Thiếu thông tin thị trờng

Một phần của tài liệu ngành thép việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế.DOC (Trang 47)

III. Một số bất cập chủ yếu Của ngành thép Việt Nam hiện nay

4.Thiếu thông tin thị trờng

Theo thống kê của Tổng công ty thép Việt Nam, miền Nam chiếm 45% thị phần thép cả nớc nhng chỉ góp 30% tổng sản lợng thép, ngợc lại thị trờng miền Bắc chiếm 30% thị phần mà lại giữ 50% tổng sản lợng. Mặt khác, trong tình trạng thị trờng đang thừa cung hiện nay, khu vực bị ế thừa thép lại không thể đa vào khu vực còn nhu cầu vì chi phí vận chuyển chiếm một tỷ trọng khá lớn trong giá thành (khoảng 4%). Sự bất hợp lý này là hệ quả của việc thiếu thông tin nghiêm trọng dẫn đến tình trạng đầu t tràn lan không theo quy hoạch của các địa phơng.

Ngay từ năm 2000, khi mà lợng cung thép xây dựng đã sắp vợt cầu, cả Thủ tớng chính phủ, Bộ Công nghiệp và Tổng công ty thép Việt Nam đã có công văn chỉ đạo các ngành, địa phơng ngừng cấp phép cho các dự án cán thép nhng hàng loạt các nhà máy mới ở Hải Phòng, Ninh Bình vẫn tiếp tục mọc lên. Hiện tợng bất ổn này xuất phát từ 2 nguyên nhân chính. Thứ nhất, Nhà n- ớc qui định phân cấp phê duyệt đầu t ở nhiều cơ quan khiến các địa phơng, các ngành bỏ qua quy hoạch tổng thể của ngành chủ quản (ngành thép), chạy theo chiến lợc cục bộ và vẫn xây dựng các nhà máy cán thép. Do thiếu hiểu

biét về thông tin thị trờng, các địa phơng cho rằng cứ có nhà máy thép là có cơ hội chuyển dịch cơ cấu kinh tế, là bàn đạp cho công nghiệp hoá. Thứ hai, vì chạy theo lợi nhuận mà nhiều chủ dự án đã cố tình giảm vốn đầu t xuống dới 100 tỷ đồng để vừa mức cấp địa phơng đủ thẩm quyền xét duyệt. Sau khi đợc cấp phép, họ lại từng bớc xin đợc tăng vốn , mở rộng quy mô khiến lợng cung về thép trên thị trờng ngày càng vợt quá cầu tiêu thụ.

Tóm lại, từ bức chân dung toàn cảnh về ngành thép Việt Nam kể trên, một điều không thể phủ nhận đó chính là nhiều tồn tại nghiêm trọng vẫn đã, đang và sẽ tiếp tục tiếp tục gây nguy hại cho ngành thép trong nhiều năm tới nếu chúng ta không sớm tìm ra và áp dụng những giải pháp thích hợp cho những bất cập này. Những vấn đề này không chỉ là nhất thời mà đã tồn tại song song cùng ngành thép của ta trong nhiều năm, gây cản trở cho sự phát triển cân đối của ngành và đặc biệt nguy hại khi ngành phải tuân thủ các cam kết hội nhập đã ký. Việc hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới là xu thế không thể đảo ngợc, ngành thép Việt Nam nói riêng và nền kinh tế nói chung sẽ phải chịu nhiều thách thức từ chính tình hình trong nớc và cả thách thức từ môi trờng quốc tế. Nớc ta tham gia vào xu thế hội nhập đồng nghĩa với việc xoá bỏ dần các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, xoá bỏ sự bảo hộ của nhà nớc và buộc các doanh nghiệp phải thực sự vào cuộc. Qua cuộc cạnh tranh này, có những doanh nghiệp vợt qua đợc khó khăn và đủ sức để cạnh tranh và phát triển. Ngợc lại, một số doanh nghiệp không vơn lên đợc, không đủ sức cạnh tranh sẽ đi đến kết quả tất yếu là phá sản. Do vậy, những tồn tại kể trên của ngành thép lại càng cần phải tìm những hớng đi thích hợp nhằm góp phần đa ngành thép của ta hội nhập thành công vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp thép toàn cầu.

Chơng III

Phơng hớng phát triển và giải pháp đối với ngành thép Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Quá trình hội nhập kinh tế đã và đang có nhiều tác động to lớn đối với nền kinh tế của Việt Nam nói chung và với ngành thép của ta nói riêng. Với các lộ trình hội nhập đang gần kề, ngành thép Việt Nam bên cạnh việc có nhiều cơ hội mở rộng thị trờng, mở rộng hợp tác đầu t, thu hút công nghệ... thì cũng phải đối mặt với không ít khó khăn thách thức mà quá trình này mang lại. Bên cạnh những thách thức từ các cam kết hội nhập, chính trong nội tại

ngành thép cũng còn nhều bất cập nh đã trình bày ở cuối chơng trớc. Do đó, trớc áp lực hội nhập đang ngày một gia tăng, việc xác định rõ phơng hớng phát triển và tìm ra những giải pháp thích hợp để ngành thép của nớc nhà có thể hội nhập thành công là một vấn đề sống còn đối với toàn ngành.

Một phần của tài liệu ngành thép việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế.DOC (Trang 47)