BHXHTN vẫn còn mới và xa lạ với nhiều người lao động, nhất là các
đối tượng trong khu vực phi chính thức, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Vì thế, công tác thông tin, tuyên truyền đóng vai trò vô cùng quan trọng góp phần đưa BHXHTN đến với từng nhà, từng người.
Bảng 4.8: Tìm hiểu của người dân về BHXHTN qua các nguồn thông tin
Nguồn thông tin Số lượng Tỷ lệ (%)
Văn bản, chính sách về BHXHTN 13 8,67 Phương tiện thông tin đại chúng: đài, báo, tivi 116 77,33 Tổ chức đoàn thể xã hội 35 23,33 Cơ quan BHXH và các cá nhân làm BHXH 39 26,00 Người khác (bạn bè, hàng xóm, họ hang) 27 18,00
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)
Qua thực tế cho thấy, bộ máy đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền BHXHTN vẫn chưa đủ mạnh, thiếu sự nhiệt tình, sâu sát. Kết quả trong bảng 4.8 chỉ ra rằng mới có 26% người dân được hỏi biết đến BHXHTN thông qua
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 72 cơ quan BHXH và các cán bộ làm BHXH. Nguồn thông tin mà người dân biết
đến BHXHTN nhiều nhất là thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, tivi...) với 77,33% tổng số mẫu điều tra (tương đương với 116 người). Điều này được giải thích là do đây là kênh truyền thông phổ biến, người dân thường xuyên được tiếp xúc. Và đây mới chỉ là điều kiện cần vì nếu chỉ biết và hiểu về BHXHTN thông qua kênh truyền thông này thì vẫn không đủ sức hút để người dân có nhu cầu tham gia. Mà lúc này điều kiện đủ
là phải có một đội ngũ cán bộ BHXH đến tận nơi hướng dẫn, tư vấn để người dân có thể dễ dàng tham gia.
Ngoài ra, một số người có trình độ nhận thức cao và có điều kiện thì học có thể được biết đến BHXHTN qua nghiên cứu, đọc các văn bản, chính sách về BHXHTN. Tuy nhiên, con số này không nhiều chỉ có 13/150 chiếm 8,67%. Hai hình thức khác cũng được người dân tiếp cận với BHXHTN đó là: thông qua các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội địa phương (hội nông dân, hội phụ nữ...) với 23,33% và qua bạn bè, họ hàng giới thiệu (gọi chung là người khác) chiếm 18%.
Như vậy, làm tốt công tác thông tin tuyên truyền sẽ tạo ra những tác
động tích cực tới mọi tầng lớp dân cư. Đặc biệt người lao động và người sử
dụng lao động hiểu rõ hơn về quyền và trách nhiệm của mình trong việc tham gia BHXH, góp phần quan trọng vào ổn định đời sống người lao động, đảm bảo ASXH. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền BHXHTN đến người dân là một giải pháp hiệu quảđể tăng số người tham gia quỹ BHXHTN.