Chăn nuôi

Một phần của tài liệu SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN CAO PHONG (TỈNH HÒA BÌNH) GIAI ĐOẠN 2002 2012 (Trang 64)

Cao Phong là huyện có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi: có vùng đồng cỏ và quỹ đất đồi rừng khá lớn, đa phần là đồi núi dốc thoải nên các cơ sở chăn nuôi thường được bố trí xa khu dân cư, có mặt bằng rộng, thuận lợi cho việc xử lý môi trường; khí hậu mát mẻ, lượng mưa cao và điều hòa tạo điều kiện phát triển chăn nuôi với nhiều mô hình khác nhau. Đồng thời địa bàn Cao Phong\ gần thị trường Hà Nội, thành phố Hòa Bình giao thông thuận lợi tạo ưu thế cho Cao Phong tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa; người dân Cao Phong có kinh nghiệm truyền thống với hơn 90% lao động trong ngành nông nghiệp. Do vậy, ngành chăn nuôi có sự phát triển, tốc độ tăng trưởng ngành trong giai đoạn 2006 – 2012 duy trì ở mức 5,8%/năm. Giá trị xuất khẩu ngành chăn nuôi năm 2009 (tính theo giá cố định năm 1994) vẫn còn khá nhỏ, đạt khoảng 29,35 tỷ đồng, năm 2012 đã đạt 76,83 tỷ đồng. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đến năm 2012 chiến tỷ trọng khoảng 31,7% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

Tổng đàn gia súc trong giai đoạn 2006 – 2012 tăng khá, tốc độ tăng cao hơn so với giai đoạn trước đạt 3%/năm (giai đoạn 2002 – 2005 là 2,77%/năm). Đàn trâu tăng lên khoảng 3,28%/năm, năm 2012 đạt 9870 con, đàn bò tăng khoảng 2,44%/ năm đạt 3840 con, đàn lợn tăng với tốc độ khá nhanh 6,15%/năm đạt 28644 con, đàn gia cầm từng bước được phục hồi (so với giai đoạn 2002-2005 giảm do dịch cúm gia cầm) và tăng nhanh đạt tốc độ 8,77%/năm trong giai đoạn 2006-2012. Một số sản phẩm chăn nuôi chủ yếu của huyện là : thịt lợn hơi, thịt trâu, bò, trứng gà, vịt tăng khá đạt khoảng 2- 3%/năm đáp ứng nhu cầu thị trường nội huyện và một số khu vực lân cận

Bảng 2.6. Một số sản phẩm chăn nuôi chủ yếu

STT Chỉ tiêu Đơn vị 2002-2003 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2012

Tốc độ tăng trưởng (%/năm) 2002- 2005 2006-2012 1 Tổng đàn bò Con 2.938 3.360 3.790 3840 2,72 2,44 2 Tổng đàn trâu Con 7.822 8.320 9.777 9870 1,24 3,28 3 Tổng đàn lợn Con 18.938 20.000 26.957 28.644 1,05 6,15 4 Tổng đàn gia cầm Ngàn con 152,2 134,63 205 229,7 -2,42 8,77

Nguồn : UBND huyện Cao Phong : Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng năm 2002 đến 2012. 2.3.3.1. Gia súc

Đàn gia súc đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu ngành chăn nuôi của huyện Cao Phong. Cơ cấu đàn gia súc chuyển biến theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm : tỷ lệ hướng nạc, bò lai Zêbu, trâu Ngố trong đàn gia súc ngày càng cao. Phương thức chăn nuôi đang chuyển dịch từ chăn nuôi hộ gia đình truyền thống sang chăn nuôi gia trại, trang trại tập trung, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ, quy trình kỹ thuật khép kín.

Lợn

Chăn nuôi lợn đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là lợn thịt. Sản lượng lợn của huyện luôn chiếm 80% sản lượng gia súc và gia cầm trong toàn huyện. Đồng thời nạc hóa đàn lợn

được xác định là mục tiêu quan trọng trong ngành chăn nuôi nhằm góp phần nâng cao tỷ trọng và đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính.

Trong những năm 2002 đến năm 2012, chăn nuôi lợn ở Cao Phong từ 17.858 con năm 2002 đã tăng lên 26.481 con năm 2012, mức tăng là 1,5 lần. Huyện chủ yếu tập trung phát triển lợn thịt hướng nạc, nuôi lợn ngoại thuần như giống : Landrace, Duroc, Pietrant, Pidu (lợn lai 2 máu ngoại giữa 2 giống lợn Duroc và Pietrant)…

Sản lượng lợn huyện Cao Phong giai đoạn 2002-2012

Nguồn : UBND huyện Cao Phong : Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng

từ năm 2002 đến năm 2012

Nhìn vào biểu đồ trên, ta thấy sản lượng lợn của huyện Cao Phong cơ bản có xu hướng tăng lên qua các năm, tuy là giảm nhẹ ở năm 2008 và 2011 do dịch bệnh mà chủ yếu là bệnh lở mồm long móng, viêm cầu khuẩn, tụ huyết trùng ở lợn. Nhờ các biện pháp phòng chống dịch bệnh, tổ chức tiêm phòng các loại vắc-xin định kỳ, phun khử độc chuồng trại và tăng cường công tác kiểm tra các hộ kinh doanh thuốc thú y, các hộ mua bán, giết mổ trên địa bàn huyện mà sản lượng lợn được duy trì ổn định và tiếp tục phát triển.

Chăn nuôi lợn đang dịch chuyển theo hướng sản xuất hàng hoá, chăn nuôi nhỏ lẻ ngày càng giảm, các cơ sở chăn nuôi tuy chưa hình thành được các trang trại song đã hình thành các gia trại có quy mô 150 lợn thịt/năm xuất

Con

hiện ngày càng nhiều. Các hộ chăn nuôi không chỉ quan tâm đến phát triển qui mô mà còn chú trọng đến chất lượng con giống. Do vậy số lượng lợn ngoại ngày càng tăng, các gia trại chăn nuôi đang dần từng bước dịch chuyển giống lợn thuần ngoại vào nuôi bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế. Năm 2012 toàn huyện có 1.249 con lợn nái (lợn nái 100% máu ngoại 159 con, lợn nái lai F1- F2 1.004 con, lợn nái Móng Cái 86 con).

Ngoài ra, ở Cao Phong còn phát triển mô hình nuôi lợn cỏ - giống lợn địa phương. Lợn thả rông hoặc thả vườn, cho ăn đơn giản như rau trộn cám, thái củ sắn cho ăn sống… Lợn chậm lớn, một năm chỉ đạt khoảng 30 – 40 kg, trong khi lợn lai cùng thời gian đạt từ 80 – 100 kg. Giống lợn này dễ nuôi, sức đề kháng tốt, dễ bán, giá cao, hiện khoảng 80.000 – 100.000 đồng /kg. Thịt lợn ngon nhất là nuôi khoảng 6 tháng, đạt khoảng 15 kg, người ta thường gọi là lợn “cắp nách”. Có khoảng 20% trong tổng số lợn của huyện Cao Phong là giống lợn cỏ địa phương. Để phát triển chăn nuôi lợn cỏ, chương trình 135 hỗ trợ cho các xã trong diện 60 con lợn cỏ thuần chủng, mỗi con 400.000 đồng để bà con phát triển, mở rộng, cải thiện đời sống kinh tế.

Hiện nay, các xã vùng sâu, vùng cao của huyện Cao Phong như Yên Thượng, Yên Lập, Thung Nai vẫn còn bảo tồn những giống lợn thuần chủng, nhưng việc nuôi chỉ mang tính tự cung, tự cấp. Mới đây đã xuất hiện những hộ, mô hình nuôi quy mô, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Không ít hộ đã chuyển từ nuôi lợn lai sang nuôi lợn địa phương, nuôi từ phương thức tự cấp sang hướng hàng hoá. Các xã đã đưa chăn nuôi lợn cỏ địa phương vào Nghị quyết trong kế hoạch phát triển kinh tế của xã, coi đây là một mũi nhọn. Bởi hướng đi này tận dụng những thế mạnh về giống, đất đai, vườn đồi rộng, cách nuôi phù hợp với người dân.

Vấn đề đặt ra với chăn nuôi lợn thịt ở Cao Phong cũng như các địa phương khác đó là gặp khó khăn lớn về vốn, kĩ thuật … Mặt khác trên địa bàn huyện chưa có cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi và lò mổ tập trung, việc

giết mổ chủ yếu ở các lò mổ tư nhân, sản phẩm chủ yếu phục vụ nhân dân địa phương do vậy thị trường tiêu thụ không ổn định, giá cả bấp bênh. Hiện nay, lãnh đạo huyện đang phối hợp cùng người dân để giải quyết “bài toán” trên, giúp người nông dân yên tâm sản xuất nông nghiệp.

Trâu, bò

Cao Phong là nơi có lợi thế về đồng cỏ và khí hậu thuận lợi cho chăn nuôi trâu, bò nên ngành này trở thành một trong những thế mạnh của huyện Cao Phong. “Mục tiêu trước mắt của việc chăn nuôi trâu, bò là cung cấp sức kéo phục vụ sản xuất kết hợp lấy thịt, sau đó chuyển sang chăn nuôi lấy thịt cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng thịt trong và ngoài huyện” [64; 5]. Do vậy hướng phát triển đàn và theo lãnh thổ là : ưu tiên phát triển chăn nuôi trâu, bò thịt tập trung ở các xã : Nam Phong, Xuân Phong, Thu Phong, Bình Thanh. Về giống thì tuyển chọn tại chỗ, kết hợp nhập có chọn lọc một số trâu, bò có tầm vóc lớn để cải tạo, tăng trọng lượng xuất chuồng. Mục tiêu của chăn nuôi huyện Cao Phong đã đề ra đó là chuyển giao các giống trâu, bò có giá trị vào sản xuất như bò Zêbu và trâu Ngố cho năng suất, chất lượng cao.

Trước đây, đàn bò của huyện Cao Phong chủ yếu là bò vàng, tầm vóc nhỏ, năng suất thấp, chất lượng thịt không cao nhưng được xem là chịu được khí hậu nóng và chủ yếu là để lấy sức kéo, chăn thả tự nhiên. Hiện nay chăn nuôi bò đang chuyển hướng dần sang nuôi lấy thịt, sữa bằng các giống bò lai chất lượng cao, mà cụ thể là giống bò Zebu. Đặc điểm chung của các giống bò Zêbu là có tầm vóc khá lớn, kết cấu ngoại hình chắc chắn, u vai (bướu), yếm và rốn phát triển, tai to và cúp, mặt dài, trán dô, sừng thẳng, chân thanh chắc, màu sắc đa dạng như lông hoặc màu nâu, nâu cánh gián, hoặc màu trắng, màu xám, hoặc màu vàng, màu nâu điểm đốm vài vệt trắng, màu sắc đa dạng, năng suất sữa, thịt trung bình nhưng thích nghi tốt với điều kiện nhiệt đới nóng ẩm và hệ thống chăn nuôi đầu tư thấp, ít bệnh tật và ký sinh

trùng. Ở Cao Phong, nhóm Zêbu ưu tiên chọn phối các giống Brahman, Shindhi đỏ, Sahiwal.

Để phát triển đàn trâu, ở Cao Phong ưu tiên phát triển giống trâu Ngố. Đây là giống trâu có nguồn gốc từ huyện Lục Yên (Yên Bái) vốn nổi tiếng có giống trâu Ngố to khỏe, những con trâu đực trưởng thành từ 7 tuổi trở lên nặng khoảng 8 tạ đến một tấn và trâu cái nặng 5 đến 6 tạ đáp ứng yêu cầu về sức kéo và kết hợp lấy thịt, tăng trọng lượng xuất chuồng.

Để phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu đề ra, UBND huyện đã chỉ đạo, giành nguồn ngân sách huyện, lồng ghép các dự án và vận động các hộ dân tham gia đóng góp nhằm tuyển chọn và mua trâu, bò đực giống Zêbu có chất lượng cao, cung cấp nguồn giống trên địa bàn : “từ năm 2006 đến nay cả huyện Cao Phong đã nhập 25 con bò đực giống có tỷ lệ 3/4 máu ngoại đủ tiêu chuẩn phục vụ cho dự án và 14 con trâu đực giống có tầm vóc to ưu điểm vượt trội nhập ở các địa phương khác để cải tạo đàn trâu trên địa bàn huyện” [20; 5]. Đến nay trên địa bàn huyện, tổng số trâu, bò hiện có 13.690, trong đó :

Đàn bò : 3.875 con đạt 64,58% chỉ tiêu kế hoạch. Số bò cái sinh sản là 2.580 con, trong đó bò cái sinh sản có tỷ lệ máu ngoại trên 50% là 1600 con, đạt 88,8% so với kế hoạch.

Đàn trâu : 9.815 con. Số trâu giống đã cho phối giống với đàn trâu sinh sản địa phương và đã cho kết quả trên 300 trâu nghé có trọng lượng, tầm vóc vượt trội so với trâu địa phương.

Nhìn chung mô hình cải tạo đàn trâu, bò bước đầu đã mang lại hiệu quả cụ thể , trọng lượng sơ sinh của bê, nghé thế hệ F1 từ 21-23 kg/con, cao hơn bê nội 5-6 kg/con. Khả năng tăng trọng của bê F1 nhanh hơn hẳn bê địa phương, chiếm được ưu thế, thị hiếu của người chăn nuôi, tiêu dùng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số lượng trâu, bò huyện Cao Phong từ năm 2002 đến năm 2012

Nguồn : UBND huyện Cao Phong : Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng

từ năm 2002 đến năm 2012

Nhìn và biểu đồ thống kê số lượng trâu, bò của huyện Cao Phong ta có thể thấy số lượng trâu, bò khá ổn định qua 10 năm. Vấn đề đặt ra là phải có chính sách để phát triển hơn nữa số lượng trâu, bò, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành chăn nuôi, phát triển tỷ lệ ngành chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp chung.

Phát huy những tiềm năng về điều kiện tự nhiên, đất đai màu mỡ, các xã, thị trấn trong huyện đã áp dụng một số mô hình trồng cỏ chăn nuôi trâu, bò tại chuồng với kết quả khả thi đem lại hiệu quả kinh tế cao. Từ thực tế đó, huyện Cao Phong đã chỉ đạo tập trung sử dụng tối đa các vùng đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, lâm nghiệp để đầu tư mở rộng diện tích trồng cỏ nhằm

2002 2004 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2005 2006 2003 Con

nâng cao số lượng các hộ chăn nuôi trâu, bò tại chuồng. Đối với đất nông nghiệp sử dụng kém hiệu quả, đất vườn và đất đồi qui hoạch trồng cỏ đảm bảo sử dụng có hiệu quả cao nhất. Những xã không có đất đồi, qui hoạch trồng cỏ ở chân ruộng 1 vụ, ruộng 2 vụ cấy lúa có năng suất thấp, đất bưa bãi bằng không sử dụng trồng cây nông nghiệp, đất vườn để trồng cỏ. Từ giống cỏ của dự án các hộ phải tự nhân giống và nhân ra diện rộng. Tổng kinh phí đầu tư cho đề án trồng cỏ chăn nuôi trâu, bò giai đoạn 2006-2010 là 1,2 tỷ đồng, trong đó, hỗ trợ 50% vốn mua giống cỏ. Đến nay nhiều hộ nông dân trong huyện đã tham gia Đề án với tổng diện tích thực hiện 126 ha. Các giống cỏ được trồng chủ yếu có hàm lượng dinh dưỡng cao, khả năng tái sinh và lưu gốc tốt, chịu hạn khá, trồng trên đất đồi và đất thiếu nước như cỏ voi, V06. Đề án trồng cỏ đã làm chuyển biến rõ rệt, tập quán chăn nuôi đại gia súc của nhiều hộ dân. Đây là điều kiện thuận lợi để ngành chăn nuôi Cao Phong trở thành mũi nhọn trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.

2.3.3.2. Gia cầm

Trong những năm từ 2002 đến 2012, tốc độ phát triển của đàn gia cầm huyện Cao Phong có tăng nhưng không đồng đều. Có những năm số lượng đàn gia cầm tăng nhanh, tuy nhiên có những năm lại tụt giảm rất nhanh. Điều này là do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên cần đánh giá và nhìn nhận khách quan về những cố gắng của nhân dân Cao Phong trong việc chú trọng phát triển chăn nuôi nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện đời sống.

Số lượng gia cầm của huyện Cao Phong từ năm 2002 đến năm 2012 (ĐVT:con)

Nguồn : UBND huyện Cao Phong : Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh

từ năm 2002 đến năm 2012

Nhìn vào biểu đồ “Số lượng gia cầm của huyện Cao Phong từ năm 2002 đến năm 2012” ta thấy số lượng đàn gia cầm của huyện Cao Phong tăng nhanh, năm 2012 đã lên đến 219.000 con, gấp 1,5 lần so với năm 2002. Tuy nhiên, trong liên tiếp 3 năm : 2004, 2005, 2006 số lượng gia cầm giảm từ

2004

136.130 con năm 2004 xuống 100.455 năm 2005 và đến năm 2006 khôi phục lại mức 135.000 con. Nguyên nhân là do đàn gia cầm bị nhiễm virut cúm H5N1 và một số bệnh thường gặp khác như Niu – cát – xơn, Gum – bô – rô, tụ huyết trùng,… khiến gia cầm chết và bị tiêu hủy. Điều đó cho thấy chăn nuôi gia cầm nông hộ vẫn bấp bênh, không bền vững.

Để khắc phục tình trạng này, lãnh đạo huyện cũng như người dân Cao Phong đã có nhiều cố gắng trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mang lại những lợi ích đáng kể. Các mô hình chăn nuôi hiện đại đã được nhân dân tích cực áp dụng trong đó tiêu biểu có mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học do Trung tâm khuyến nông khuyến lâm tỉnh hỗ trợ, với quy mô 1.800 con, tỉ lệ nuôi sống lúc 10 tuần tuổi đạt trên 90%, khả năng tăng trọng lúc 75 ngày tuổi đạt 1,8 – 2,4 kg/con. Mô hình thành công được nhân dân hưởng ứng và nhân ra diện rộng.

Một phần của tài liệu SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN CAO PHONG (TỈNH HÒA BÌNH) GIAI ĐOẠN 2002 2012 (Trang 64)