của địa phương và nghiên cứu của tác giả.
Qua tìm hiểu thực tế ở một số nước thì tôi thấy rằng, hấu hết những nước áp dụng BHXH tự nguyện phần lớn là các nước có nền kinh tế phát triển hoặc có hệ thống pháp luật về BHXH tương đối hoàn chỉnh, thu nhập bình quân tính theo người dân cao. Tuy nhiên, tùy thực tế từng nước mà có các chế độ khác nhau phù hợp với điều kiện của người dân nước đó.
- Về đối tượng của BHXH thì tùy theo từng nước, nhưng đa số đối tượng tự nguyện là mọi đối tượng kể cả đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Thông thường các nước áp dụng đối với người lao động trong khu vực nông nghiệp, lao động trong khu vực phi kết cấu, lao động tự do.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28 - Về chế độ thì tất cả các nước đều không áp dụng cả 9 chế độ theo công ước 102 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đối với BHXH tự nguyện. Các chếđộ được nhiều nước áp dụng là trợ cấp tuổi già (hưu trí), trợ cấp mất người nuôi dưỡng (tử tuất). Ngoài ra ở một số nước còn áp dụng thêm chếđộ
chăm sóc y tế, trợ cấp ốm đau...
- Trong quy định mức đóng phí thì hầu hết các nước đều áp dụng các mức đóng đa dạng đểđáp ứng được nhu cầu tham gia của người dân, ngoài ra không giới hạn, không khống chế mức tối đa. Quỹ BHXH tự nguyện được hình thành từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động. Chẳng hạn ở Trung Quốc thì mức đóng góp hoàn toàn tự nguyện theo sự thỏa thuận của người sử dụng lao động và tổ chức công đoàn của doanh nghiệp.
- Mức hưởng: ở mỗi nước thì có các quy định mức hưởng khác nhau. Một số nước áp dụng hai hình thức xác định mức hưởng. Thứ nhất là trợ cấp xác định: mức trợ cấp xác định theo số năm đóng góp, tỷ lệ đóng góp. Mức trợ cấp được cố định theo tỷ lệ. Thứ hai là mức đóng góp xác định theo hình thức tài khoản cá nhân: trợ cấp xác định theo số tiền đóng góp và hiệu quả
tăng trưởng, không quy định trước tỷ lệ hưởng.
- Vai trò của Nhà nước đối với quỹ BHXH là rất lớn và vô cùng quan trọng. Nhà nước có các chính sách, cơ quan bảo hiểm, quỹ trợ cấp để bảo hiểm cho quỹ BHXH tự nguyện trong trường hợp quỹ gặp rủi ro, khó khăn.
- Tổ chức quản lý BHXH tự nguyện ở một số nước là do tổ chức BHXH chuyên ngành của Nhà nước quản lý. Song ở một số nước khác thì do các công ty BHXH tự nguyện, nhưng các công ty này lại chịu sự quản lý của cơ quan BHXH (cơ quan quản lý BHXH bắt buộc).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29
Phần 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU