0
Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Chiến lợc hạ thấp chi phí

Một phần của tài liệu NGÀNH THÉP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ.DOC (Trang 56 -56 )

II. Một số giải pháp để ngành thép Việt Nam hội nhập thành công

1. Đối với toàn ngành thép

1.1.2 Chiến lợc hạ thấp chi phí

Chiến lợc hạ thấp chí phí tức là việc doanh nghiệp tìm cách giảm các chi phí đầu vào và các chi phí trung gian khác để hạ giá thành, nâng cao lợi nhuận và có đủ khả năng bán hàng ra với giá cạnh tranh.

- Về nguyên liệu đầu vào

Để phát triển ngành công nghiệp thép, bên cạnh các điều kiện về nguồn vốn, lựa chọn công nghệ, thiết bị địa điểm nhà máy phù hợp thì việc cung cấp nguyên liệu đầu vào sao cho đảm bảo về số lợng, chất lợng giá cả cạnh tranh quốc tế trong điều kiện tự do hoá thơng mại, hội nhập khu vực, hội nhập quốc tế có vai trò hết sức quan trọng. Việt Nam tuy giàu tài nguyên nhng chất lợng còn kém, điều kiện khai thác còn khó khăn, chủng loại cha phải đã đủ để cung cấp cho cả ngành thép nên hàng năm ngành thép vẫn phải nhập khẩu một lợng lớn nguyên liệu đầu vào. Vì vậy các công ty nói riêng và ngành thép nói chung cần có sự quan tâm nhất định đến khâu này:

 Đầu t cho công tác thăm dò bổ sung một số điểm quặng sắt ở các vùng núi phía bắc: Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên... nhằm cung cấp thêm nguyên liệu cho nhà máy Gang thép Thái Nguyên. Bên cạnh đó cần tìm kiếm thăm dò các điểm quặng ở các vùng lân cận các nhà máy thép lớn khác.

 Nghiên cứu, tìm kiếm những biện pháp tích cực để cải tiến chất lợng quặng khai thác đợc thông qua các viện nghiên cứu trong nớc hoặc học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia sản xuất thép phát triển.

 Đối với những loại nguyên liệu mà trong nớc không có hoặc rất ít thì phải nhập khẩu, nghiên cứu nắm bắt thị trờng để có nguồn cung cấp nguyên liệu với giá phải chăng và chất lợng đảm bảo. Đẩy mạnh công tác phá dỡ tàu thuyền cũ và thu gom phế liệu sắt thép vụn.

 Lập công văn đề nghị Nhà nớc hỗ trợ các biện pháp đẩy mạnh sản xuất phôi trong nớc cũng nh thuận tiện hoá, khuyến khích khâu nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất thép.

Các chi phí trung gian bao gồm chi phí vận chuyển, chi phí điện năng, chi phí nhân công... Do đó, để hạ thấp các chi phí này, cần chú ý những điểm sau:

 Xây dựng các nhà máy gần các thị trờng có nhu cầu tiêu thụ lớn nh các thành phố lớn, các khu đô thị để giảm thiểu các chi phí về vận chuyển, phí cầu đờng hoặc gần các cảng biển để tiện cho việc nhập khẩu nguồn nguyên liệu hay xuất khẩu hàng hoá. Cải tạo các cảng cũ và cho xây dựng mới các cảng nớc sâu hoặc cảng chuyên dùng để có thể tiếp nhận đợc tàu có công suất 3 đến 5 vạn tấn. Nếu sử dụng các cảng cũ, chỉ có thể tiếp nhận đợc những tàu có trọng tải nhẹ làm chi phí chuyên chở cao, gây ảnh hởng đến cả việc xuất hàng và nhập nguyên liệu thép. Hiện nay, một số dự án xây dựng nhà máy luyện thép mới ở cảng Cái Lân (Quảng Ninh) và Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng là vì muốn hạ thấp các chi phí vận chuyển.

 Sử dụng các loại máy móc tốt, có chi phí khấu hao tài sản cố định thấp, ít tốn điện năng và các nguồn nguyên liệu khác nh than, dầu...

 Khuyến khích các phát minh sáng chế, ứng dụng khoa học kỹ thuật phát sinh trong quá trình sản xuất nhằm tiết kiệm đợc các chi phí trung gian nói trên.

 Ngày nay, chi phí về điện cho sản xuất thép rất tốn kém bởi giá điện phục vụ sản xuất ở Việt Nam rất cao, cần tìm kiếm và sử dụng các nguồn năng lợng thay thế phù hợp khác nh năng lợng mặt trời hay khí gas... Đồng thời, cần kiến nghị với Chính phủ về việc hỗ trợ cho ngành sản xuất thép trong nớc về giá mua điện, than, gas, quặng sắt...

Một phần của tài liệu NGÀNH THÉP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ.DOC (Trang 56 -56 )

×