2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Nguồn vốn luôn là yếu tố đầu vào vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, nó là nhân tố quyết định sự thành công của ngân hàng. Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á cũng đã luôn xác định tạo vốn là khâu mở đầu, tạo ra khả năng vốn vững chắc, là yếu tố quan trọng của hoạt động ngân hàng. Do vậy, ngân hàng đã luôn chủ động tích cực quan tâm phát triển công tác huy động vốn. SeABank tập trung khai thác phân khúc tiết kiệm cá nhân – chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn huy động. Ngân hàng luôn đưa ra các sản phẩm tiết kiệm có nhiều tiện ích hấp dẫn khách hàng. Các sản phẩm huy động tiết kiệm dân cư có thưởng với lãi suất hấp dẫn cùng với cách tính lãi suất linh hoạt như lãi suất tiết kiệm linh hoạt, lãi suất bậc thang, lĩnh lãi cuối kỳ…. của SeABank cho phép khách hàng có nhiều sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu, tạo sức hấp dẫn cho sản phẩm. Ngoài ra, mở rộng quan hệ với các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước nhằm phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực. Do đó góp phần tăng trưởng nguồn vốn, tạo được cơ cấu đầu vào hợp lí.
Bảng 2.1: Cơ cấu huy động vốn của SeABank
Đơn vị: tỷ đồng
STT Các chỉ tiêu
31/12/200
8 31/12/2009 31/12/2010
Số dư Số dư với 2008+/- so Số dư với 2009+/- so I Tiền gửi của
khách hàng 8,587,008 12,345,847 43.77% 19,758,201 60.04%
1 Tiền gửi thanh toán 2,146,753 3,986,135 85.68% 5,468,345 37.18% 2 Tiền gửi tiết kiệm 6,440,255 8,359,712 29.80% 14,289,856 70.94%
II Tiền gửi của các
TCTD 8,142,897 12,297,482 51.02% 19,140,259 55.64% Tổng huy động 16,729,905 24,643,329 47.30% 39,867,124 61.78%
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2008-2010 của SeABank
Sơ đồ 2.1: Tỷ trọng nguồn tiền gửi khách hàng các năm 2008 – 2009 – 2010 của SeABank
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2008 – 2010 của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á
Qua bảng số liệu 3 năm gần đây 2008 – 2010 cho thấy hoạt động huy động vốn của ngân hàng đang không ngừng tăng lên về quy mô và có sự thay đổi cơ cấu theo hướng tích cực.
Tính đến 31/12/2010, nguồn vốn mà ngân hàng huy động được đã tăng lên là 39.867 tỷ đồng, tăng gần 15.230 tỷ đồng (tương đương tăng 62%) so với năm 2009 và cao hơn so với kế hoạch chung mà ngân hàng đề ra. Trong đó tiền gửi của khách hàng chiếm 60% trong tổng nguồn huy động và có sự phân chia đồng đều giữa các
nguồn. Sự đóng góp của mỗi nguồn ngày một tăng cao theo chiều hướng tích cực. Trong cơ cấu nguồn vốn phân theo khách hàng, tiền gửi tập trung nhiều ở phía các tổ chức tín dụng năm 2009 chiếm 51,02% trong tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi dân cư cũng chiếm tỉ lệ khá cao, chiếm tới 43,8% trong năm 2009. Tuy nhiên đến năm 2010, tỉ lệ tiền gửi ở khu vực dân cư tăng cao chiếm 60% tổng nguồn vốn huy động cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng đã đạt được những kết quả nhất định thông qua các chính sách khuyếch trương sản phẩm, marketing, SeABank đã tạo dựng được thương hiệu, niềm tin đối với khách hàng.
Trong cơ cấu nguồn vốn phân theo tiền gửi khách hàng, tỉ trọng tiền gửi tiết kiệm chiếm khoảng 70% trong cơ cấu. Đặc biệt, trong 3 năm 2008 – 2010, có sự tăng lên về tỉ trọng của tiền gửi thanh toán. Năm 2010, khối lượng tiền gửi thanh toán ngân hàng huy động được là 5.468 tỷ đồng, tăng 37,18% so với năm 2009. Việc gia tăng khối lượng tiền gửi thanh toán cho thấy hướng đi đúng đắn của ngân hàng, bởi nguồn tiền gửi thanh toán là nguồn vốn có chi phí rẻ, góp phần gia tăng lợi nhuận của ngân hàng.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng là hoạt động sinh lợi chủ yếu của ngân hàng. Xác định tầm quan trọng của công tác tín dụng trong hoạt động của ngân hàng, Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á thực hiện việc phân đoạn thị trường hiệu quả, xác định thị trường mục tiêu là nhóm khách hàng cá nhân có nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, và thị trường các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các sản phẩm tín dụng cá nhân của SeABank được thiết kế đa dạng phù hợp với nhu cầu và khả năng của từng nhóm khách hàng, từ tầng lớp bình dân đến trung lưu, thượng lưu, phục vụ nhiều mục tiêu khác nhau. Từ hoạt động tín dụng cá nhân truyền thống, ngân hàng đã làm mới và ban hành các sản phẩm bán lẻ đáp ứng nhu cầu của từng phân đoạn khách hàng cụ thể: cho vay mua nhà, cho vay tiêu dùng, tiêu dùng cùng doanh nhân, cho vay du học,…Các sản phẩm của ngân hàng được thực hiện theo các hình thức khác nhau về thời hạn, mục đích vay…nhằm đáp ứng nhu cầu và năng lực của khách hàng. Ngoài ra, đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, sau khi nghiên cứu kỹ về nhu cầu và năng lực của các doanh nghiệp này, SeABank đã thiết kế một số sản phẩm với sự đa dạng về mục đích, hình thức vay như vay sản xuất kinh doanh cá thể, vay bổ sung vốn lưu động doanh nghiệp, vay tài trợ xuât nhập khẩu, vay tài trợ dự án…Với sự phân đoạn thị trường phù hợp, sản phẩm của SeABank từng bước
tiếp cận được thị trường, đảm bảo nhu cầu của khách hàng cũng như yêu cầu quản trị rủi ro.
Với sự sáng tạo trong việc hoạch định, phân loại thị trường hiệu quả, hoạt động tín dụng của SeABank tăng trưởng mạnh mẽ được thể hiện qua sơ đồ 2.2 sau:
Sơ đồ 2.2: Tình hình dư nợ tín dụng các năm 2008 – 2010 của SeABank
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008 – 2010 của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á
Qua sơ đồ về tình hình dư nợ cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á giai đoạn 2008 – 2010 ta thấy, dư nợ cho vay của SeABank từ năm 2008 – 2010 có mức tăng trưởng cao. Năm 2008, dư nợ cho vay là 16.746 tỷ đồng. Năm 2009, dư nợ cho vay là 24.009 tỷ đồng (tăng 44%) so với năm 2008. Đến năm 2010, dư nợ cho vay của ngân hàng là 20.417 tỷ đồng, giảm 3.592 tỷ đồng so với năm 2009 do tình hình kinh tế trong nước có nhiều biến động do tình hình kinh tế vĩ mô có nhiều bất lợi, lạm phát gia tăng đặc biệt NHNN áp dụng trần lãi suất huy động là 14%, khiến cho lãi suất cho vay của các NHTM ở mức cao khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn vay, dẫn đến việc dư nợ cho vay của ngân hàng trong năm 2010 giảm.
Không những vậy, chất lượng tín dụng của SeABank luôn ở mức an toàn với tỉ lệ nợ quá hạn nhỏ trong suốt 4 năm liền.
Bảng 2.2: Tỉ lệ nợ quá hạn của SeABank qua các năm (2007 – 2010) Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tỉ lệ nợ quá hạn 0,24% 2,14% 1,88% 1,82%
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008- 2010 của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tỉ lệ nợ quá hạn của SeABank năm 2007 là rất nhỏ chỉ chiếm 0,24% tổng dư nợ. Năm 2008, tỉ lệ nợ quá hạn tăng lên 2,14% do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và khó khăn của nền kinh tế trong nước. Đến năm 2009, tỉ lệ nợ quá hạn của ngân hàng giảm còn 1,88%; năm 2010 là 1,82%. Tỉ lệ nợ quá hạn này thấp hơn nhiều so với giới hạn cho phép của Ngân hàng Nhà nước là 5%; đồng thời ngân hàng đã thực hiện trích lập dự phòng 100% đối với các khoản nợ xấu. Để đạt được kết quả trên, cho thấy sự nỗ lực rất lớn của tập thể ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên SeABank trong công tác thẩm định khách hàng và quản trị rủi ro.
2.1.3.3. Hoạt động thanh toán quốc tế
Hoạt động thanh toán quốc tế và bảo lãnh của SeABank có những bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và chất lượng các dịch vụ tiêu biểu như: dịch vụ bảo lãnh, nghiệp vụ nhờ thu xuất - nhập khẩu, tín dụng thư xuất - nhập khẩu. Doanh số thanh toán quốc tế của SeABank luôn vượt mức kế hoạch về doanh thu phí thanh toán quốc tế hàng năm. Tổng doanh số chuyển tiền đi qua SeABank trong năm 2010 đạt 187,17 triệu USD và tổng doanh thu phí thanh toán quốc tế đạt 1,8 triệu USD, đạt 123% kế hoạch năm 2010, tăng 25% so với năm 2009. Ngoài ra lãi đầu tư qua đêm của các tài khoản Nostro mở tại các ngân hàng nước ngoài tăng đều qua các năm, năm 2010 là 7.503USD, năm 2009 là 6.269USD, năm 2008 là 5.600USD.
Dịch vụ thanh toán quốc tế của SeABank luôn được khách hàng đánh giá cao về uy tín và chất lượng, tỷ lệ điện chuẩn của SeABank đạt tới 95%. Chất lượng và hoạt động của SeABank được thể hiện qua sự ghi nhận của các ngân hàng lớn trên thế giớinhư Citibank, HSBC, Wachovia. Hiện nay, SeABank có quan hệ đại lý với hơn 200 ngân hàng trên thế giới và các chi nhánh của họ ở nhiều quốc gia, đồng thời ngân hàng cũng tận dụng mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp thế giới của ngân hàng Société Générale – đối tác chiến lược của ngân hàng. Đặc biệt, từ năm 2009, SeABank được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép cung ứng các dịch vụ ngoại hối đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung ứng các dịch vụ chuyển tiền và thanh toán quốc tế của ngân hàng phục vụ nhu cầu ngoại hối của các doanh nghiệp và cá nhân trong, ngoài nước
2.2. Thực trạng công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tạiNgân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á