0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Mô hình BHXH tự nguyện ở Trung Quốc

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHU CẦU THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH TỈNH BẮC NINH (Trang 30 -30 )

Hệ thống BHXH ở Trung Quốc bao gồm 5 bộ phận cấu thành là: (1) Bảo hiểm hưu trí; (2) Bảo hiểm thất nghiệp; (3) Bảo hiểm y tế; (4) Bảo hiểm tai nạn lao động và (5) Bảo hiểm thai sản. BHXH tự nguyện ở Trung Quốc

được thực hiện dưới hai hình thức: chương trình Bảo hiểm hưu trí bổ sung và chương trình bảo hiểm tự nguyện nông thôn. Chương trình hưu trí bắt buộc

được áp dụng cho lao động ở khu vực thành thị thì lao động ở khu vực nông thôn lại tham gia vào chương trình hưu trí tự nguyện.

(Tạp chí Baohiemxahoi số 12/2005)

Nguyên tắc cơ bản cho chếđộ hưu trí nông thôn như sau: đảm bảo mức sống cơ bản của người già ở nông thôn; độ che phủ rộng; cơ chế tài chính linh hoạt; đảm bảo tính bền vững lâu dài của quỹ.

Chương trình bảo hiểm tự nguyện nông thôn mang tính tự nguyện,

được hình thành từ nguồn đóng góp cá nhân, sự hỗ trợ bởi tập thể tại cấp thôn và chính sách ưu đãi của nhà nước (ví dụ miễn thuế cho đóng góp của tập thể).Nông dân cao tuổi được hưởng lương hưu cho đến khi chết.

(Tạp chí Bao hiem xa hoi số 5/2003)

+ Đối tượng áp dụng: Tất cả mọi người có hộ khẩu thường trú sống tại vùng nông thôn, trên 16 tuổi đều có quyền tham gia.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21

+ Nguồn quỹ: được hình thành từ ba nguồn là đóng góp của cá nhân; hỗ trợ của tập thể và trợ cấp của Chính phủ. Số tiền đóng góp được gửi tại ngân hàng và đầu tư vào công trái quốc gia; Sở Dân Chính chịu trách nhiệm quản lý, chi phí quản lý được lấy từđóng góp (được ấn định là 3%).

+ Điều kiện hưởng:60 tuổi (cả nam và nữ) và có thời gian đóng góp tối thiểu 15 năm. Những người đã quá 60 tuổi khi chương trình khởi động cũng có thể được hưởng hưu cơ bản nếu con cái họ tham gia đóng góp. Những người khi đến 60 tuổi mà vẫn chưa đủ thời gian đóng góp 15 năm thì được

đóng một lần cho đủ số tháng còn thiếu để có đủ thời gian đóng góp cần thiết.

+ Mức hưởng: người tham gia bảo hiểm sẽđược hưởng lương hưu gồm hai phần. Phần do Chính phủđảm bảo: là 55 NDT/tháng và có thểđược chính quyền địa phương nâng lên tùy theo nguồn ngân sách của họ. Phần từ Tài khoản cá nhân: bằng tổng số tồn tích trong tài khoản tính đến khi hưởng lương hưu chia cho 139 tháng.

+ Tổ chức thực hiện: Văn phòng địa phương của Bộ Nguồn nhân lực và An sinh xã hội thực hiện giám sát quỹ. Tất cả các chi phí hành chính và vận hành chương trình sẽđược phân bổ từ ngân sách trung ương. Việc chi trả cho các đối tượng được hưởng thông qua hệ thống ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng ở xã (trường hợp ở xã không có tổ chức tín dụng, Trưởng thôn có trách nhiệm lĩnh và chi trả cho đối tượng được hưởng).

Kết quả chính sách này là diện hưu trí nông thôn mở rộng đáng kể

trong thập niên 1990 và đã thiết lập được chương trình tại 31 tỉnh, 2.133 huyện (gần bằng 3/4 tổng số huyện nông thôn trong cả nước). Đã có 80,25 triệu lao động nông thôn tham gia chương trình và 600.000 đối tượng hưởng. Tuy nhiên cũng đã nảy sinh quan ngại về hoạt động của các chương trình địa phương và thiếu một khung quản lý tốt. (Tạp chí BHXH số 7/2005)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHU CẦU THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH TỈNH BẮC NINH (Trang 30 -30 )

×