Dịch vụ nông nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa sản xuất và tiêu thụ, góp phần đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất,
thúc đẩy sản xuất chăn nuôi, trồng trọt có những bước tiến nhanh chóng. Trong hoạt động của nông nghiệp Cao Phong, dịch vụ nông nghiệp tồn tại dưới hai hình thức là tự phát do thị trường chi phối và tự giác dưới sự tổ chức của nhà nước. Thực tế cho thấy các loại hình dịch vụ công đã phát huy hiệu quả trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất.
2.3.4.1. Dịch vụ Khuyến nông- Khuyến lâm
Đến năm 2012, ở huyện Cao Phong đã hình thành mạng lưới khuyến nông từ huyện tới xã, ngoài việc tư vấn cho nông dân lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt để mở rộng sản xuất còn tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi đại gia súc, kỹ thật trồng cây có múi cho hàng ngàn hộ nông dân. Bên cạnh đó là giúp cho nông dân nắm bắt thông tin thị trường, trong đó có thị trường tiêu thụ sản phẩm, đồng thời chủ động trong việc xây dựng các mô hình chuyển giao những tiến bộ kỹ
thuật trong trồng trọt, chăn nuôi như: mô hình cải tạo đàn bò nền; mô hình cây bưởi Diễn; mô hình gà thả vườn; mô hình rau su su ăn lá... góp phần không nhỏ công tác chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Trung tâm Khuyến nông – khuyến lâm huyện đã tổ chức các cuộc hội thảo tuyên truyền về thâm canh lúa thuần chất lượng năng suất, chăn nuôi gà an toàn sinh học,...; đưa nhiều nông dân đi thăm quan thực tế các mô hình trồng trọt – chăn nuôi ở nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh. Hoạt động này giúp nông dân tiếp cận cụ thể với các mô hình làm ăn có hiệu quả cao để học tập, tự trang bị cơ giới, nông cụ, đầu tư vốn và kiến thức khoa học – kỹ thuật ứng dụng vào điều kiện sản xuất, chăn nuôi của mình nhằm giảm thất thoát và nâng cao lợi nhuận... Cùng với đó dịch vụ sản xuất trong nông nghiệp có nhiều cố gắng nhằm đáp ứng nhu cầu thiết thực của bà con nông dân về sản xuất cung ứng giống, cung ứng vật tư .
Bảng 2.7. Thống kê cung ứng giống, cung ứng vật tư nông nghiệp huyện Cao Phong
Năm Giống lúa lai (tấn) Giống lúa thuần (tấn) Giống ngô lai (tấn) Phân bón (tấn) Tổng doanh thu (tỷ) 2002 8 12 9 515 1,8 2003 19 10 14 663 2,1 2004 30,3 11 22 395 2,2 2005 43 15 21 512 2,2 2006 12 10 14,2 629 2,2 2007 10,2 8,7 11 929 2,6 2008 16,5 11,2 25,5 384 3,1 2009 14 10 14 217 2,4 2010 7 8 3,5 425,5 3,9 2011 4,5 18,3 5 238,8 3,83 2012 10 19 12,5 557 4
Nguồn : Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Cao Phong
Trong thời gian tới, để nâng cao công tác khuyến nông, cần trang bị những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ cho khuyến nông viên xã, đồng
thời phải lựa chọn, định hướng mô hình khuyến nông tốt đáp ứng nhu cầu và mong đợi của người nông dân.
2.3.4.2. Dịch vụ Thú y
Ở huyện Cao Phong, việc chăn nuôi gia súc, gia cầm tuy không có sự phát triển đột biến nhưng khá ổn định, dịch bệnh ít xảy ra do phát huy được mạng lưới thú y, nhất là đội ngũ thú y xã. Công tác giám sát dịch bệnh từ xóm, khu dân cư đã được thực hiện thường xuyên, hiệu quả. Công tác phòng dịch được triển khai định kỳ hàng năm gắn giữa vận động hộ chăn nuôi tham gia tích cực tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm với tuyên truyền thực hiện đồng bộ công tác khử trùng tiêu độc cho chuồng trại chăn nuôi do đó đã hạn chế dịch bệnh phát sinh.
Bảng 2.8. Thống kê công tác tiêm phòng và giết mổ gia súc, gia cầm huyện Cao Phong (ĐVT : lượt)
Năm Tiêm phòng Kiểm soát giết mổ
Trâu, bò Lợn Gia cầm Chó Trâu, bò Lợn Gia cầm 2002 9.469 6.125 90.570 1.933 125 3.370 11.057 2006 12.590 10.998 105.180 1.174 250 4.000 15.000 2008 15.751 16.546 86.372 1.353 135 4078 18.704 2010 12.783 14.728 190.060 2.539 168 5.226 16.543 2011 18.000 12.928 186.570 2.648 223 4.453 16.090
Nguồn : Phòng Nông nghiệp huyện Cao Phong
Trong những năm 2007 và 2008, khi dịch cúm H5N1 xảy ra, trạm Thú y đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn làm tốt công tác tiêm phòng, kiểm dịch vì vậy không có dịch bệnh lớn xảy ra. Ngoài ra nhằm loại trừ nguy cơ khi thời tiết bất lợi có thể khiến dịch bệnh phát sinh, nhiều gia súc, gia cầm bị chết thì trung tâm Thú y đã hướng dẫn bà con các biện pháp cụ thể để tăng cường phòng, chống.
Năm 2008, khi đợt rét đậm kéo dài từ đầu năm đã làm chết 581 con trâu bò, nhà nước đã hỗ trợ cho những hộ có trâu bò chết với tổng trị giá là 1,15 tỷ đồng... Đến năm 2011, do thời tiết bất lợi trong đầu năm đã xuất hiện dịch bệnh lở mồm long móng ở trâu bò tại một số xã trên địa bàn huyện. Ngay sau khi phát hiện có dịch bệnh UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiến hành chữa trị kịp thời cho 496/496 con trâu bò bị nhiễm bệnh.
“Trong năm 2012, tuy đã có nhiều cố gắng trong việc chủ động phòng chống đói, rét cho đàn gia súc, gia cầm, tuy nhiên do một số hộ dân còn chủ quan dẫn đến 55 con trâu bò bị chết rét tập trung ở các xã: Yên Thượng, Xuân Phong. Công tác vệ sinh thú y, phòng chống dịch bệnh, kiểm soát giết mổ trên đàn gia súc, gia cầm được tăng cường và duy trì thường xuyên tuy nhiên trong tháng 03/2012 đã xuất hiện bệnh lở mồm long móng trên 15 con gia súc tại xóm Rú 3 xã Xuân Phong. Trước tình hình đó, UBND huyện đã trích kinh phí gần 300 triệu đồng mua vắc xin tiêm phòng hai đợt và tiến hành phun thuốc khử trùng tiêu độc để phòng trừ dịch bệnh tại 13/13 xã, thị trấn” [62; 5]. Như vậy có thể thấy, mặc dù còn nhiều hạn chế song trong những năm qua, UBND huyện phối hợp với trung tâm thú y đã quan tâm đến dịch vụ thú y để khuyến khích nhân dân phát triển chăn nuôi góp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, từng bước nâng cao chất lượng đời sống.
2.3.4.3. Dịch vụ Bảo vệ thực vật
Trong những năm qua, huyện Cao Phong đã làm tốt công tác bảo vệ thực vật trong đó phải kể đến đầu tiên là công tác dự tính dự báo định kỳ, tăng cường kiểm soát động ruộng nhằm hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của sâu bệnh trên cây trồng, góp phần tăng năng suất, chất lượng, đảm bảo tốt kế hoạch sản xuất đề ra.
Để bảo vệ thực vật, huyện đã tập trung triển khai các biện pháp dập dịch rầy nâu trên địa bàn, hỗ trợ kinh phí mua thuốc trừ rầy : năm 2007 với số tiền là 120 triệu đồng, đến năm 2009 là 300 triệu đồng. Năm 2010, huyện đã tiến hành
dập dịch và cấp thuốc phun với tổng diện tích là 1.386,42 ha lúa. Đồng thời huyện tiến hành triển khai mô hình phòng trừ chuột tại các xã, thị trấn trên địa bàn để không gây thiệt hại lớn cho sản xuất. “Trong năm 2010, huyện Cao Phong đã triển khai mô hình phòng trừ chuột tổng hợp tại xã Dũng Phong và Bắc Phong với quy mô 100 ha” [56; 3].
Để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra, huyện đã tiến hành thanh kiểm tra các cửa hàng kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật theo kế hoạch. Điều này được tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm đảm bảo nguồn thuốc Bảo vệ thực vật bán ra cho người nông dân trong huyện phải là thuốc nằm trong danh mục thuốc Bảo vệ thực vật được nhà nước cho phép, ngăn ngừa các loại thuốc nhập lậu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Để đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp là cần những giống cây trồng vừa có năng suất cao, chất lượng tốt, có tính chống chịu đối với sâu bệnh và yếu tố bất lợi, nhiều chương trình tiến bộ khoa học – kỹ thuật được triển khai như chương trình IPM - ICM, dự án Bucap…
Như vậy từ năm 2002 đến năm 2012 ngành dịch vụ nông nghiệp ở huyện Cao Phong chuyển dịch theo hướng hình thành nên mạng lưới khuyến nông khuyến lâm, thú y và bảo vệ thực vật; đồng hành với người nông dân trong cả đầu vào, quá trình sản xuất và đầu ra của sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu của người nông dân. Đặc biệt ngành dịch vụ nông nghiệp còn chú trọng đến việc tiếp thu thành tựu khoa học kỹ thuật mới để phổ biến cho người nông dân áp dụng, góp phần tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Tiểu kết chương 2
Là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, nông nghiệp sử dụng đất đai để trồng trọt, chăn nuôi; khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu
cho công nghiệp. Về cơ bản nông nghiệp bao gồm các ngành : trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Xác định nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo, huyện Cao Phong đã tập trung mọi nguồn lực để cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống cho nhân dân.
Huyện Cao Phong có tiềm năng lớn về đất vì vậy trong những năm qua phối hợp với chính quyền địa phương, người dân đã đầu tư mở rộng diện tích đất nông nghiệp, tập trung phát triển các tập đoàn cây trồng có lợi thế, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và sinh thái của huyện, phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao thay thế dần diện tích cây trồng năng suất thấp. Đặc biệt huyện Cao Phong xác định hướng đi cho ngành trồng trọt của mình là phát triển cây ăn quả có múi, cây mía theo hướng bền vững, xây dựng thương hiệu cho cây cam, mía Cao Phong.
Song song với trồng trọt, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Cao Phong còn theo hướng xây dựng các vùng chuyên canh, tăng tỷ trọng chăn nuôi trong ngành nông nghiệp, phát triển đàn gia súc, gia cầm cả về số lượng và chất lượng. Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mô gia đình được đẩy mạnh, khuyến khích các mô hình trang trại, phát triển mô hình trồng cỏ để hình thành các vùng chăn nuôi trâu, bò, dê theo hướng sản xuất hàng hóa.
Nhằm phục vụ tốt hơn cho phát triển trồng trọt và chăn nuôi, ngành dịch vụ nông nghiệp cũng được Cao Phong quan tâm đầu tư. Dịch vụ khuyến nông – khuyến lâm, thú y và bảo vệ thực vật được chú trọng phát triển đồng bộ tạo điều kiện tốt nhất để người nông dân yên tâm sản xuất. Do đó khoa học kỹ thuật tiên tiến đã được áp dụng trong sản xuất; nhu cầu cung ứng vật tư trong nông nghiệp của người nông dân được đáp ứng đầy đủ; thực hiện đẩy mạnh việc quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ và phát triển thương hiệu cây cam và mía tím Cao Phong.
Có thể thấy, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Cao Phong đã diễn ra còn chậm nhưng hợp lý, theo chiều hướng tích cực. Cụ thể là :
Cơ cấu kinh tế của huyện năm 2012, tỷ trọng nông nghiệp giảm 25,1 %, trong khi công nghiệp – xây dựng tăng 16,1%, dịch vụ tăng 9% so với năm 2002.
Năm 2002
Tỷ trọng ngành chăn nuôi trong ngành nông nghiệp ngày càng tăng. Năm 2002, trong cơ cấu ngành chăn nuôi, trồng trọt chiếm 76%, chăn nuôi chiếm 23% và dịch vụ nông nghiệp chiếm 1%. Đến năm 2012, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm xuống còn 57,3%, tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng lên mức 31,7% và dịch vụ nông nghiệp là 11%. Những con số trên là tín hiệu đáng mừng cho thấy những bước đi đúng đắn và vững chắc của Cao Phong trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Những bước đi ấy sẽ là điểm tựa để kinh tế Cao Phong có những bước tiến đột phá trong thời gian sắp tới.
74,1 % 9,9% 16% Năm 2012 49 % 26 % 25 %
CHƯƠNG 3
MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN CAO PHONG
3.1. Tích cực
Duới sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Cao Phong, nhân dân Cao Phong đã ra sức phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn, thử thách, phát huy ý chí tự lực, tự cường thực hiện đường lối của Đảng trong phát triển nông nghiệp và đã đạt được những thành tựu quan trọng.