cho nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới
Quán triệt sâu sắc các nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong thời gian vừa qua, Hội nông dân các cấp đã phát huy tốt vai trò làm tham mưu cho cấp ủy, chính quyển địa phương; đa dạng hóa các hình thức, phương pháp trong vận động, tổ chức...Do đó, nông dân ở các địa phương trong Tỉnh đều nhận thức tốt và tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại.
Nhận thức sâu sắc là trung tâm và nòng cốt trong vận động, tổ chức nông dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, trong những năm qua, Hội nông dân Tỉnh Nam Định đã có những đóng góp to lớn trong dấy lên các phong trào thi đua phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng...nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại.
Trong phát triển kinh tế, Hội nông dân các cấp trong Tỉnh xác định rõ phát triển kinh tế là một trong những tiêu chí hàng đầu, quan trọng nhất để thực hiện xây dựng nông thôn mới. Chính vì thế, các cấp hội đã thực hiện nhiều phong trào
62
khác nhau nhằm kích thích khả năng sáng tạo, hăng say trong sản xuất kinh doanh như các phong trào: “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi”, “ Phong trào đoàn kết, tương trợ giúp nhau giảm nghèo và làm giàu chính đáng”...Các phong trào này luôn được tổ chức chặt chẽ và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của bà con nông dân. Chính vì thế hàng năm mỗi chi hội đều giúp đỡ được từ 2 – 3 hộ nghèo vươn lên thoát nghèo. Trong năm 2012, toàn Tỉnh có 6544 hộ nông dân thoát nghèo, trong đó có 545 hộ trở thành hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn Tỉnh chỉ còn 6,76%.
Đặc biệt, trong vận động và tổ chức nông dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, Hội nông dân Tỉnh đã phát huy tốt vai trò của từng tổ chức hội, trong vận động từng hội viên, nông dân thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 và cuộc vận động “cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. Cho đến hiện nay đã có 199/199 xã triển khai công tác dồn điền đổi thửa; “Chỉ sau 2 năm thực hiện cuộc vận động, các hộ nông dân đã đóng góp 2261ha đất, đắp và làm mới được 4887 km đường giao thông và nông thôn nội đồng; xây dựng được 150 mô hình cánh đồng mẫu lớn; tham gia vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, xây dựng phong trào 3 sạch đạt kết quả cao”[2, tr.10].
Trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, Hội nông dân các cấp trong Tỉnh đã phát huy tốt vai trò trong tuyên truyền, vận động, tổ chức bà con nông dân thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” bằng những việc làm thiết thực như: Tổ chức cho hội viên, nông dân đăng ký cam kết thực hiện gia đình văn hóa gắn với xây dựng làng văn hóa, xã văn hóa; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và tổ chức các lễ hội; tổ chức ủng hộ, tham gia xây dựng các công trình phúc lợi như bệnh xá, trường học; thực hiện Pháp lệnh dân số và lồng ghép công tác dân số với phát triển gia đình bền vững...Với những việc làm trên, Hội nông dân Tỉnh đã góp phần làm chuyển biến mạnh mẽ mọi mặt
63
đời sống của người dân. Đến năm 2013, toàn Tỉnh có 301.479 hộ gia đình nông dân đạt tiêu chuẩn văn hóa, tăng 13.200 hộ so với năm 2008. Năm 2013 có 1792 chi hội không sinh con thứ 3 bằng 55% tổng số chi hội; các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu, chè, trộm cắp, mại dâm ở nhiều khu dân cư đã giảm hẳn. Việc tang, cưới xin, mừng thọ theo nếp sống mới đã trở thành chỉ tiêu thi đua của mỗi khu dân cư. Nếp sống văn minh trong cộng đồng đã được khôi phục và có bước phát triển mới.
Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, các cấp Hội nông dân trong Tỉnh đã phát huy vai trò và thực hiện có hiệu quả chương trình phối hợp với ngành Công an về vận động nông dân thực hiện Nghị quyết 09/CP của Chính phủ về chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hôi, nhất là thực hiện phong trào “3 không, 3 có, 3 giảm” với hình thức tự quản, tự phòng và tự vệ. Đồng thời tích cực phối hợp với bộ đội ở từng địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền biển đảo, quán triệt sâu rộng trong bà con nông dân về hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới...Chính vì vậy, cho đến hiện nay cơ bản bà con nông dân trong toàn Tỉnh luôn có những đóng góp tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn an ninh chính trị tại địa phương; đồng thời, động viên con em họ thực hiện nghĩa vụ với Tổ quốc, thực hiện đúng pháp luật từ đó góp phần giảm bớt các tệ nạn xã hội, các hành động trái pháp luật, không để địch lợi dụng để gây chia rẽ mất đoàn kết giữa các đồng bào vì lý do tôn giáo. Do đó, đến năm 2013, toàn Tỉnh đã có 321.960 hộ nông dân đăng ký thực hiện “3 không, 3 có”, đa số các gia đình nông dân đều tự nguyện, vận động con em mình đến tuổi đi nhập ngũ và tham gia tích cực các hoạt động quân sự địa phương, tổ dân phòng tự quản, các chốt an ninh nhân dân, đảm bảo bình yên thôn xóm.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên, trong thực hiện vai trò tổ chức các phong trào cho nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới, “Ở một số cơ sở hội hiện nay vẫn chưa xác định được nhiệm vụ cụ thể cần triển khai thực
64
hiện phù hợp với hoạt động của hội trong xây dựng nông thôn mới. Việc xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến hiệu quả chưa cao”[2, tr.13].
Điều này được thể hiện rõ nét trên các khía cạnh:
Trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông nghiệp, nông thôn, các cấp Hội nông dân trong Tỉnh còn chưa nhạy bén, sâu sát, tỉ mỉ nên chất lượng còn thấp,thiếu đồng bộ. Công tác đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn còn chậm. Hệ thống giao thông nông thôn đã được cải tạo, nâng cấp, nhưng chất lượng chưa cao. Hệ thống lưới điện nông thôn dù đang trong quá trình chuyển đổi để bán trực tiếp cho dân nhưng cũng xuống cấp, tổn thất điện lớn, giá bán điện còn cao so với thu nhập của nông dân. Chương trình vệ sinh, nước sạch nông thôn chưa đạt yêu cầu. Theo số liệu điều tra của trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh Nam Định hiện chỉ có 45,5% hộ nông dân được dùng nước sạch và có 28,46% hộ nông dân đang sử dụng nước không đảm bảo tiêu chuẩn.
Bên cạnh đó việc xử lý nguồn nước, rác thải sinh hoạt và sản xuất chưa được trú trọng, môi trường các làng nghề đang bị ô nhiễm nặng. Hiện nay, ở một số Hội nông dân các cấp vẫn chưa làm tốt công tác thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Hiện tượng tiêu cực trong bộ máy quản lý các cấp nhất là tham nhũng, quan liêu chậm được khắc phục, vẫn còn hiện tượng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho dân. Việc sử dụng nguồn vốn của nông dân vẫn còn để thực hiện sai nguyên tắc; các hiện tượng khiếu kiện của nông dân vẫn còn để xảy ra, thậm chí có địa phương tính chất, quy mô ngày càng phức tạp.
Hội nông dân các cấp, nhất là Hội nông dân cấp cơ sở ở những địa phương ở vùng xa trung tâm có nơi chưa thực sự phát huy hết vai trò. Chính vì vậy, những địa phương này ở một số khu dân cư văn hóa có biểu hiện “xuống cấp”. Các tập tục lạc hậu, ăn uống phô trương lãng phí trong đám cưới, đám tang có xu hướng phục hồi. Việc trùng tu, tôn tạo đình chùa, nhà thờ có nơi còn tuỳ tiện, hiện tượng mê tín dị đoan còn diễn ra ở một số lễ hội. Các tệ nạn
65
xã hội như đánh bạc, ma tuý, mại dâm, văn hoá không lành mạnh phát triển tràn lan, kéo theo sự tha hoá về đạo đức, lối sống, huỷ hoại nguồn nhân lực trẻ ở nông thôn. Theo thống kế năm 2009, số người là nông dân nghiện ma túy là 1227 người và lên quan đến ma túy là 1369 người; đến cuối năm 2012 con số này tăng gần gấp 3 lần. Ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nông dân chưa cao, nhất là khi tham gia giao thông. Tình trạng khiếu kiện đông người ở một số nơi diến biến phức tạp. Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVIII nêu rõ: “Tình trạng tội phạm, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông vẫn là vấn đề bức xúc. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong các các tầng lớp nhân dân chưa hiệu quả. Ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa cao” [40, tr.19].