Về nâng cao hiệu quả hoạt động, quản lý của hệ thống cơ quan BHXH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố bắc ninh tỉnh bắc ninh (Trang 84)

4.5.2.1 Căn cứđề xuất giải pháp

- Xuất phát từ nhu cầu phát triển của xã hội: Khi xã hội càng phát triển cuộc sống xã hội của con người càng đa dạng và phong phú, những khả năng rủi ro xã hội có chiều hướng gia tăng, do đó nhu cầu về bảo hiểm an toàn cho các cá nhân vì thế cũng tăng lên, đặc biệt là những người lao động làm việc trong khu vực phi chính thức. Lao động trong khu vực này là người lao động vừa làm chủ tư liệu sản xuất, vừa làm chủ sức lao động, nhưng trình độ tổ

chức sản xuất kinh doanh của họ còn lạc hậu, lao động thủ công là chính, năng suất lao động xã hội chưa cao. Do đó thu nhập của những người này thường thấp và chịu nhiều rủi ro như thiên tai, địch hoạ, tai nạn lao động. Chính vì vậy, tiếp cận tới mạng lưới an sinh xã hội thông qua việc tham gia vào các hình thức của BHXH là nhu cầu cấp bách đối với khu vực phi chính thức. Trong thời gian tới để thu hút nhiều người lao động trong khu vực phi chính thức tham gia BHXH cần thực hiện một số giải pháp thiết thực, cụ thể.

- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh: Thực hiện Nghị

quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của bộ chính trị về tăng cường sự lãnh

đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020, Chương trình hành động số 71 của UBND tỉnh Bắc Ninh nhằm thực hiện NQ21- NQ/TW đã nêu rõ quan điểm:

Mở rộng và hoàn thiện chính sách chếđộ BHYT và BHXH để có bước

đi phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phát triển hệ thống BHXH đồng bộ với phát triển các dịch vụ xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75 nhu cầu của nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người tham gia và thụ

hưởng các chếđộ BHYT, BHXH.

BHXH phải theo nguyên tắc có đóng, có hưởng; quyền lợi tương ứng với nghĩa vụ; có sự chia sẻ giữa các thành viên đảm bảo công bằng và bền vững của hệ thống bảo hiểm.

Thực hiện tốt các chế độ chính sách BHXH, BHYT là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và người lao động.

BHYT và BHXH là hai chính sách xã hội quan trọng là trụ cột chính của hệ thống ASXH, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo ổn định chính trị và phát triển kinh tế xã hội.

Phát triển hệ thống BHXH đồng bộ với phát triển các dịch vụ xã hội

đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân tạo điều kiện thuận lợi cho mọi nguời dân tham gia và hưởng thụ các chế độ BHXHTN; BHXH TN là một quỹ tà chính vì vậy cần phải tuân theo nguyên tắc có đóng có hưởng, quyền lợi tương ứng với nghĩa vụ, có sự chia sẻ giữa các thành viên, đảm bảo công bằng và bền vững của hệ thống BHXH; Phát triển BHXH là tiền đề và

điều kiện để thực hiện tốt các chính sách An sinh xã hội góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội, là nhân tố quan trọng giúp cho việc phát triển kinh tế xã hội bền vững của đất nước:

4.5.2.2 Đề xuất giải pháp

- BHXH tỉnh, huyện phải phối hợp với các ngành chức năng, cơ quan báo chí, tuyên truyền của tỉnh, thành phố và các huyện làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để mọi người hiểu và tham gia BHXHTN. Vì đối tượng của BHXHTN rất đa dạng, phần lớn trong số đó chưa từng tham gia BHXH bao giờ. Đặc biệt là phải vận động được nhiều người thay đổi thói quen “tới đâu hay tới đó”, xem nhẹ việc tham gia BHXH để lúc gặp khó khăn sẽ được cơ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76 - Đối với cơ quan BHXH: Tăng cường, linh hoạt vận dụng các phương pháp để vận động các đối tượng theo yếu tố thuận lợi và có sốđối tượng tham gia BHXHTN nhiều nhất. Cụ thể, tùy thuộc vào yếu tố: Về nhận thức, nhu cầu, sự mong muốn tham gia của từng nhóm đối tượng mà lần lượt triển khai thực hiện. Theo nguyên tắc dễ trước – khó sau.

- Đối tượng cán bộ xã, phường thị trấn không chuyên trách hiện nay thể

hiện rõ yếu tố thuận lợi: Nắm bắt, nhận thức về BHXHTN nhanh chóng và có ý thức cao trong việc chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nếu chúng ta biết tranh thủ sự chỉ đạo với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể cấp xã, phường thị trấn vận động tốt thì khả năng nhóm đối tượng này

đăng ký tham gia rất cao.

- Hoàn thiện cơ quan quản lý BHXH từ Trung ương đến địa phương. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng của BHXH: nghiên cứu sử dụng số an sinh xã hội

đối với toàn dân để tăng cường tiếp cận và kiểm soát bảo hiểm xã hội; tăng cường công tác thông tin, hiện đại hóa công tác quản lý nghiệp vụ, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ ngành BHXH.

- Đảm bảo ASXH cho người dân là một trong những mục tiêu hàng đầu là trụ cột quan trọng. Chế tài và thẩm quyền xử lý các vi phạm quy định BHXH nói chung và BHXHTN nói riêng trong việc tuân thủ đóng góp BHXH của các bên tham gia là một trong những nội dung rất quan trong đảm bảo sự bền vững tài chính cho chương trình ASXH, bảo vệ quyền lợi cho người lao động và gia đình họ. Để nhiệm vụ trên thực hiện hiệu quả, các cơ

quan BHXH cần được trang bị chế tài đủ mạnh và thẩm quyền thanh tra, xỷ lý các vi phạm về BHXH nói chung.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố bắc ninh tỉnh bắc ninh (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)