Nội dung chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố bắc ninh tỉnh bắc ninh (Trang 27)

2.1.4.1 Đối tượng áp dụng của BHXHTN

Đối tượng áp dụng BHXH tự nguyện quy định tại điều 2 Nghị định số

190/2007/NĐ- CP ngày 28- 12- 2007 của Chính phủ và hướng dẫn tại phần I Thông tư số 02/2008/TT- BLĐTBXH là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao

động từđủ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi đối với nam và từđủ 15 tuổi đến đủ 55 tuổi

đối với nữ, không thuộc diện áp dụng của pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng;

- Cán bộ không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố;

- Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; kể cả xã viên không hưởng tiền công, tiền lương làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

- Người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt

động lao động để có thu nhập cho bản thân;

- Người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã nhận bảo hiểm xã hội một lần;

- Người tham gia khác.

2.1.4.2 Nguyên tắc của BHXH tự nguyện

- BHXH tự nguyện thực hiện trên cơ sở tự nguyện của người tham gia. Người tham gia BHXH tự nguyện được lựa chọn mức đóng và phương thức

đóng phù hợp với thu nhập của mình

- Mức đóng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18 bằng 20 tháng lương tối thiểu chung (mức lương tối thiểu do Nhà nước quy

định từ 1/7/2013 là 1.150.000 đồng/tháng).

- Mức hưởng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH tự nguyện.

- Người vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện được hưởng chếđộ hưu trí và chếđộ tử tuất trên cơ sở tổng thời gian đã đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.

- Quỹ BHXH tự nguyện được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và hạch toán độc lập.

- Việc thực hiện BHXH tự nguyện phải đơn giản, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ.

(Trích Nghịđịnh 190/2007/NĐ-CP hướng dẫn một sốđiều của về BHXHTN )

2.1.4.3 Quyền và trách nhiệm của người tham gia BHXHTN

- Người tham gia BHXH tự nguyện có các quyền: được cấp sổ BHXH; nhận lương hưu hoặc trợ cấp BHXH tự nguyện đầy đủ, kịp thời, thuận tiện theo quy định; hưởng BHYT khi đang hưởng lương hưu; yêu cầu tổ chức BHXH cung cấp thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện BHXH; khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà nước, cá nhân có thẩm quyền khi quyền lợi hợp pháp của mình bị vi phạm hoặc tổ chức, cá nhân thực hiện BHXH tự nguyện có hành vi vi phạm pháp luật về BHXH; ủy quyền cho người khác nhận lương hưu và trợ cấp BHXH tự nguyện.

- Người tham gia BHXH tự nguyện có trách nhiệm: đóng BHXH tự

nguyện theo phương thức và mức đóng đã quy định; thực hiện quy định về

việc lập hồ sơ BHXH tự nguyện; bảo quản sổ BHXH theo đúng quy định.

2.1.4.4 Phương thức đóng và mức đóng BHXHTN

a) Phương thức đóng

Người tham gia BHXH tự nguyện được đăng kí với tổ chức BHXH theo 1 trong 3 phương thức là:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19 - Đóng hàng tháng: đóng trong thời hạn của 15 ngày đầu.

- Đóng hàng quý: thì đóng trong thời hạn của 45 ngày đầu. - Đóng 6 tháng một lần: đóng trong thời hạn của 3 tháng đầu.

Việc thu tiền đóng BHXH được thực hiện vào nửa đầu của thời gian

ứng với phương thức mà người tham gia BHXH lựa chọn.

- Người đang tham gia BHXH tự nguyện được đăng ký lại phương thức

đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứđóng BHXH tự nguyện với tổ chức BHXH. Việc đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứđóng được thực hiện ít nhất là sau 6 tháng kể từ lần đăng ký trước.

- Tạm dừng đóng vào quỹ BHXH tự nguyện: Người tham gia BHXH tự

nguyện được coi là tạm dừng đóng khi không tiếp tục đóng BHXH và không có yêu cầu nhận BHXH một lần. Người đang tạm dừng đóng BHXH tự

nguyện, nếu tiếp tục đóng thì phải đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng với tổ chức BHXH. Việc đăng ký lại được thực hiện ít nhất sau 3 tháng kể từ tháng người tham gia BHXHTN tạm dừng đóng.

b) Mức đóng BHXHTN (cho mỗi tháng)

Mức đóng hàng tháng của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Nghị định số 190/2007/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:

Trong đó:

-

Lmin: mức lương tối thiểu chung; m= 0, 1, 2, ... n

Mức thu nhập hàng tháng người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn

Mức đóng hàng tháng =

Tỷ lệ phần trăm đóng BHXH tự nguyện x

Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXHTN lựa chọn

Mức thu nhập tháng do người tham

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20 thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung, cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung. Bảng 2.1 Tỷ lệ phần trăm đóng BHXHTN Thời kỳ Tỷ lệ phần trăm đóng BHXHTN 01/2008 đến 12/2009 16% 01/2010 đến 12/2011 18% 01/2012 đến 12/2013 20% 01/2014 trởđi 22% (Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố bắc ninh tỉnh bắc ninh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)