Mâu thuẫn giữa chức năng, nhiệm vụ với tổ chức, phƣơng thức hoạt động của Hội nông dân

Một phần của tài liệu Vai trò của hội nông dân tỉnh nam định trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hện nay (Trang 71)

thức hoạt động của Hội nông dân

Trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Hội nông dân các cấp có chức năng, nhiệm vụ rất quan trọng. Tuy nhiên, so với thực tế đòi hỏi các cấp hội cần phải có những quyết sách đổi mới

69

về cơ cấu tổ chức, biên chế cùng với phương thức hoạt động hiệu quả. Điều này được thể hiện rõ trên các vấn đề cơ bản:

Một là, trong biên chế, tổ chức hội cần phải kiện toàn đầy đủ về số lượng cán bộ theo đúng quy định đã đề ra, đồng thời coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội để tổ chức chỉ đạo có hiệu quả công tác Hội và phong trào nông dân.

Từ thực tiễn hiện nay cho thấy, đội ngũ cán bộ Hội nông dân các cấp, nhất là ở Hội nông dân cấp cơ sở trong Tỉnh, đội ngũ cán bộ nhiều địa phương vẫn còn thiếu về số lượng, thiếu tính đồng bộ và năng lực còn hạn chế...Do đó, trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn chất lượng các hoạt động không cao, chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ đã đề ra. Chính vì vậy, các cấp hội cần phải kịp thời bổ sung, kiện toàn bộ máy tổ chức Hội, xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn kết thống nhất, nêu gương vì sự nghiệp nông dân. Thường xuyên quan tâm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ để cán bộ thực sự có năng lực, trình độ, có kiến thức, uy tín, am hiểu thực tế, tâm huyết với công việc, có kỹ năng tập hợp, quy tụ được nông dân.

Hai là, đổi mới phương thức lãnh đạo của hội theo hướng đổi mới toàn diện năng lực chỉ đạo, năng lực tham mưu

Hiện nay, công tác xây dựng Hội nông dân các cấp trong Tỉnh còn nhiều vấn đề bất cập, nhất là trong tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; trong chỉ đạo nông dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị trung tâm còn chưa tương xứng với yêu cầu của chức năng, nhiệm vụ đề ra. Do vậy, trong đổi mới phương thức lãnh đạo, lãnh đạo các cấp hội cần tập trung đề ra các giải pháp khắc phục khó khăn, điểm yếu ngay từ cơ sở. Mỗi cán bộ Hội đều phải tự đổi mới phương pháp làm việc. Trong thực hiện các nhiệm vụ, cần phân công cán bộ Hội nông dân phụ trách một hướng cụ thể. Tuy nhiên, Hội nông dân cấp Tỉnh xuống đến chi hội cần phải thông qua phiếu phản ảnh định

70

kỳ hoặc đột xuất để phản ánh, lấy uy tín... để mỗi cán bộ hội luôn luôn cố gắng phấn đấu không ngừng, tạo cho họ không những giỏi một việc và biết nhiều việc.

Đối với công tác tham mưu, các Ban, các cơ quan chuyên môn của Tỉnh Hội thực hiện tốt chức năng tham mưu giúp cho Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh Hội chỉ đạo các cấp Hội trong Tỉnh tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng; sự tạo điều kiện của các cấp chính quyền, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và xây dựng nông thôn mới. Hàng năm, mỗi cơ sở Hội, mỗi huyện, thành Hội và mỗi Ban, Văn phòng, Trung tâm phải tham mưu đề xuất ít nhất một nội dung chuyên đề mới đồng thời giải quyết dứt điểm những điểm yếu, việc khó.

Ba là, đổi mới toàn diện công tác phối kết hợp; tăng cường phối hợp giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh, nông thôn mới ở địa phương

Việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là trách nhiệm của toàn thể nhân dân, với sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó, Hội nông dân giữ vai trò làm nòng cốt. Tuy nhiên, trong thực tế ở tỉnh Nam Định hiện nay, Hội nông dân vẫn chưa thực sự phát huy hết vai trò là trung tâm của phối hợp giữa các tổ chức chính trị, xã hội trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ. Chính vì vậy, chất lượng, hiệu quả các tiến trình nhiệm vụ chưa đạt kết quả cao như mong muốn, Hội nông dân chưa phát huy hết vai trò của mình.

Do đó, trong đổi mới phương thức hoạt động, Hội nông dân cần chủ động trong công tác phối kết hợp với các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội. Lấy việc phối hợp toàn diện với Huyện uỷ, Thành uỷ và Đảng uỷ các xã, thị trấn làm bước đột phá...Thông qua sự phối kết hợp này, bên cạnh đẩy nhanh tiến trình, hiệu quả

71

công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn còn góp phần phát huy sức mạnh tổng hợp trong kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh, xây dựng nông thôn mới ở địa phương; hướng dẫn các cấp Hội trong việc tổ chức, triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch và các văn bản hướng dẫn của Tỉnh, của TW Hội nông dân Việt Nam.

Một phần của tài liệu Vai trò của hội nông dân tỉnh nam định trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hện nay (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)