tăng cường chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với Hội nông dân để đề ra các nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền phù hợp.
Qua khảo sát cho thấy, hiện nay cấp ủy, tổ chức đảng cơ sở chưa ra nghị quyết chuyên đề về lãnh đạo các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nói chung, tuyên truyền, giáo dục về vị trí, vai trò của Hội nông dân nói riêng. Điều này phản ánh nhận thức chưa thực sự sâu sắc và đầy đủ ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, giáo dục của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp đối với vị trí, vai trò Hội nông dân.
Để có một nghị quyết chuyên đề lãnh đạo hoạt động tuyên truyền, giáo dục về vị trí, vai trò của Hội nông dân có chất lượng, cấp ủy phải chuẩn bị công phu, tiến hành nghiên cứu, nắm vững những văn bản có liên quan đến Hội nông dân; những kết quả thực tiễn Hội nông dân đã làm được; nắm vững sự chỉ đạo của trên để xây dựng dự thảo nghị quyết...Dự thảo nghị quyết chuyên đề này cần được đưa ra bàn luận kỹ càng và cần coi trọng mọi ý kiến, nhất là các ý kiến của cán bộ Hội nông dân... Sau khi có nghị quyết chuyên đề, cấp ủy phải phổ biến sâu, rộng tới mọi cán bộ, đảng viên ở địa phương mình nắm vững mục tiêu, yêu cầu, chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức tuyên truyền, giáo dục. Các lực lượng chủ thể có liên quan, dựa vào nghị quyết chuyên đề này như là kim chỉ nam trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục về vị trí, vai trò của Hội nông dân trong mọi hoàn cảnh.
Tuy nhiên, để có nghị quyết chuyên đề về các hoạt động tuyên truyền, giáo dục vị trí, vai trò của Hội nông dân thiết thực và phù hợp, trong nghị quyết, cấp ủy, tổ chức đảng phải thường xuyên quan tâm đến lãnh đạo đổi mới nội dung, phương
76
thức tuyên truyền, giáo dục. Xác định rõ chủ trương biện pháp lãnh đạo, phân công những đồng chí có năng lực, có kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động tuyên truyền phụ trách từng mảng hoạt động cụ thể. Chỉ đạo chặt chẽ sự phối hợp giữa các cơ quan, chức năng khác nhau, tránh hiện tượng trạng khoán trắng, coi việc thực hiện tuyên truyền, giáo dục là của cơ quan văn hóa, cán bộ văn hóa... Bên cạnh đó, thường xuyên chăm lo bồi dưỡng cán bộ làm công tác tuyên truyền. Đồng thời, phải tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện nghị quyết lãnh đạo đối với cấp ủy viên, tổ chức đảng; đảng viên và các lực lượng chủ thể khác . Chỉ có như vậy, chất lượng các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nói chung, về vị trí, vai trò của Hội nông dân nói riêng mới thực sự đi vào chiều sâu và đem lại hiệu quả thiết thực.
Hai là, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền , phổ biến , giáo dục trong toàn bộ hệ thống chính trị và trong nhân dân về vị trí, vai trò của Hội nông dân các cấp trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay bao gồm nhiều tổ chức khác nhau, trong đó có các tổ chức: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội hợp pháp khác của nhân dân được thành lập, hoạt động trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện và đảm bảo đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.
Để nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến, giáo dục trong toàn bộ hệ thống chính trị và trong nhân dân về vị trí, vai trò của Hội nông dân trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn cần tập trung vào các nội dung như: tuyên truyền về điều lệ của Hội nông dân Việt Nam; các chương trình, hành động của Hội nông dân Tỉnh trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện
77
đại hóa nông nghiệp, nông thôn; trong xây dựng nông thôn mới...Các nội dung tuyên truyền cần quan tâm và khẳng định được Hội nông dân là một tổ chức chính trị - xã hội không thể thiếu trong hệ thống chính trị ở nước ta. Hội nông dân giữ vị trí vai trò quan trọng trong mọi thời kỳ cách mạng, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Hội nông dân là tổ chức trực tiếp tiến hành tổ chức và vận động nhân dân thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn... Các nội dung tuyên truyền này cần được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau, trong đó tập trung, chú trọng vào các vấn đề:
Trước hết, các cán bộ lãnh đạo ở từng địa phương cần phát huy hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng , loa truyền thông cơ sở để tuyên truyền . Truyền hình Tỉnh cần phối hợp chă ̣t chẽ với các báo của Tỉnh, đài phát thanh cấp huyê ̣n, xã và hệ thống loa truyền thanh ở các thôn, xóm để tuyên truyền về vị trí, vai trò của Hôi nông dân. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả, các báo, đài truyền hình Tỉnh, đài phát thanh tuyến cơ sở cần dành thời lượng hợp lý và thời gian thích hợp để tuyên truyền cho phù hợp với quỹ thời gian, nhất là thời gian nông nhàn và phù hợp với trình đô ̣ của người nông dân.
Bên ca ̣nh đó, thông qua các loa ̣i sách báo , tạp chí của từng ngành trong các tổ chức chính trị - xã hội Tỉnh, đặc biệt là Tập san của Hội nông dân Tỉnh để tuyên truyền về vị trí, vai trò cũng như những việc đã làm được của Hội nông dân trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Các hệ thống biển bảng, pano, áp phích cần được tận dụng và bố trí phù hợp để tuyên truyền. Các quan điểm, chính sách, chức năng, nhiệm vụ... của Hội nông dân các cấp cần ngắn go ̣n, dễ hiểu; các hình ảnh minh họa trực quan cần phản ánh trung thực, gắn với đời sống của người dân...
Hội nông dân cần tổ chức các hô ̣i thi tìm hiểu, các buổi đối thoại , toạ đàm mở rộng giữa các ban ngành trong tổ chức chính trị - xã hội và quần chúng nhân dân xung quanh các vấn đề về Hội nông dân. Bên cạnh đó, các nội dung tuyêntruyền cần được thông qua các hình thức sinh hoạt tập trung ở cả các
78
tổ chức chính trị - xã hội, trong nhân dân...Hội nông dân cũng cần tổ chức thành lập những câu lạc bộ như: “Hội nông dân với sự tiến bộ của phụ nữ”, “Hội nông dân trong phòng chống bạo lực gia đình”, “Hội nông dân với phát triển kinh tế trang trại”…Các câu lạc bộ này cần được duy trì nền nếp và được nhân rô ̣ng ta ̣i các xã, phường để vừa tuyên truyền vừa ta ̣o sự gần gũi, chia sẻ, giao lưu, giúp đỡ nhau giữa các thành viên. Đồng thời đây cũng là cơ sở để tuyên truyền sâu rộng về vai trò của Hội nông dân trong phát triển toàn diện kinh tế, văn hóa, xã hội...ở địa phương.
Song song với các hình thức trên, tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của từng địa phương trong Tỉnh có thể đưa nội dung tuyên truyền về vai trò của Hội nông dân vào trong chương trình học tập, giáo dục ở các cơ sở giáo dục trong Tỉnh; của cơ quan, tổ chức chính tri ̣, tổ chức chính tri ̣ - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo.
Ba là, tuyên truyền, giáo dục, phổ biến về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Hội nông dân sát với từng loại hình đối tượng
Đối tượng được tuyên truyền rất đa dạng và phong phú, đó là tất cả các tổ chức chính trị - xã hội và toàn thể nhân dân trong Tỉnh. Do đó, để việc tuyên truyền đạt hiệu quả cao cần phải căn cứ vào từng đối tượng để xác định nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp. Có thể phân làm ba nhóm chính
Nhóm thứ nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt của Đảng, chính quyền, đoàn thể ở các địa phương.
Nhóm thứ hai là bà con nông dân ở từng địa phương
Nhóm thứ ba là các tầng lớp, giai cấp khác ở từng địa phương
Đối với đội ngũ cán bộ , lãnh đạo cần tuyên truyền thông qua các lớp tâ ̣p huấn theo định kỳ , thường xuyên. Khi các cấp lãnh đa ̣o đã có nhâ ̣n thức đúng đắn về vị trí , vai trò, chức năng nhiệm vụ của Hội nông dân nói chung , vai trò trong thực hiện công nghiệp hóa , hiện đại hóa nông nghiệp , nông thôn nói riêng thì ho ̣ sẽ đưa ra những quyết sách chiến lược hành động thực tế hơn .
79
Từ những vấn đề này, các nhiệm vụ của Hội nông dân sẽ được các cấp , các ngành quan tâm kịp thời và có sự đầu tư thỏa đáng ; có những chính sách cụ thể giúp cho cán bộ Hội nông dân không ngừng phấn đấu vươn lên ; Hội nông dân sẽ phát huy hết được vai trò và thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Đối với bà con nông dân cần tuyên truyền để người nông dân nhận thấy được Hội nông dân chính là tổ chức chính trị - xã hội có vai trò trực tiếp bảo vệ quyền lợi của mình. Đồng thời, đây cũng là tổ chức trực tiếp tổ chức, vận động nông dân thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương, góp phần nâng cao đời sống mọi mặt của bà con nông dân...Thông qua sự tuyên truyền này, bà con nông dân sẽ nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của Hội nông dân. Từ đó, họ luôn tin tưởng, ủng hộ, nhiệt tình, trách nhiệm và có tinh thần xây dựng đối với các phong trào, các hoạt động mà Hội nông dân tổ chức.
Đối với các tầng lớp, giai cấp khác cần tuyên truyền để mọi người nhận thấy Hội nông dân là tổ chức chính trị - xã hội không thể thiếu ở địa phương. Trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; trong xây dựng nông thôn mới Hội nông dân là tổ chức trực tiếp tổ chức tiến hành. Hiệu quả các nhiệm vụ mà Hội nông dân thực hiện không chỉ đem lại lợi ích cho riêng tầng lớp, giai cấp nào mà nó đem lại lợi ích cho toàn xã hội...Thông qua các nội dung tuyên truyền này, các tầng lớp, giai cấp khác luôn luôn ủng hộ, có tinh thần trách nhiệm...từ đó là động lực quan trọng, là điều kiện thuận lợi cơ bản góp phần để Hội nông dân phát huy hết vai trò và hoàn thành tốt các chức năng, nhiệm vụ trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Bốn là, tăng cường kiểm tra, giám sát kịp thời phát hiện và đấu tranh, khắc phục những biểu hiện không đúng trong nhận thức và hành động đối với vị trí, vai trò của Hội nông dân
80
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp uỷ đảng các cấp và kiểm tra của các cơ quan chức năng, người lãnh đạo nhằm kịp thời phát hiện những biểu hiện không đúng trong nhận thức của cả cán bộ các cấp cùng nhân dân ở địa phương về vị trí, vai trò của Hội nông dân trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, từ đó để có những biện pháp uốn nắn, khắc phục kịp thời.
Trong đó, Hội nông dân cấp trên kết hợp với lãnh đạo ở địa phương kiểm tra việc chất lượng, tiến trình các nhiệm vụ của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của Hội nông dân cấp dưới; kiểm tra nhận thức về vị trí, vai trò của Hội nông dân đối với toàn thể cán bộ, hội viên Hội nông dân và nhân dân ở địa phương; kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết về thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đối với mọi cán bộ, đảng viên... Trong quá trình kiểm tra, giám sát kịp thời phát hiện, biểu dương những tập thể, cá nhân, có nhận thức tốt, phối hợp chặt chẽ với Hội nông dân hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, kiên quyết phê bình, nhắc nhở những cá nhân có nhận thức còn coi nhẹ về vai trò của Hội nông dân; có biện pháp xử lý nghiêm đối với những tập thể và cá nhân có nhận thức lệch lạc, cũng như thiếu tinh thần trách nhiệm trong phối hợp với Hội nông dân thực hiện các nhiệm vụ..