Mâu thuẫn giữa vị trí, vai trò với chất lƣợng đội ngũ cán bộ Hội nông dân

Một phần của tài liệu Vai trò của hội nông dân tỉnh nam định trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hện nay (Trang 70)

dân tỉnh Nam Định trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

2.3.2.1. Mâu thuẫn giữa vị trí, vai trò với chất lƣợng đội ngũ cán bộ Hội nông dân Hội nông dân

Có thể khẳng định, trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nói riêng đòi hỏi cần phải có năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ Hội nông dân các cấp và bộ máy tổ chức Đảng, chính quyền địa phương. Tuy nhiên, trong thực tế đội ngũ này đã bộc lộ một số yếu kém, bất cập ở trình độ quản lý, tư duy và phong cách lãnh đạo, nhất là trong việc quyết định những chủ trương, chính sách phát triển; trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện... Điều này ảnh hưởng không nhỏ lòng tin của nông dân vào đội ngũ cán bộ; chất lượng và tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiệu quả thấp...

Hiện nay, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn luôn đòi hỏi đội ngũ cán bộ từ Hội nông dân các cấp cũng như cán bộ cấp ủy đảng, chính quyền ở từng địa phương phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, năng lực tư duy nhạy bén; đạo đức cách mạng trong sáng luôn đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu, tác phong công tác sâu sát, cụ thể, tỉ mỉ với thực tiễn, quần chúng...Tuy nhiên, một bộ phận cán bộ, đặc biệt là ở cơ sở có tác phong làm việc quan liêu, độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ nghiêm trọng. Lợi dụng chức quyền, kẽ hở của pháp luật và chính sách để tham nhũng tiêu cực, làm giàu bất chính; thu chi thiếu công khai, dân chủ với dân; thiếu quan tâm đến nguyên vọng, lợi ích của dân, những thắc mắc, kiến nghị, đề xuất của dân không được xem xét một cách kịp thời, thậm chí còn bị xem nhẹ, bỏ qua....

68

Đặc biệt, với các chỉ tiêu kinh tế, xã hội nói chung, các chỉ tiêu trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nói riêng, năng lực tham mưu, đề xuất của Hội nông dân cho cấp ủy, chính quyền địa phương còn hạn chế; còn mang nặng ước muốn chủ quan, không có cơ sở khoa học vững chắc, chưa thấy hết được khó khăn của nền kinh tế tự cung tự cấp, tự túc. Cách thức tiến hành vận động, tổ chức bà con tham gia phát triển kinh tế, xã hội còn hời hợt, thiếu chặt chẽ, chưa phát huy hết được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân...

Hiện nay, Hội nông dân các cấp cùng với cấp uỷ, chính quyền địa phương ở một số nơi chưa thực sự tâm huyết, gắn bó với dân, đặt lợi ích nhân dân lên trên lợi ích của các nhân mình. Do đó, họ không trăn trở với những khó khăn của nhân dân; chưa nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm giúp đỡ nông dân tháo gỡ khó khăn, tìm kiếm, định hướng mô hình sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân...Trong quản lý, vẫn còn hiện tượng buông lỏng quản lý đất đai, quản lý tài chính, ngân sách còn xảy ra ở một số nơi. Sự bất hợp lý trong một số chủ trương, chính sách của cấp uỷ, chính quyền không tạo được động lực phát huy vai trò của nông dân trong thực hiện những nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương mà còn tạo ra sự bất bình trong quần chúng... Những vấn đề này luôn gây ra những bất bình, phẫn nộ trong trong quần chúng nhân dân... Đúng như Đại hội Đảng bộ Tỉnh Nam Định lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2011- 2016 đã chỉ rõ: “Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của một số cán bộ yếu. Một số cán bộ đảng viên có biểu hiện giảm sút ý chí phấn đấu và lòng tin; thoái hoá, biến chất; vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật nhà nước” [40, tr. 18 ].

Một phần của tài liệu Vai trò của hội nông dân tỉnh nam định trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hện nay (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)