của huyện
Đảng bộ huyện Cao Phong xác định, cơ cấu kinh tế của huyện là : công nghiệp – xây dựng, dịch vụ, nông – lâm – ngư nghiệp, trong đó “xác định mục tiêu tổng quát là xây dựng nền kinh tế dựa trên những ngành, lĩnh vực có lợi thế so sánh đó là du lịch, công nghiệp chế biến nông sản hàng hóa và nông nghiệp công nghệ cao, từ đó tạo ra tiềm lực cho nền kinh tế của huyện, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác” [61; 36].
Từ năm 2002 đến năm 2012, cơ cấu kinh tế theo ngành có sự chuyển dịch đúng hướng nhưng chưa ổn định, xu hướng là tăng dần tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp, giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp.
Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ huyện Cao Phong từ năm 2002 đến năm 2012
Nông nghiệp Công nghiệp – xây dựng Dịch vụ 2002 74,1 9,9 16 2003 78,4 14,6 7 2004 71,9 18,8 9,3 2005 67,01 22,97 10,02 2006 64 24 12 2007 59,5 26 14,5 2008 55 25 20 2009 50 28 22 2010 519,3,5 26,5 22 2011 50 27 23 2012 49 26 25
Nguồn : UBND huyện Cao Phong : Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng từ năm 2002 đến năm 2012
Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giảm từ 74,1% năm 2002 xuống còn 67,01% năm 2005 và còn 49% năm 2012. Ngành công nghiệp – xây dựng tăng lên từ 9,9% năm 2002 lên 22,97% năm 2005 và đạt 26% năm 2012. Dịch vụ năm 2002 là 16%, giảm xuống năm 2005 còn 10,02 % và đến năm 2012 tăng lên đạt 25 %. Mức chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp giai đoạn 2002 – 2005 là 7,1%, giai đoạn 2006-2012 là 15,5%. Như vậy trong thời kỳ qua cơ cấu của huyện đã có sự chuyển dịch tích cực.
Trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, tích cực tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm cây trồng hiệu quả thấp. “Cây công nghiệp từng bước khẳng định là cây thế mạnh của huyện, diện tích cây cam và mía phát triển khá nhanh, luôn là cây trồng chủ lực trong cơ cấu cây trồng và kinh tế của Cao Phong” [61; 74]. Xây dựng nền nông nghiệp sạch, bền vững (môi trường sạch và sản phẩm sạch) đồng thời phát triển nông nghiệp
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cung ứng sản phẩm nông nghiệp cho đô thị.
Trong trồng trọt, nông dân thực hiện đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tăng diện tích các loại cây dài ngày và giảm diện tích cây ngắn ngày để phù hợp với điều kiện sinh thái của huyện.Các tiến bộ kỹ thuật mới tiếp tục được nông dân quan tâm ứng dụng vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng nông sản, giá tiêu thụ nông sản trong năm tiếp tục được duy trì ở mức khá. Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm có sự chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi gia trại, nông trại theo hình thức công nghiệp và bán công nghiệp; đẩy mạnh chăn nuôi thâm canh và bán thâm canh, ứng dựng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo giống và mở rộng chăn nuôi công nghiệp.