tham nhũng, tiêu cực xã hội trong nông thôn, nông dân
Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung; công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nói riêng, việc
37
hội trong nông thôn, nông dân là vấn đề luôn đuợc quan tâm, coi trọng của cả hệ thống chính trị, trong đó Hội nông dân giữ vai trò quan trọng. Nghị quyết
Đại hội lần thứ XI của Đảng chỉ rõ mục tiêu: “Xây dựng xã hội dân chủ, kỷ cương, đồng thuận, công bằng, văn minh”[19, tr.104]. Đồng thời nhấn mạnh:
“Quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng”[19, tr.65].
Trong thực hành dân chủ, tạo công bằng xã hội, Hội nông dân giữ vai trò tạo cho nông dân tham gia trực tiếp vào chính sách và quản lý, nhất là ở cấp địa phương, thông qua các cuộc họp và các hình thức khác để nêu ý kiến đối với các cấp có thẩm quyền của Nhà nước. Giúp cho nông dân tích cực hơn trong việc nắm bắt thông tin (dân biết) – đó là những loại thông tin nông dân có nhu cầu được biết, và yêu cầu bắt buộc phải phổ biến cho nông dân, nhất là những thông tin về đất đai và ngân sách nhà nước...Bên cạnh đó còn giúp cho họ được tham gia thảo luận (dân bàn), triển khai (dân làm), kiểm tra, giám sát (dân kiểm tra) các chủ trương, biện pháp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Hay nói cách khác, người nông dân luôn thực hiện được quyền làm chủ của mình trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Trong thực hiện đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực xã hội trong nông thôn, nông dân, Hội nông dân có vai trò phát huy khả năng kiểm tra, giám sát của nông dân đối với đội ngũ cán bộ, chính quyền địa phương trong thực hiện các đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, Hội nông dân cũng phát huy vai trò trực tiếp trong giám sát, phát hiện những hiện tượng quan liêu, tham nhũng, tiêu cực xã hội ở địa phương... từ đó đề xuất với chính quyền có những biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.
38
Mặt khác, Hội nông dân giữ vai trò phối hợp, phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức chính trị xã hội trong toàn hệ thống chính trị, nhất là trong nâng cao vai trò và hiệu lực giám sát của hội đồng nhân dân các cấp; phát huy vai trò của công luận, các phương tiện thông tin đại chúng và của toàn dân để kịp thời phát hiện, ngăn chặn tham nhũng, lãng phí theo đúng quan điểm của Đảng: “Mọi cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân từ trung ương đến cơ sở và từng đảng viên, trước hết là người đứng đầu phải gương mẫu thực hiện và trực tiếp tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí”[19, tr.252 – tr.253].
* * *
Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta nói chung; ở Tỉnh Nam Định nói riêng là một yêu cầu mang tính tất yếu khách quan, đòi hỏi có sự tích cực tham gia của toàn bộ Hệ thống chính trị trong Tỉnh cùng với nhân dân ở địa phương. Trong quá trình đó, Hội nông dân là tổ chức chính trị - xã hội giữ vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình vận động, chỉ đạo, tổ chức nông dân tích cực tham gia vào các hoạt động này.
Dựa trên cơ sở luận giải những vấn đề lý luận về Hội nông dân, giai cấp nông dân..., tác giả đã chỉ rõ được những vai trò cơ bản của Hội nông dân trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn...Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng để tác giả tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng; đề ra những những biện pháp có tính khả thi nhằm phát huy tối đa vai trò của Hội nông dân các cấp trong thực hiện có hiệu quả
39
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Tỉnh Nam Định hiện nay.
Trong quá trình đó nông dân có vai trò rất quan trọng trên tất cả các lĩnh vực từ áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, kinh tế, chính trị đến văn hoá xã hội và quốc phòng an ninh.
40
Chƣơng 2