Nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện theo phương thức đóng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố bắc ninh tỉnh bắc ninh (Trang 74)

Căn cứ vào tần suất thu nhập hàng tháng của hộ và điều kiện về thời gian, công việc mà mỗi người của những lựa chọn khác nhau về phương thức

đóng BHXHTN. Theo quy định về BHXH tự nguyện thì có 3 hình thức đóng khác nhau: hàng tháng, hàng quý và 6 tháng 1 lần để các cá nhân tham gia BHXHTN có thể lựa chọn cho phù hợp.

Nếu nhóm người có lương đều đặn hàng tháng thì có thể lựa chọn đóng hàng tháng để đảm bảo duy trì quỹ BHXHTN của cá nhân họ, hay đối với những người buôn bán thời gian bận rộn, tần suất thu nhập là hàng ngày thì có thể lựa chọn đóng theo quý hoặc nửa năm để không ảnh hưởng đến công việc. Kết quả tổng hợp từ thực tế cho thấy:

Với mức đóng 240 nghìn đồng/tháng thì người dân có nhu cầu đóng theo phương thức 6 tháng 1 lần cao nhất với 25 ý kiến chiếm 40,32%. Hình thức đóng theo quý có 21 người chiếm 33,87%, còn lại 25,81% (tương đương với 21 người) lựa chọn đóng hàng tháng.

Ở mức 2: Phương thức đóng hàng quý lại được nhiều người có nhu cầu lựa chọn với 19 người chiếm 44,19%. Tiếp theo 32,56% số người chọn đóng 6 tháng 1 lần và còn lại 10 người với 23,26% lựa chọn đóng hàng tháng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65

Bảng 4.6: Phương thức đóng và nhu cầu tham gia BHXHTN

Mức đóng hang tháng (nghìn đồng) Hàng tháng Hàng quý 6 tháng 1 lần Tổng SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 240 16 25,81 21 33,87 25 40,32 62 100,00 250 10 23,26 19 44,19 14 32,56 43 100,00 260 9 26,47 12 35,29 13 38,24 34 100,00 270 0 0,00 2 28,57 5 71,43 7 100,00 280 1 25,00 1 25,00 2 50,00 4 100,00

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)

Từ mức 3 trở đi ta thấy, với mức đóng hàng tháng càng cao thì người dân càng có xu hướng lựa chọn phương thức đóng với thời gian dài hơn. Cụ

thể, mức đóng 260 nghìn đồng/tháng thì có 38,24% chọn đóng 6 tháng 1 lần và 35,29% đóng hàng quý chỉ có 26,47% đóng hàng tháng (tương đương với 9 người). Mức 4, người dân chọn mức đóng nửa năm và hàng quý không có ai

đóng theo tháng.

Tóm lại, khi lựa chọn mức đóng hàng tháng cao nghĩa là thu nhập của hộ xếp vào mức khá, ổn định nên người dân có xu hướng chọn phương thức

đóng dài hơn vì họ không lo khi nguồn thu nhập bấp bênh. Còn ở mức đóng thấp thường rơi vào nhóm công nhân, lao động phổ thông không ổn định, tuy nguồn thu hàng thàng không cao nhưng lại đều đặn nên họ lựa chọn phương thức đóng hàng tháng đểđảm bảo mức đóng cho cơ quan BHXH.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66

Đồ thị 4.3: Nhu cầu tham gia BHXHTN theo các phương thức đóng 4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện

4.4.1 Yếu t thu nhp

Thu nhập là điều kiện tiên quyết và trực tiếp để người lao động có thể

tham gia BHXH tự nguyện được hay không. Bởi vì nó liên quan đến việc đóng góp để hình thành quỹ BHXH tự nguyện. Nếu như thu nhập của người dân ở

mức cao thì một phần họ dùng để trang trải cho cuộc sống, phần còn lại sử dụng vào việc tái sản xuất sau đó họ mới tính toán cho quỹ dự phòng. Cho nên, nếu thu nhập mà thấp sẽ không đủ khả năng tài chính để tham gia BHXH tự nguyện. Kết quả khảo sát thực tế tổng hợp qua bảng 4.7 cho thấy, với 40,67% (tương ứng với 61 người) có mong muốn tham gia BHXHTN đều nằm trong nhóm có thu nhập khá trở lên. Càng ở mức thu nhập thấp dưới thì nhu cầu tham gia càng ít. Thu nhập dưới 3 triệu đồng chỉ có 2 người có mong muốn tham gia chiếm 16,67%, còn lại có đến 83,33% không có nhu cầu. Đối với

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67 những người có thu nhập từ 3-5 triệu, trong tổng số 61 người thì có 24 người (chiếm 39,34%) có nhu cầu tham gia và còn 60,66% không có nhu cầu. Nhóm thu nhập từ 5-7 triệu chỉ có 39,29% (22 người) có nhu cầu tham gia, số người không có nhu cầu tham gia chiếm đến 60,71% tương ứng với 34 người. Đặc biệt là ở mức thu nhập cao từ 7 triệu đồng/hộ/tháng trở lên tỷ lệ số người có nhu cầu tham gia BHXHTN chiếm khá cao với 59,33% và 40,67% không có nhu cầu tham gia.

Bảng 4.7: Ảnh hưởng của thu nhập đến nhu cầu tham gia BHXHTN

Mức thu nhập

Tổng số Có tham gia Không tham gia

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Dưới 3 triệu 12 100,00 2 16,67 10 83,33 Từ 3-5 triệu 61 100,00 24 39,34 37 60,66 Từ 5-7 triệu 56 100,00 22 39,29 34 60,71 Từ 7 triệu trở lên 21 100,00 13 61,90 8 38,10 Tổng số 150 100,00 61 40,67 89 59,33

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2013)

Như vậy, khi thu nhập càng cao thì số lượng người quyết định tham gia BHXHTN càng lớn. Bởi điều kiện để tham gia BHXH của người lao động ở

khu vực phi chính thức là phải có việc làm, có thu nhập, nhưng quan trọng hơn là phải có tiết kiệm và tích luỹ. Số tiền tiết kiệm thường được chủ hộ sử

dụng vào việc mua sắm tài sản nhằm tái sản xuất mở rộng, hoặc dùng để xây nhà cửa, mua sắm đồ dùng sinh hoạt và những nhu cầu chi tiêu khác như ma chay, cưới xin, thăm hỏi, giỗ tết và các khoản đóng góp xã hội khác. Chính vì vậy, nếu số tiền còn lại để có thể đóng góp, tham gia BHXH tự nguyện cũng như các loại hình bảo hiểm khác là không nhiều thì khả năng tham gia BHXH tự nguyện của họ gặp nhiều khó khăn. Do đó, thu nhập có ảnh hưởng đến nhu cầu tham gia BHXHTN của người dân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68

4.4.2 Chính sách v BHXH t nguyn

Những vấn đề thuộc về yếu tố chính sách BHXH tự nguyện có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, mở rộng phạm vi BHXH cho người dân và những người lao động tự do. Ngoài những vấn đề như việc ban hành, sự quản lý, cơ chế vận hành, nội dung chính sách phải thực sự phù hợp với tâm tư

nguyện vọng của người dân. Có như vậy chính sách BHXH tự nguyện mới vận hành tốt và đi vào cuộc sống của người dân.

* Vềđối tượng tham gia

Theo cách hiểu đơn giản về BHXHTN thì đối tượng thuộc diện tham gia phải nằm trong độ tuổi lao động. Hiện nay đối tượng tham gia BHXH tự

nguyện còn rất ít, điều đó do rất nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ

quan do đó một trong những nhiệm vụ cấp thiết của ngành BHXH là làm sao

để mở rộng đối tượng và gia tăng số người tham gia BHXH tự nguyện. Theo Luật Bảo hiểm xã hội số 71/ 2006/ QH11 ngày 29/6/2006; Nghị định số

190/ 2007/ NĐ-CP ngày 28/ 12/ 2007 của Chính phủ thì đối tượng áp dụng BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam không thuộc diện áp dụng của pháp luật về BHXH bắt buộc. Nhưng thực tế cho thấy có nhiều người lao động

đang đóng BHXH bắt buộc có nhu cầu tham gia cả BHXH tự nguyện do BHXH bắt buộc giới hạn mức đóng. Nhà nước và cơ quan BHXH nên nghiên cứu và đưa ra các chính sách thích hợp sao cho những người có nhu cầu được tham gia BHXH tự nguyện.

Theo luật BHXH thì BHXH tự nguyện mới chỉ đưa vào áp dụng thực hiện hai chế độ là hưu trí và tử tuất, điều này làm hạn chế sự lựa chọn của người lao động, để gia tăng số lượng người tham gia cần dần đưa vào thực hiện các chếđộ khác như thai sản, tai nạn lao động...

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy số người tham gia phản ánh độ bao phủ của BHXHTN thành phố Bắc Ninh trong lực lượng lao động chiếm tỷ lệ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69

đến một số nguyên nhân như sau: người lao động khó tiếp cận BHXH tự

nguyện do thu nhập còn thấp so với mức đóng, nhất là đối tượng nông dân; nhận thức về BHXH tự nguyện của một số bộ phận nhân dân còn hạn chế, chưa quyên với việc “ trả tiền trước”, tính cộng đồng chưa cao, chỉ mong muốn mọi người vì mình nhiều hơn là mình vì mọi người, thời gian tham gia BHXHTN từ 20 trở lên mới có thể được hưởng quyền lợi, trong khi chính sách pháp luật lại thường xuyên thay đổi, tạo e ngại cho người dân; đội ngũ

cán bộ làm công tác BHXHTN còn thiếu về số lượng, không đủ kỹ năng để

vận động, tuyên truyền nên khi phải triển khai trên diện rộng gặp nhiều trở

ngại vì vậy hiệu quả còn thấp.

* Về thủ tục tham gia BHXHTN

Ngoài các vấn đề nêu trên thì thủ tục tham gia cũng là một trong những vấn đề nội tại của chính sách lại có tính tiên quyết đến sự tham gia BHXH tự

nguyện của người nông dân. Bởi lẽ, nếu như thủ tục mà quá rườm rà, phức tạp và mức đóng thì quá cao còn mức hưởng lại thấp liệu rằng người nông dân có muốn tham gia hay không?

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 70 Theo đồ thị 4.4 cho ta thấy được ý kiến của người dân về thủ tục tham gia BHXHTN với 91 người chiếm 60,67% cho là các thủ tục còn rườm rà, phúc tạp gây khó khăn cho người tham gia. Chỉ có 22% (tương ứng với 33 người) đánh giá là đơn giản. Còn lại 17,33% có các ý kiến khác như: các thủ

tục còn chồng chéo gây khó hiểu và mất thời gian cho người tham gia.

Có thể thấy được những lợi ích khi tham gia BHXH tự nguyện nhưng theo quy định, thời gian để được thụ hưởng các chế độ BHXH là khá dài khiến cho nhiều lao động tự do như người nông dân, buôn bán... không đủ sức theo vì nguồn thu nhập của họ tương đối bấp bênh.

* Về nội dung các chếđộ

- Cách thiết kế mức đóng, hưởng và điều kiện hưởng chưa linh hoạt, chưa phù hợp với điều kiện về thu nhập thấp và không ổn định của người lao

động. Một bộ phận lớn người lao động (nam từ 45, nữ từ 40 tuổi trở lên) khó có cơ hội hưởng lương hưu khi đến tuổi về hưu do yêu cầu phải đóng đủ 20 năm để hưởng hưu trí. Do đó chính sách chưa thu hút được nhóm đối tượng này tham gia. Nhà nước nên đưa ra các chính sách về việc cho phép người lao

động có thể đóng bù số năm họ còn thiếu chưa đóng BHXH tính từ lúc bắt

đầu tham gia BHXH tự nguyện trở về trước. Nếu thực hiện được điều này chắc chắn sẽ thu hút được nột số lượng đông đảo người lao động thuộc nhóm

đối tượng này tham gia.

- Trong điều kiện kinh tế xã hội của thế giới cũng như của đất nước ta hiện nay mức sống, điều kiện sống, tuổi thọ, điều kiện lao động của người lao

động ngày càng được nâng cao hơn trước do đó nên có thay đổi quy định về điều kiện hưởng lương hưu, có thể nâng độ tuổi nghỉ hưu lên thêm một vài năm, để tránh cho việc thâm hụt quỹ BHXH tự nguyện do mức đóng của người dân khi tham gia BHXH tự nguyện hiện nay còn khá thấp.

- Cho phép những người đã đến tuổi nghỉ hưu chưa tham gia BHXH tự

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 71 ASXH lâu dài. Khi những người già đến tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, sẽ giảm bớt gánh nặng cho hệ thống ASXH mà cụ thể ở đây là chính sách cứu trợ xã hội. Những người lao động đến tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu có thể tự trang trải cho cuộc sống của mình mà không cần đến cứu trợ xã hội, do vậy lúc này nguồn ngân sách của nhà nước sẽ được dùng vào những việc khác để phát triển kinh tế xã hội.

Bên cạnh đó, một nguyên nhân nữa dẫn đến số người tham gia thấp đó là người tham gia BHXH tự nguyện chỉ được hưởng 2 chế độ là hưu trí và tử

tuất trong khi người tham gia BHXH bắt buộc được hưởng tới 5 chếđộ là ốm

đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất.

4.4.3 Công tác thông tin, tuyên truyn

BHXHTN vẫn còn mới và xa lạ với nhiều người lao động, nhất là các

đối tượng trong khu vực phi chính thức, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Vì thế, công tác thông tin, tuyên truyền đóng vai trò vô cùng quan trọng góp phần đưa BHXHTN đến với từng nhà, từng người.

Bảng 4.8: Tìm hiểu của người dân về BHXHTN qua các nguồn thông tin

Nguồn thông tin Số lượng Tỷ lệ (%)

Văn bản, chính sách về BHXHTN 13 8,67 Phương tiện thông tin đại chúng: đài, báo, tivi 116 77,33 Tổ chức đoàn thể xã hội 35 23,33 Cơ quan BHXH và các cá nhân làm BHXH 39 26,00 Người khác (bạn bè, hàng xóm, họ hang) 27 18,00

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)

Qua thực tế cho thấy, bộ máy đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền BHXHTN vẫn chưa đủ mạnh, thiếu sự nhiệt tình, sâu sát. Kết quả trong bảng 4.8 chỉ ra rằng mới có 26% người dân được hỏi biết đến BHXHTN thông qua

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 72 cơ quan BHXH và các cán bộ làm BHXH. Nguồn thông tin mà người dân biết

đến BHXHTN nhiều nhất là thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, tivi...) với 77,33% tổng số mẫu điều tra (tương đương với 116 người). Điều này được giải thích là do đây là kênh truyền thông phổ biến, người dân thường xuyên được tiếp xúc. Và đây mới chỉ là điều kiện cần vì nếu chỉ biết và hiểu về BHXHTN thông qua kênh truyền thông này thì vẫn không đủ sức hút để người dân có nhu cầu tham gia. Mà lúc này điều kiện đủ

là phải có một đội ngũ cán bộ BHXH đến tận nơi hướng dẫn, tư vấn để người dân có thể dễ dàng tham gia.

Ngoài ra, một số người có trình độ nhận thức cao và có điều kiện thì học có thể được biết đến BHXHTN qua nghiên cứu, đọc các văn bản, chính sách về BHXHTN. Tuy nhiên, con số này không nhiều chỉ có 13/150 chiếm 8,67%. Hai hình thức khác cũng được người dân tiếp cận với BHXHTN đó là: thông qua các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội địa phương (hội nông dân, hội phụ nữ...) với 23,33% và qua bạn bè, họ hàng giới thiệu (gọi chung là người khác) chiếm 18%.

Như vậy, làm tốt công tác thông tin tuyên truyền sẽ tạo ra những tác

động tích cực tới mọi tầng lớp dân cư. Đặc biệt người lao động và người sử

dụng lao động hiểu rõ hơn về quyền và trách nhiệm của mình trong việc tham gia BHXH, góp phần quan trọng vào ổn định đời sống người lao động, đảm bảo ASXH. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền BHXHTN đến người dân là một giải pháp hiệu quảđể tăng số người tham gia quỹ BHXHTN.

4.5 Giải pháp nhằm nâng cao nhu cầu tham gia BHXH tự nguyên của người dân thành phố Bắc Ninh người dân thành phố Bắc Ninh

4.5.1 V cơ chế chính sách

4.5.1.1 Căn cứđề xuất giải pháp

Trước hết việc hoàn thiện pháp luật BHXH nói chung và BHXH thất nghiệp nói riêng phải tuân thủ quan điểm nhất quán của Đảng: BHXH là

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73 chính sách xã hội quan trọng là trụ cột chính của hệ thống An sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ công bằng xã hội, đảm bảo ổn định chính trị xã hội và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố bắc ninh tỉnh bắc ninh (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)