Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp BHNT

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bảo việt nhân thọ bắc giang (Trang 29)

2.1.5.1 Các nhân tố môi trường vĩ mô * Yếu tố kinh tế

Yếu tố kinh tế luôn chứa đựng những cơ hội và đe dọa khác nhau đối với từng doanh nghiệp trong các ngành khác nhau và có ảnh hưởng tiềm tàng đến các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Trong khuôn khổ luận văn chỉ nghiên cứu sự tác động của một số nhân tố sau:

Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao sẽ

xuất hiện nhu cầu bảo hiểm cao, do thu nhập của người dân tăng lên. Đây là cơ hội

đồng thời là thách thức cho các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

Tỷ lệ lạm phát: Lạm phát làm cho sự biến động của đồng tiền khôn lường. Việc đầu tư của doanh nghiệp trở nên may rủi, doanh nghiệp không muốn bỏ tiền

đầu tư. Người dân không muốn tham gia BHNT do thời gian dài, ảnh hưởng tới giá trịđồng tiền.

Nhận xét: Đây là nhóm yếu tố ảnh hưởng quan trọng ảnh hưởng đến hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời, đây là yếu tố mà các doanh nghiệp khi xác lập kế hoạch, mục tiêu, nghiên cứu thị trường …đều cần tham khảo.

* Yếu tố chính trị, pháp luật

Hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của Chính phủ, các xu hướng ngoại giao của Chính Phủ và những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới. Sựổn định hay không về chếđộ chính trị tác động đến việc hoạch

định chiến lược, chương trình hành động của doanh nghiệp nhằm nắm bắt cơ hội, giảm thiểu nguy cơ xảy ra, tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động doanh nghiệp.

Mỗi ngành kinh doanh đều phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Vì vậy doanh nghiệp cần am hiểu pháp luật để chủ động đối phó với sự thay đổi. Môi trường pháp luật đầy đủ và hoàn thiện sẽ giúp các doanh nghiệp hoạt động bình

đẳng và có điều kiện thuận lợi để phát triển. Yếu tố này sẽ thúc đẩy hay kìm hãm các doanh nghiệp mở rộng hay thu hẹp kinh doanh.

Nhận xét: Đây là yếu tố có tác động gián tiếp nhưng rất quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của ngành. Các doanh nghiệp phải quan tâm đến yếu tố này để hoạt động kinh doanh theo đúng khuôn khổ pháp luật và đầu tư phát triển lâu dài.

* Yếu tố môi trường văn hóa, xã hội

Gồm những chuẩn mực, những giá trị, trình độ dân trí, phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng, dân số, tỷ lệ tăng dân số, nghề nghiệp và phân phối thu nhập, tuổi thọ, tỷ lệ sinh tự nhiên và sự phân bố dân cư. Những hiểu biết và thông tin về văn hóa xã hội và dân cư giúp nhà quản trị hoạch định chiến lược một cách hiệu quả.

Nhận xét: Sự thay đổi của các yếu tố văn hóa- xã hội có thể tác động tích cực hay tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới thói quen tiêu dùng sản phẩm, do đó cần phải thường xuyên nắm bắt những thay đổi trong môi trường văn hóa- xã hội để có những phản ứng kịp thời trước đối thủ cạnh tranh.

2.1.5.2 Nhân tố môi trường vi mô * Đối thủ cạnh tranh

Doanh nghiệp luôn phải đối phó với hàng loạt các đối thủ cạnh tranh, vấn

đề quan trọng ở đây là không được coi thường bất kỳ đối thủ nào, nhưng cũng không nên coi đối thủ là kẻ địch, cách xử lý khôn ngoan nhất không phải là hướng mũi nhọn vào đối thủ của mình mà ngược lại vừa phải xác định, điều khiển và hoà giải, lại vừa phải hướng suy nghĩ và sự quan tâm của mình vào khách hàng có nghĩa là mình đã thành công một phần trong cạnh tranh, mặt khác cũng nên quan tâm tới việc dự đoán trong tương lai và định hướng tới khách hàng, trên thực tế cho thấy cạnh tranh có thể diễn ra trên nhiều mặt khác nhau nhưng có thể nói cạnh tranh với nhau chủ yếu là khách hàng. Vì thế trong cạnh tranh người được lợi nhất là khách hàng, nhờ có cạnh tranh mà khách hàng được tôn vinh là thượng đế, để có và giữ được khách hàng, doanh nghiệp cần phải tìm cách sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt hơn, đẹp hơn và rẻ hơn, không những thế còn phải chiều lòng khách hàng, lôi kéo khác hàng bằng cách hoạt động quảng cáo khuyến mãi và tiếp thị.

Đối thủ cạnh tranh vừa tạo ra động lực, vừa tạo ra sức ép cho doanh nghiệp,

đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn đổi mới, tự hoàn thiện mình để giành lợi thế cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay tiềm ẩn sẽ giúp doanh nghiệp tựđiều chỉnh các phương thức, chiến lược kinh doanh của mình cho phù hợp.

Nhận xét: Doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để xác định vị thế của mình, từđó, xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp, nâng cao năng lực cạnh tranh so với đối thủ.

* Khách hàng

Khách hàng là những người đang mua và sẽ mua hàng của doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp khách hàng là yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tính chất quyết định của khách hàng thể

hiện ở các mặt sau.

Khách hàng quyết định hàng hoá của doanh nghiệp được bán theo giá nào? Trên thực tế doanh nghiệp chỉ có thể bán với giá mà người tiêu dùng chấp nhận. Khách hàng quyết định doanh nghiệp bán sản phẩm như thế nào? Phương thức bán hàng và phương thức phục vụ khách hàng do khách hàng lựa chọn, vì trong nền kinh tế thị trường người mua có quyền lưạ chọn theo ý thích của mình và cũng quyết định phương thức phục vụ của người bán. Điều này cho thấy tính chất quyết

định của khách hàng làm cho thị trường chuyển từ thị trường người bán sang thị

trường người mua, khách hàng trở thành thượng đế. Do vậy doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố khách hàng, khách hàng có thể ganh đua với doanh nghiệp bằng cách yêu cầu chất lượng sản phẩm cao hơn, hoặc ép giảm giá xuống, mặt khác khách hàng còn làm cho các đối thủ cạnh tranh chống chọi lại nhau và dẫn

đến làm tổn hao đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhóm khách hàng thường gây áp lực với doanh nghiệp là những nhóm khách hàng tập trung và mua với khối lượng lớn, nhóm khách hàng mua đúng tiêu chuẩn phổ biến và không có gì khác biệt vì họ

có thể tìm được nhà cung cấp khác một cách dễ dàng hoặc nhóm khách có đầy dủ

thông tin về sản phẩm, giá cả thị trường, giá thành của nhà cung cấp, điều này đem lại cho khách hàng một lợi thế mạnh hơn trong cuộc mặc cả so với trường hợp họ

chỉ có ít thông tin.

Bên cạnh đó sự yêu cầu của khách hàng cũng sẽ gây áp lực làm tụt giảm khả

năng cạnh tranh của doanh nghiệp, điều này thể hiện ở chỗ nếu doanh nghiệp không theo đuổi kịp những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng thì họ sẽ có xu hướng chuyển dịch sang những doanh nghiệp khác mà doanh nghiệp đó có thểđáp ứng đầy

đủ nhu cầu của họ. Hiện tượng này dẫn đến lượng khách hàng sẽ giảm đi và ngày một thưa dần nếu doanh nghiệp không kịp thời đáp ứng nhu cầu của họ, và như vậy sức cạnh tranh sẽ giảm sút, điều đó chứng tỏ yếu tố khách hàng có ảnh hưởng mạnh mẽđến sự tồn tại, vận hành và phát triển của doanh nghiệp.

Đối với các công ty BHNT, ngoài khách hàng bên ngoài là những người tham gia BHNT, còn có khách hàng bên trong đó là các tư vấn viên BHNT, đây là khách hàng đặc biệt của doanh nghiệp. Khi đi ký kết hợp đồng BHNT thì họ là nhân viên

công ty, là người đại diện công ty đàm phán với khách hàng để ký kết hợp đồng,

đồng thời họ cũng là đối tác của công ty. Tư vấn viên BHNT có vai trò rất lớn, bởi kênh phân phối chủ yếu của các công ty bảo hiểm là thông qua hệ thống TVV, họ

mang lại doanh thu và hợp đồng cho công ty. Tư vấn viên cũng tạo ra áp lực cho công ty, khi mà có nhiều doanh nghiệp BHNT xâm nhập thị trường họ có điều kiện so sánh về những ưu đãi mà các công ty đem lại cho họ. Chính vì vậy công ty cũng phải có những chếđộ ưu đãi về tiền hoa hồng, về chính sách thăng tiến trong nghề

nghiệp để giữ chân các TVV giỏi.

Nhận xét: Doanh nghiệp phải thường xuyên nghiên cứu nhu cầu khách hàng, thu thập thông tin, định hướng tiêu thụ trong hiện tại và tương lai, làm cơ sở hoạch

định kế hoạch sản xuất kinh doanh.

* Sản phẩm thay thế

Những sản phẩm thay thế cũng là một trong các lực lượng tạo nên sức ép cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp cùng ngành. Sự ra đời của sản phẩm mới là một tất yếu nhằm đáp ứng biến động của nhu cầu của thị trường theo hướng ngày càng đa dạng, phong phú, chính nó làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm bị thay thế. Các sản phẩm thay thế nó sẽ có ưu thế hơn và sẽ dần thu hẹp thị trường của sản phẩm thay thế. Để khắc phục tình trạng thị trường bị thu hẹp các doanh nghiệp phải luôn hướng tới những sản mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã hay nói cách khác doanh nghiệp phải luôn hướng tới khách hàng để tìm độ

thoả dụng mới.

Trong vài năm gần đây, cũng như các ngành kinh doanh khác, các ngân hàng lớn đã có mặt để cung cấp các dịch vụ cho người dân tỉnh Bắc Giang, sự góp mặt của ngân hàng Vietvombank, Techcombank, MB, VP bank, ..Với lãi suất cao, thủ

tục nhanh chóng, chất lượng dịch vụ tốt cộng với mạng lưới ngân hàng nhiều tạo sức cạnh tranh rất lớn về việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư giữa ngân hàng và BHNT. Dưới góc độ của nhà đầu tư thì đầu tư vào BHNT có lãi suất rất thấp so với gửi vào ngân hàng, thời gian tham gia thì dài hơn, thêm vào đó là sự bấp bênh của đồng Việt Nam.

Ngoài ra bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, và bảo hiểm y tế (BHYT) tự

nguyện cũng là sản phẩm thay thế cho bảo hiểm nhân thọ. Hiện số người tham gia và tiếp cận với dịch vụ BHXH tự nguyện, BHYT tự nguyện chưa cao, nhưng trong những năm tới số người này có xu hướng tăng lên. Những đe dọa của các sản phẩm thay thế có tác động không nhỏ tới Bảo Việt nhân thọ Bắc Giang và các công ty BHNT khác trên thị trường.

2.1.5.3 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp * Năng lực về tài chính

Vốn là tiền đề vật chất cần thiết cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Bất cứ hoạt động đầu tư, mua sắm hay phân phối nào cũng đều phải xem xét tính toán

đến tiềm lực tài chính của doanh nghiệp, một doanh nghiệp có tiềm lực lớn về tài chính sẽ rất thuận lợi trong việc huy động vốn đầu tư, trong mua sắm đổi mới công nghệ và máy móc cũng như có điều kiện để đào tạo và đãi ngộ nhân sự, những thuận lợi đó sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được trình độ chuyên môn tay nghề cho cán bộ, nhân viên, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ thấp chi phí để nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nào yếu kém về tài chính sẽ không có điều kiện để mua sắm, trang trải nợ và như vậy sẽ không tạo được uy tín về khả

năng thanh toán và khả năng đáp ứng những sản phẩm có chất lượng cao đối với khách hàng, làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không tiến triển được và có nguy cơ bị thụt lùi hoặc phá sản, như vậy khả năng tài chính là yếu tố quan trọng đầu tiên để doanh nghiệp hình thành và phát triển.

* Nguồn nhân lực

Con người là yếu tố quyết định mọi thành bại của hoạt động kinh doanh, bởi vậy, doanh nghiệp phải chú ý việc sử dụng con người phát triển nhân sự, xây dựng môi trường văn hoá và có nề nếp, tổ chức của doanh nghiệp. Con người là yếu tố

chủ chốt, là tài sản quan trọng và có giá trị cao nhất của doanh nghiệp. Bởi chỉ có con người mới có đầu óc và sáng kiến để sáng tạo ra sản phẩm, chỉ có con người mới biết và khơi dậy được nhu cầu con người, chỉ có con người mới tạo được uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp mà tất cả những yếu tố này hình thành nên khả năng

cạnh tranh. Vậy muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của mình doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải chú ý quan tâm đến tất cả mọi người trong doanh nghiệp, từ cán bộ nhân viên tới đội ngũ tư vấn viên của doanh nghiệp.. Những người lãnh đạo chính là những người cầm lái con tàu doanh nghiệp, họ là những người đứng mũi chịu sào trong mỗi bước đi của doanh nghiệp, là những người có quyền lực cao nhất và trách nhiệm thuộc về họ cũng là nặng nề nhất, họ chính là những người xác định hướng đi và mục tiêu cho doanh nghiệp, còn thực hiện quyết định của họ là những nhân viên dưới quyền.

Trong bất cứ một doanh nghiệp nào chỉ mới có nhà lãnh đạo giỏi vẫn chưa

đủ, vẫn chỉ mới có người ra quyết định mà chưa có người thực hiện những quyết

định đó, bên cạnh đó phải có một đội ngũ nhân viên giỏi cả về trình độ và tay nghề, có óc sáng tạo có trách nhiệm và có ý thức trong công việc, có như vậy họ mới có thể đưa ra những sản phẩm có chất lượng tốt mang tính cạnh tranh cao. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước kia ban lãnh đạo có thể họ không có trình độ

chuyên môn cao chỉ cần họ có thâm niên công tác lâu năm trong nghề là họ yên trí

đứng ở vị trí lãnh đạo, và đội ngũ nhân viên không cần giỏi về chuyên môn, tay nghề, vẫn có thể tồn tại lâu dài trong doanh nghiệp. Ngày nay với quy luật đào thải của nền kinh tế thị trường nếu như nếu ban lãnh đạo không có đủ trình độ chuyên môn cao, không có năng lực lãnh đạo thì trước sau họ cũng sẽ bị đào thải, sẽ phải rời khỏi vị trí mà họđang nắm giữ.

Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp nào có đội ngũ lãnh đạo giỏi, tài tình và sáng suốt thì ởđó công nhân viên rất yên tâm để cống hiến hết mình, họ luôn có cảm giác là doanh nghiệp mình sẽ luôn đứng vững và phát triển, trách nhiệm và quyền lợi của họ được bảo đảm được nâng đỡ và phát huy. Ở đâu có nhân viên nhiệt tình có trách nhiệm có sự sáng tạo thì ở có sự phát triển vững chắc, bởi những quyết định mà ban lãnh đạo đưa ra đã có người thực hiện. Như

vậy, để có năng lực cạnh tranh thì những người trong doanh nghiệp đó phải có ý thức, trách nhiệm và nghĩa vụ về công việc của mình, muốn vậy khâu tuyển dụng

đào tạo và đãi ngộ nhân sự là vấn đề quan trọng, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

* Cơ sở vật chất, trang thiết bị và công nghệ

Nguồn lực vật chất kỹ thuật sẽ phản ánh thực lực của doanh nghiệp đối với

đối thủ cạnh tranh. Bởi vì trình độ máy móc, thiết bị và công nghệ có ảnh hưởng mạnh mẽ tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đối với công ty BHNT có hệ

thống trang thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại thì việc quản lý hợp đồng, quản lý khách hàng, quản lý nhân viên và thực hiện giải quyết quyền lợi bảo hiểm sẽđược nhanh chóng, thuận lợi.

Tóm lại, tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thì bên cạnh một số nhân tố thuộc môi trường bên trong hay còn gọi là các nhân tố nội tại còn có các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bảo việt nhân thọ bắc giang (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)