Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN CAO PHONG (TỈNH HÒA BÌNH) GIAI ĐOẠN 2002 2012 (Trang 34)

2.1.3.1. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tổng thể các quan hệ kinh tế bao gồm sự tương tác giữa các yếu tố của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp với thời gian và điều kiện cụ thể nhất định (điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, trình độ phân công lao động, trình độ kĩ thuật, trình độ tổ chức, quản lý,…). Nó được thể hiện bằng sự tương quan về số lượng và chất lượng của các mối quan hệ trên. Cơ cấu nông nghiệp bao gồm nhiều bộ phận hợp thành, nhưng quan trọng là cơ cấu ngành, cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinh tế.

Nông nghiệp là ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành : trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Trong trồng trọt, bên cạnh cây lương thực còn có cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau đậu, cây dược liệu, cây cảnh, hoa. Ngành chăn nuôi gồm có chăn nuôi gia súc và gia cầm. Dịch vụ nông nghiệp bao gồm các loại hình dịch vụ từ khâu đầu vào đến khâu bảo quản, chế biến và đầu ra cho sản phẩm.

Cơ cấu vùng lãnh thổ bao gồm vùng núi, trung du và vùng đồng bằng. Sự khác nhau trong các yếu tố về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội đã tạo nên các đơn vị lãnh thổ nông nghiệp.

Nền kinh tế nói chung và nền kinh tế nông nghiệp nói riêng hiện nay được đặc trưng bởi nhiều thành phần kinh tế với nhiều chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất : kinh tế nhà nước nắm những vị trí then chốt; kinh tế tập thể với hợp tác xã là nòng cốt; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản, tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các bộ phận này có mối quan hệ tương tác với nhau. Với sự phát triển của lực lượng

sản xuất, các mối quan hệ hữu cơ trong nông nghiệp sẽ thay đổi dẫn đến việc tăng năng suất lao động, thúc đẩy sự phân công lại lao động xã hội và hình thành các tổ chức sản xuất mới.

2.1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình thay đổi các yếu tố và mối quan hệ giữa các yếu tố trong cấu trúc kinh tế nông nghiệp. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp hiện nay là hướng tới một nền nông nghiệp hàng hóa, sản xuất thâm canh, đa dạng hóa theo hướng sản xuất lớn tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị” [35; 15].

Trong ngành trồng trọt, xu hướng độc canh cây lương thực đã được hạn chế dần, thay vào đó là việc trồng những loại cây có năng suất cao, có giá trị hàng hóa lớn. Trong ngành chăn nuôi cũng có sự thay đổi về cơ cấu, những loại vật nuôi có giá trị dinh dưỡng tốt, phù hợp với yêu cầu của thị trường được chú trọng phát triển.

Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ nông nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ, hình thành nên những vùng chuyên môn hóa có sự ổn định về phương hướng sản xuất, về quy mô, về đảm bảo chất lượng và hiệu quả xã hội.

Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế trong nông nghiệp chủ yếu diễn ra do tác động của các nhân tố kinh tế - xã hội, trong đó sự định hướng về mặt chính trị - xã hội có vai trò chủ yếu. Số lượng các thành phần kinh tế tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp cũng tương đương với số lượng các thành phần kinh tế tham gia trong nền kinh tế quốc dân.

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp

Do yêu cầu của thực tế khách quan và sự định hướng của nhà nước, trong những năm tới cơ cấu nông nghiệp sẽ chuyển dịch theo các xu hướng :

Thứ nhất : chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và mở rộng sự hợp tác.

Thứ hai : chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng chuyển từ độc canh thuần nông sang đa canh, đa dạng hóa ngành nghề gắn liền nông nghiệp với công nghiệp chế biến và dịch vụ.

Thứ ba : chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng chuyển từ sản xuất manh mún, phân tán sang sản xuất tập trung, chuyên môn hóa, quy mô hợp lý, phát huy lợi thế.

Thứ tư : chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp phải theo hướng chuyển từ kỹ thuật thủ công lạc hậu, sản xuất theo tập quán, thói quen cũ sang cơ cấu kinh tế dựa trên kỹ thuật công nghệ hiện đại.

Thứ năm : chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp phải theo hướng hình thành một cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò then chốt.

2.2. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tỉnh Hòa Bình về phát triển kinh tế nông nghiệp

2.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Để tạo điều kiện cho quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp được thuận lợi và nâng cao đời sống của các hộ nông dân, Đảng và Nhà nước đã ban hành chính sách đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, phát triển sản xuất và các chính sách hỗ trợ nông dân, cùng với đó là chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Trong giai đoạn từ năm 1987 đến năm 2012 các Nghị quyết của Đại hội Trung ương Đảng khóa VI, VII, VIII, IX luôn nhấn mạnh thực hiện nhất quán, lâu dài chủ trương phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cụ thể là :

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, trước hết là đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế trong đó sản xuất nông nghiệp được coi là mặt trận hàng đầu. Nông nghiệp phải được ưu tiên đáp ứng những nhu cầu về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, về vật tư, về lao động kỹ thuật. Đầu tư cho nông nghiệp phải đồng bộ từ sản xuất đến chế biến vận chuyển, bảo quản để có nhiều sản phẩm cuối cùng.

Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (tức “khoán 10”) ngày 5/4/1988 là mốc son mở đầu cho quá trình đổi mới sản xuất nông nghiệp. Chính sách trao quyền tự chủ kinh doanh (bắt đầu từ khoán 10) đã cho phép nông dân tiếp cận với đất đai và các tài nguyên khác như rừng, biển, mặt nước..., chính sách tự do hoá thương mại và đầu tư, đặc biệt đầu tư mạnh về thuỷ lợi đã tạo cú hích ban đầu cho nền nông nghiệp hàng hoá.

Tháng 3 năm 1989, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa VI) của Đảng bổ sung một số vấn đề liên quan đến đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp, trả lại vị trí, vai trò tự chủ của hộ nông dân, chuyển sang nền kinh tế hàng hóa, hoạt động theo kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước.

Ngày 3/6/1993, Hội nghị trung ương 5 (khóa VII) của Đảng họp đã đưa ra những quan điểm, định hướng cơ bản về phát triển nông nghiệp nông thôn gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn, tiếp tục giao cho nông dân quyền sử dụng đất lâu dài. Luật đất đai được Quốc hội thông qua ngày 14/7/1993 đã khắc phục được tình trạng ruộng đất manh mún tồn tại lâu đời trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6/1996) của Đảng chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. “Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm còn lại của thập kỷ 90 là : đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, phát triển toàn

diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghệ chế biến nông, lâm, thủy sản, phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành nghề mới bao gồm tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, xuất khẩu, các dịch vụ cho sản xuất và đời sống nông dân, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn tiến tới hình thành nông thôn mới văn minh, hiện đại” [12, 86]. Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bước sang thế kỷ XXI, Đại hội IX của Đảng (4/2001) và Đại hội X của Đảng (4/2006) đưa ra đường lối, chiến lược phát triển kinh tế, trong đó nông nghiệp, nông thôn được quan tâm đặc biệt. “Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn, phù hợp với nhu cầu, thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động nông thôn. Đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp… phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn” [11,171]. Đại hội chủ trương phải ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường sự chỉ đạo và huy động các lực lượng cần thiết để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

Những quan điểm chỉ đạo trên của Đảng, Nhà nước không chỉ bảo đảm cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững mà còn góp phần quan trọng cho sự phát triển hài hòa giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa thành thị và nông thôn, giữa kinh tế và xã hội, an ninh, quốc phòng, môi trường, tăng cường khối liên minh công nhân – nông dân và đội ngũ trí thức, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, bảo đảm cho nước ta phát triển nhanh, bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ngày 5/8/2008, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo đó vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với chủ trương – chính sách đúng hướng của Đảng và Nhà nước, từ chỗ thiếu đói chúng ta đã vươn lên trở thành nước đứng thứ nhì thế giới về xuất khẩu gạo, là một trong những nước hàng đầu thế giới về xuất khẩu các nông phẩm nhiệt đới. Điều đó cho thấy Đảng và Nhà nước ta quan tâm đến nông nghiệp, coi đó là mục tiêu phát triển hàng đầu, kinh tế nông thôn giữ vị trí, vai trò quan trọng.

2.2.2. Chủ trương, chính sách của Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hòa Bình và Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Cao Phong Bình và Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Cao Phong

Dưới sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hòa Bình xác định phương hướng của tỉnh trong 5 năm (từ 1986-1990) là “Lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, gắn sản xuất với chế biến nhằm giải quyết một cách hợp lý yêu cầu lương thực, thực phẩm tại chỗ, tăng nhanh nguồn hàng xuất khẩu, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng phù hợp nguồn nguyên liệu ở địa phương. Phấn đấu ổn định và cải thiện một bước đời sống và văn hóa của nhân dân” [6; 32]. Với chính sách khoán gọn đến hộ nông dân, hộ là đơn vị kinh tế tự chủ được nêu ra trong Nghị quyết 10 đã khắc phục dần tình trạng yếu kém trước đây, người nông dân tha thiết với đồng ruộng hơn, phấn khởi sản xuất, nông dân mạnh dạn đầu tư, thâm canh tăng năng suất, tăng diện tích. Do vậy từ năm 1989 – 1990, cơ cấu kinh tế nông thôn, bộ mặt nông thôn và đời sống nông dân đã khởi sắc và phát triển. Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII quyết định chia tỉnh Hà Sơn Bình thành 2 tỉnh Hòa Bình và Hà Tây. Ngày 1/10/1991 tỉnh Hòa Bình chính thức đi vào hoạt động theo đơn vị hành chính

mới. Tháng 3/1992, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ IX đã họp trên tinh thần “Đại hội đổi mới, đoàn kết, tiến lên”. Đại hội chỉ ra : “Về nông nghiệp không chỉ chú trọng sản xuất cây lương thực mà còn coi trọng phát triển mạnh mẽ cây công nghiệp và cây ăn quả, cây hoa màu có năng suất cao; không chỉ chú trọng tăng diện tích mà phải coi trọng thâm canh; không chỉ chú trọng nông nghiệp mà phải coi trọng cả lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến. Bố trí lại cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với từng vùng, tăng nhanh tỷ trọng cây công nghiệp và cây ăn quả; phát triển nhanh, nhiều cây công nghiệp và cây ăn quả; quy hoạch các vùng chè, cà phê, quế, mai, sấu, cam, quýt, song, mây, mía…” [41; 205].

Tiếp đó, Đại hội đại biểu lần thứ XII tháng 5-1996 với tinh thần dân chủ, đoàn kết, trí tuệ và trách nhiệm cao đã đưa ra phương hướng chung cho ngành nông nghiệp, đó là : “Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng bằng phát triển nhanh, nhiều, tốt cây ăn quả, cây công nghiệp; coi trọng phong trào thâm canh cây lương thực, phấn đấu tăng thêm sản lượng lương thực; đẩy mạnh chăn nuôi để sớm trở thành ngành sản xuất chính, gắn phát triển nông nghiệp với bảo vệ và phát triển vốn rừng; gắn sản xuất nông – lâm nghiệp với công nghiệp chế biến, xây dựng công nghiệp thực phẩm, nước giải khát thành hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Đổi mới và tăng cường kinh tế quốc doanh, đẩy mạnh các hình thức và quy mô hợp tác xã trong sản xuất nông – lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, coi trọng hợp tác với các đơn vị kinh tế trong nước và đơn vị kinh tế nước ngoài” [41; 275, 276].

Mỗi năm Tỉnh ủy đều có chỉ thị, nghị quyết lãnh đạo các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp qua các công đoạn chuẩn bị, quá trình sản xuất, chế biến và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Trong giai đoạn 2002-2012, cùng với những chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, tỉnh Hòa Bình nói chung, huyện Cao Phong nói riêng đã có những chính sách phát triển phù hợp với tiềm năng, lợi thế vốn có và các điều kiện kinh tế-xã hội cụ thể của địa phương nhằm thúc đẩy sự phát triển của kinh tế nông nghiệp và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Nhiều chính sách cụ thể đã được tỉnh, huyện ban hành nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới; gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến; quy hoạch phát triển hình thành các vùng sản xuất tập trung (vùng trồng mía, vùng lúa chất lượng cao, vùng sắn nguyên liệu, vùng chăn nuôi tập trung…); khuyến khích kinh tế hộ, hợp tác xã và trang trại chăn nuôi quy mô vừa và lớn,…

Đặc biệt, trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Cao Phong đến năm 2020, những quan điểm, mục tiêu phát triển : phát triển cây có giá trị kinh tế cao thay dần diện tích cây trồng năng suất thấp, phát triển nguồn nhân lực có kỹ thuật, tăng cường ứng dụng kỹ thuật vào các khâu trong sản xuất, phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa các sản phẩm, … đã tác động trực tiếp đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

2.3. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cao Phong từ năm 2002 đến năm 2012 2002 đến năm 2012

Một phần của tài liệu SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN CAO PHONG (TỈNH HÒA BÌNH) GIAI ĐOẠN 2002 2012 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w