Ở nước ta, việc phát triển hệ thống BHXH được xác định là một trong những giải pháp chủ yếu để phát triển hệ thống an sinh xã hội của
đất nước trong giai đoạn tới. Cùng với BHXH bắt buộc, BHXH tự
nguyện ra đời sẽ góp phần làm đầy đủ, hoàn thiện hơn pháp luật BHXH nước ta, bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật về BHXH cho mỗi người lao động, là điều kiện, yếu tố khuyến khích nền kinh tế nhiều thành phần phát triển.
Ngày 29/6/2006, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XI, Luật BHXH đã
được thông qua. Phạm vi điều chỉnh của Luật mở rộng hơn, bao gồm: BHXH bắt buộc với các chếđộ như hiện nay (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2007); bảo hiểm thất nghiệp (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009) và BHXH tự nguyện (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2008). Các quy
định liên quan đến các chế độ, mức đóng, mức hưởng của BHXH tự
nguyện được quy định tại Chương IV từ Điều 69 đến Điều 79 và mục 2 Chương VI từ Điều 98 đến Điều 101 của Luật BHXH. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng, trình Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn việc tổ chức và thực hiện loại hình BHXH tự nguyện ở nước ta.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24
Sơ đồ 2.1: Hệ thống các chính sách trong BHXH
(Nguồn: Tạp chí kinh tế và dự báo số 15 (431) tháng 8/2009)
Khác với loại hình BHXH bắt buộc, nguồn hình thành quỹ BHXHTN chỉ dựa trên mức đóng của người lao động là chính, ngoài ra còn nguồn thu từ
tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ, hỗ trợ của Nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác. Nhà nước bảo hộ quỹ BHXH tự nguyện bằng các chính sách ưu tiên đầu tư và các biện pháp cần thiết khác để bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH tự nguyện theo quy định của pháp luật. Quỹ BHXH tự nguyện
được tổ chức BHXH quản lý, tập trung, thống nhất, minh bạch và tuân thủ các quy định của pháp luật về tài chính, kế toán và thống kê. Quỹ BHXH tự
nguyện được sử dụng:
- Trả các chếđộ BHXH tự nguyện cho người tham gia bảo hiểm chỉ có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện; Hệ Thống BHXH BHXH bắt buộc BHXH tự nguyện BH y tế BH thất nghiệp Chế độ ốm đau Chế độ tử tuất Chế độ hưu trí Chếđộ BHYT Chế độ thai sản Trợ cấp thất nghiệp Chếđộ tai nạn lao động, BNN
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25 - Đóng bảo hiểm y tế cho người tham gia bảo hiểm đang hưởng lương hưu
- Chi phí quản lý BHXH tự nguyện (chi phí quản lý BHXH tự nguyện hằng năm được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ và bằng mức chi phí quản lý của cơ quan hành chính nhà nước).
- Đầu tưđể bảo toàn và tăng trưởng quỹ.
Hoạt động đầu tư của quỹ phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và thu hồi
được khi cần thiết; tiền sinh lời từ các hoạt động đầu tư quỹ BHXH tự nguyện không phải đóng thuế. Các hình thức đầu tư quỹ BHXH tự nguyện: Mua trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, công trái của Nhà nước và các ngân hàng thương mại Nhà nước; cho Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển, các ngân hàng thương mại Nhà nước vay; đầu tư vào các công trình kinh tế trọng điểm quốc gia; các hình thức đầu tư khác do Chính phủ quy định.
* Tổ chức bộ máy Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Theo Nghị định 19/CP ngày 16/02/1995 của Chính phủ, hệ thống BHXH được thành lập đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của chính phủ, sự quản lý Nhà nước của Bộ Lao Động - Thương Binh và Xã Hội và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan, sự giám sát của tổ chức công đoàn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26
Sơ đồ 2.2: Mô hình cơ cấu tổ chức BHXH Việt Nam
BHXH Việt Nam được tổ chức thành hệ thống từ Trung ương đến địa phương. Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam là cơ quan quản lý cao nhất của BHXH Việt Nam.
Ở Trung ương: BHXH Việt Nam do Tổng giám đốc quản lý và điều hành thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Giúp việc Tổng giám đốc có 3 phó Tổng giám đốc, Tổng giám đốc và phó Tổng giám đốc do hội đồng quản lý bổ nhiệm và miễn nhiệm.
Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) là BHXH tỉnh trực thuộc BHXH Việt Nam. BHXH tỉnh thực hiện các nhiệm vụ
về BHXH trên địa bàn tỉnh theo quy định của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam. BHXH tỉnh do một giám đốc quản lý và điều hành. Giúp việc giám đốc có 1 đến 3 phó giám đốc. Giám đốc, phó giám đốc BHXH tỉnh do Tổng giám
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27
Ở các quận, huyện, thị xã thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là huyện) là BHXH huyện trực thuộc BHXH tỉnh. BHXH huyện có nhiệm vụ
tiếp nhận đăng ký hưởng chếđộ BHXH do BHXH tỉnh chuyển đến; thực hiện việc đôn đốc, theo dõi nộp BHXH đối với người sử dụng lao động và người lao động trên địa bàn; tổ chức mạng lưới hoặc trực tiếp chi trả các chế độ
BHXH cho người được hưởng trên địa bàn huyện.
BHXH huyện do một giám đốc chỉ đạo và điều hành, không có cơ cấu tổ chức phòng. Giám đốc BHXH huyện quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể
của từng viên chức thuộc quyền quản lý. Các huyện có khối lượng công việc nhiều có thể có phó giám đốc giúp việc. Giám đốc BHXH huyện được bổ
nhiệm và miễn nhiệm theo phân cấp của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam. Việc thành lập BHXH do Tổng giám đốc BHXH Việt Nam quy định căn cứ vào khối lượng công việc, số lượng người và đơn vị tham gia BHXH trên địa bàn. Tại những nơi chưa có đủ điều kiện thành lập BHXH huyện thì giám đốc BHXH tỉnh cử người đại diện tại huyện để thực hiện việc chi trả và
đôn đốc theo dõi việc thu chi, nộp BHXH trên địa bàn.
(Website: http://www.baohiemxahoi.gov.vn/)