Giải pháp về thị trường và xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp

Một phần của tài liệu SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN CAO PHONG (TỈNH HÒA BÌNH) GIAI ĐOẠN 2002 2012 (Trang 92)

3.3.2.1. Giải pháp về thị trường

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá, thị trường là yếu tố quyết định và quan trọng nhất. Vì vậy phải có giải pháp mở rộng và phát triển thị trường, đẩy nhanh việc tiêu thụ hàng hoá, cụ thể là :

Hình thành mối liên kết giữa người sản xuất với các kênh tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo tiêu thụ kịp thời sản phẩm và quyền lợi của các bên liên quan. Tập trung các giải pháp để cải thiện, nâng cao hiệu quả các kênh phân phối đã hình thành và tiếp tục mở rộng ra các sản phẩm khác. Từng bước nâng tỉ lệ nông sản tiêu thụ qua các doanh nghiệp, hợp tác xã, siêu thị; giảm dần hình thức người nông dân phân phối trực tiếp cho hộ tiêu dùng. Nhân rộng phương thức sản xuất, tiêu thụ theo các đơn đặt hàng từ nhu cầu thị trường, tham gia vào bình ổn giá cả.

Hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa về giống cây trồng, giống vật nuôi, các loại phân bón, thức ăn chăn nuôi… tạo điều kiện và phát triển các hoạt động tư vấn, hỗ trợ nông dân trong công tác xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản.

Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin thị trường nông sản, kết nối với các chợ đầu mối, các tổ chức sản xuất kinh doanh, các trung tâm giao dịch chuyên ngành nông nghiệp... để tiếp nhận thông tin, cung cấp lại thông tin các yếu tố đầu vào, đầu ra của sản xuất nông nghiệp đã được xử lý.

Tổ chức các hội chợ, hội thi, triển lãm giống, sản phẩm nông nghiệp; hỗ trợ và tạo điều kiện để các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, các làng nghề và hộ nông dân tham gia, giới thiệu sản phẩm ở trong nước và nước ngoài.

Tổ chức các lớp tập huấn đào tạo, nâng cao kỹ năng: tiếp thị, phân phối, nghiên cứu thị trường, quản lý chi tiêu, quản lý nguồn nhân lực cho các trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp. Tổ chức nghiên cứu, tham gia các hoạt động khảo sát thị trường và tìm đối tác tiêu thụ nông sản. Qua đó kết nối được với các các doanh nghiệp trong tỉnh, trong nước và ngoài nước có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp.

Tăng cường hoạt động của hệ thống thông tin nông nghiệp để cung cấp các thông tin về thị trường đầu vào và đầu ra của sản phẩm nông nghiệp, về doanh nghiệp, các thông tin dự báo cho các nông hộ, các nhà sản xuất kinh doanh, các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu và các nhà đầu tư trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Nâng cấp và duy trì hoạt động trang web thông tin nông nghiệp bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

3.3.2.2. Giải pháp về xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp

Khi mặt hàng nông sản đã có thương hiệu vững chắc, có sức cạnh tranh tốt trên thị trường sẽ tạo đà cho nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa phát triển. Bằng các giải pháp đồng bộ, huyện Cao Phong đang có nhiều cố gắng để xây thương hiệu cho nông sản, cung cấp cho thị trường những sản phẩm nông nghiệp có chất lượng và giá trị cao. Tuy nhiên phần lớn nông dân chưa nhận thức, quan tâm đầy đủ đến việc xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu nông sản mà coi đây là việc nhà nước phải làm. Việc quản lý về nhãn hiệu hàng hóa, nhất

là nhãn hiệu tập thể của nông sản chưa chặt chẽ, còn buông lỏng dẫn đến việc lạm dụng, làm nhái, làm giả, ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu... Vì vậy để nhãn hiệu, thương hiệu nông sản phát triển bền vững cần phải :

Ðẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nông dân về việc xây dựng và phát triển nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa nông sản; quảng bá vai trò, tác dụng của sở hữu trí tuệ với việc phát triển đặc sản của nông dân; tăng cường công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, nhãn mác, thương hiệu.

Hỗ trợ kinh phí cho các hội đang sở hữu những nhãn hiệu tập thể của nông sản, đặc sản để duy trì, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng các kênh tiêu thụ. Tiếp tục khảo sát, đánh giá khả năng phát triển nhãn hiệu, hoặc chỉ dẫn địa lý của một số đặc sản để xây dựng dự án phát triển phù hợp.

Xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến cách thức quản lý trang trại, kỹ thuật nuôi trồng an toàn và chứng nhận sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn VietGAP, tiêu chuẩn Global Gap hoặc sản phẩm hữu cơ. Xây dựng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong trang trại, liên kết cách nhận biết sản phẩm trong chuỗi cung ứng sản phẩm, tham gia chương trình chứng nhận theo tiêu chuẩn truy xuất sản phẩm.

Thực hiện thủ tục đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu thương mại cho sản phẩm để tránh bị làm nhái, bị mất thương hiệu. Quảng cáo và thông tin minh bạch, đầy đủ về sản phẩm, về nhà sản xuất, về nhận biết sản phẩm cùng với những cam kết hoặc kết quả chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đã đạt được.... đặc biệt là chú trọng xây dựng các website về thương hiệu nông sản của huyện.

Một phần của tài liệu SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN CAO PHONG (TỈNH HÒA BÌNH) GIAI ĐOẠN 2002 2012 (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w