Chủ trương, chính sách của Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hòa Bình và Huyện ủy, Ủy ban nhân

Một phần của tài liệu SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN CAO PHONG (TỈNH HÒA BÌNH) GIAI ĐOẠN 2002 2012 (Trang 39)

Bình và Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Cao Phong

Dưới sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hòa Bình xác định phương hướng của tỉnh trong 5 năm (từ 1986-1990) là “Lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, gắn sản xuất với chế biến nhằm giải quyết một cách hợp lý yêu cầu lương thực, thực phẩm tại chỗ, tăng nhanh nguồn hàng xuất khẩu, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng phù hợp nguồn nguyên liệu ở địa phương. Phấn đấu ổn định và cải thiện một bước đời sống và văn hóa của nhân dân” [6; 32]. Với chính sách khoán gọn đến hộ nông dân, hộ là đơn vị kinh tế tự chủ được nêu ra trong Nghị quyết 10 đã khắc phục dần tình trạng yếu kém trước đây, người nông dân tha thiết với đồng ruộng hơn, phấn khởi sản xuất, nông dân mạnh dạn đầu tư, thâm canh tăng năng suất, tăng diện tích. Do vậy từ năm 1989 – 1990, cơ cấu kinh tế nông thôn, bộ mặt nông thôn và đời sống nông dân đã khởi sắc và phát triển. Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII quyết định chia tỉnh Hà Sơn Bình thành 2 tỉnh Hòa Bình và Hà Tây. Ngày 1/10/1991 tỉnh Hòa Bình chính thức đi vào hoạt động theo đơn vị hành chính

mới. Tháng 3/1992, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ IX đã họp trên tinh thần “Đại hội đổi mới, đoàn kết, tiến lên”. Đại hội chỉ ra : “Về nông nghiệp không chỉ chú trọng sản xuất cây lương thực mà còn coi trọng phát triển mạnh mẽ cây công nghiệp và cây ăn quả, cây hoa màu có năng suất cao; không chỉ chú trọng tăng diện tích mà phải coi trọng thâm canh; không chỉ chú trọng nông nghiệp mà phải coi trọng cả lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến. Bố trí lại cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với từng vùng, tăng nhanh tỷ trọng cây công nghiệp và cây ăn quả; phát triển nhanh, nhiều cây công nghiệp và cây ăn quả; quy hoạch các vùng chè, cà phê, quế, mai, sấu, cam, quýt, song, mây, mía…” [41; 205].

Tiếp đó, Đại hội đại biểu lần thứ XII tháng 5-1996 với tinh thần dân chủ, đoàn kết, trí tuệ và trách nhiệm cao đã đưa ra phương hướng chung cho ngành nông nghiệp, đó là : “Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng bằng phát triển nhanh, nhiều, tốt cây ăn quả, cây công nghiệp; coi trọng phong trào thâm canh cây lương thực, phấn đấu tăng thêm sản lượng lương thực; đẩy mạnh chăn nuôi để sớm trở thành ngành sản xuất chính, gắn phát triển nông nghiệp với bảo vệ và phát triển vốn rừng; gắn sản xuất nông – lâm nghiệp với công nghiệp chế biến, xây dựng công nghiệp thực phẩm, nước giải khát thành hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Đổi mới và tăng cường kinh tế quốc doanh, đẩy mạnh các hình thức và quy mô hợp tác xã trong sản xuất nông – lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, coi trọng hợp tác với các đơn vị kinh tế trong nước và đơn vị kinh tế nước ngoài” [41; 275, 276].

Mỗi năm Tỉnh ủy đều có chỉ thị, nghị quyết lãnh đạo các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp qua các công đoạn chuẩn bị, quá trình sản xuất, chế biến và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Trong giai đoạn 2002-2012, cùng với những chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, tỉnh Hòa Bình nói chung, huyện Cao Phong nói riêng đã có những chính sách phát triển phù hợp với tiềm năng, lợi thế vốn có và các điều kiện kinh tế-xã hội cụ thể của địa phương nhằm thúc đẩy sự phát triển của kinh tế nông nghiệp và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Nhiều chính sách cụ thể đã được tỉnh, huyện ban hành nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới; gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến; quy hoạch phát triển hình thành các vùng sản xuất tập trung (vùng trồng mía, vùng lúa chất lượng cao, vùng sắn nguyên liệu, vùng chăn nuôi tập trung…); khuyến khích kinh tế hộ, hợp tác xã và trang trại chăn nuôi quy mô vừa và lớn,…

Đặc biệt, trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Cao Phong đến năm 2020, những quan điểm, mục tiêu phát triển : phát triển cây có giá trị kinh tế cao thay dần diện tích cây trồng năng suất thấp, phát triển nguồn nhân lực có kỹ thuật, tăng cường ứng dụng kỹ thuật vào các khâu trong sản xuất, phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa các sản phẩm, … đã tác động trực tiếp đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Một phần của tài liệu SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN CAO PHONG (TỈNH HÒA BÌNH) GIAI ĐOẠN 2002 2012 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w