Hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của Moody’s và S & P

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (Trang 25)

Moody’s Investors Service (Moody’s) và Standard & Poor’s (S & P) là hai tổ chức xếp hạng tín nhiệm có uy tín và lâu đời tại Mỹ. Đây cũng là hai tổ chức tiên phong trong lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm trên thế giới. Ngày nay, Moody’s và S & P hoạt động ở khắp các thị trường tài chính kể cả các thị trường tài chính mới nổi trên toàn thế giới bởi kết quả xếp hạng của hai tổ chức này được đánh giá rất cao.

Mô hình của Moody’s:

Moody’s thiết lập 11 tỷ số chung nhất để sử dụng trong phân tích so sánh. Các tỷ số này được Moody’s ứng dụng rộng rãi ở những quốc gia khác nhau, những ngành khác nhau và ở các báo cáo xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quy trình cụ thể Moody’s có thể xem xét bớt hoặc thêm vào các chỉ tiêu cho phù hợp từng ngành riêng biệt.

Phương pháp xếp hạng tín nhiệm của Moody’s tập trung vào bốn nhân tố chính gồm đánh giá môi trường ngành, đánh giá tình hình tài chính, đánh giá hoạt

động sản xuất kinh doanh, đánh giá khả năng quản trị doanh nghiệp chú trọng vào kiểm soát nội bộ. Đối với Moody’s, xếp hạng chất lượng công cụ nợ của doanh nghiệp cao nhất từ Aaa sau đó thấp dần đến C.

Bảng 1.2: Bảng hệ thống ký hiệu xếp hạng công cụ nợ dài hạn của Moody’s

STT Xếp hạng Tình trạng

1 Aaa Công cụ nợ có chất lượng cao nhất

2 Aa1

3 Aa2 Công cụ nợ có chất lượng cao Đầu tư

4 Aa3

5 A1

6 A2 Có chất lượng vừa, khả năng thanh toán tốt

7 A3

8 Baa1

9 Baa2 Có chất lượng vừa, đủ khả năng thanh toán 10 Baa3

11 Ba1

12 Ba2 Có khả năng thanh toán không chắc chắn 13 Ba3

14 B1 Đầu cơ

15 B2 Công cụ nợ có rủi ro đầu tư cao

16 B3

17 Caa1

18 Caa2 Công cụ nợ có chất lượng kém Khả năng phá sản 19 Caa3

20 Ca Đầu tư có rủi ro cao Phá sản hoàn toàn 21 C Công cụ nợ có chất lượng kém nhất

Nguồn: htttp: www.senate.michigan.gov

Mô hình của Standard & Poor’s:

Phương pháp xếp hạng của S & P bao gồm cả phân tích định tính và định lượng. S & P cũng tập trung nhiều vào phân tích dòng tiền và khả năng thanh toán trong quá khứ. Về phân tích khả năng sinh lợi, theo tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp 2006 thì đây là một phần trong bước phân tích rủi ro tài chính của doanh nghiệp nhưng theo tiêu chuẩn xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp 2008, S & P nhấn mạnh khả năng sinh lợi như một phần của bước đánh giá rủi ro kinh doanh và năng lực cạnh tranh.

Trong quy trình xếp hạng, S & P không phân loại theo tính chất của dữ liệu mà phân loại theo rủi ro bao gồm rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.

Rủi ro kinh doanh bao gồm rủi ro ngành, khả năng cạnh tranh/ vị thế doanh nghiệp trong ngành/ lợi thế kinh tế, khả năng sinh lợi trong sự so sánh với các doanh nghiệp khác trong nhóm tương đồng. S & P nhấn mạnh nhân tố chính trong rủi ro kinh doanh là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Rủi ro tài chính bao gồm phân tích chính sách tài chính, chính sách và thông tin kế toán, khả năng đáp ứng của dòng tiền, cấu trúc vốn và khả năng thanh toán ngắn hạn.

Bảng 1.3: Bảng hệ thống ký hiệu xếp hạng tín dụng của Standard and Poor’s (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

STT Xếp hạng Tình trạng

1 AAA Chất lượng cao nhất 2 AA+

3 AA Chất lượng cao 4 AA-

5 A+ Trái phiếu có thể đầu tư

6 A Chất lượng vừa cao hơn

7 A-

8 BBB+

9 BBB Chất lượng vừa 10 BBB-

11 BB+

12 BB Chất lượng vừa thấp hơn Trái phiếu có độ rủi ro cao 13 BB-

14 B+

15 B Đầu cơ

16 B-

17 CCC+ Trái phiếu không nên đầu tư 18 CCC Đầu cơ có rủi ro

19 CCC-

20 D Không hoàn được vốn

Nguồn:www.kiemtoan.com.vn 1.2.3.4. Quy định của Ngân hàng Nhà nước về xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Căn cứ theo quyết định số 57/2002/QĐ – NHNN, ngày 24 tháng 1 năm 2002 của Ngân hàng Nhà nước về việc phân loại, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp được thực hiện theo phương pháp xếp loại và phương pháp so sánh. Nội dung bao gồm các bước sau:

Bước 1: Thu thập thông tin

Các chỉ tiêu thông tin thu thập để sử dụng trong quá trình phân tích bao gồm: - Bảng cân đối kế toán

- Bảng kết quả hoạt động kinh doanh - Tình hình dư nợ ngân hàng

- Các thông tin phi tài chính khác

Bước 2: Phân loại doanh nghiệp: theo quy mô, theo ngành kinh tế - Theo quy mô: lớn, vừa, nhỏ.

- Theo ngành kinh tế: nông, lâm, ngư nghiệp; thương mại dịch vụ; xây dựng; công nghiệp.

Bước 3: Các chỉ tiêu phân tích tài chính cơ bản gồm: - Chỉ tiêu thanh khoản.

- Chỉ tiêu hoạt động. - Chỉ tiêu cân nợ. - Chỉ tiêu thu nhập.

Bước 4: Chỉ tiêu phân tích, trọng số cho các chỉ tiêu, thang điểm xếp loại

Bảng 1.3: Bảng chỉ tiêu, trọng số, thang điểm xếp loại

Các chỉ tiêu Trọng

số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thang điểm xếp loại

A B C D Sau D

*Các chỉ tiêu thanh khoản

1- Khả năng thanh toán ngắn hạn 2 5 4 3 2 1 2- Khả năng thanh toán nhanh 1 5 4 3 2 1

*Các chỉ tiêu hoạt động

3- Luân chuyển hàng tồn kho 3 5 4 3 2 1 4- Kỳ thu tiền bình quân 3 5 4 3 2 1 5- Hệ số sử dụng tài sản 3 5 4 3 2 1

*Các chỉ tiêu cân nợ

6- Nợ phải trả/ Tổng tài sản 3 5 4 3 2 1 7- Nợ phải trả/ Nguồn vốn chủ sở hữu 3 5 4 3 2 1 8- Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ ngân hàng 3 5 4 3 2 1

*Các chỉ tiêu thu nhập

9- Tổng thu nhập trước thuế/ Doanh thu 2 5 4 3 2 1 10- Tổng thu nhập trước thuế/Tài sản có 2 5 4 3 2 1 11- Tổng thu nhập trước thuế/ Nguồn

vốn chủ sở hữu

2 5 4 3 2 1

Cách tính điểm các chỉ tiêu theo ngành nghề thể hiện ở phụ lục 1.1; phụ lục

1.2; phụ lục 1.3; phụ lục 1.4.

Bước 5: Xếp loại doanh nghiệp.

Doanh nghiệp được xếp loại tín dụng theo 6 loại có thứ hạng từ cao xuống thấp, có ký hiệu như sau: AA; A; BB; B; CC; C.

Điểm tối đa cho một doanh nghiệp là 135 điểm; điểm tối thiểu là 27 điểm; khoảng cách loại tín dụng doanh nghiệp được xác định theo công thức:

Điểm tối đa – Điểm tối thiểu Khoảng cách loại tín dụng doanh nghiệp = ____________________________________________ Số loại tín dụng doanh nghiệp

135 - 27 = = 18 6 - Loại AA sẽ có số điểm từ 117 đến 135 - Loại A sẽ có số điểm từ 98 đến 116 - Loại BB sẽ có số điểm từ 79 đến 97 - Loại B sẽ có số điểm từ 60 đến 78 - Loại CC sẽ có số điểm từ 41 đến 59 - Loại C sẽ có số điểm dưới 41 điểm Nội dung đánh giá từng loại thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.4: Tổng hợp điểm xếp loại doanh nghiệp

STT Ký hiệuxếp loại Nội dung

1 AA Doanh nghiệp hoạt động rất tốt, đạt hiệu quả cao và có triển vọng phát triển tốt đẹp, có rủi ro thấp.

2 A Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, có tiềm năng phát triển và có rủi ro thấp.

3 BB Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, doanh nghiệp có hạn chế nhất định về nguồn tài chính và có những nguy cơ tiềm ẩn. Rủi ro thấp.

4 B Doanh nghiệp hoạt động chưa đạt hiệu quả, khả năng tự chủ tài chính thấp, có nguy cơ tiềm ẩn. Rủi ro trung bình.

5 CC Doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động tài chính thấp, tài chính yếu kém, thiếu khả năng tự chủ về tài chính. Rủi ro cao.

6 C Doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ kéo dài, tình hình tài chính yếu, không có khả năng tự chủ về tài chính, có nguy cơ phá sản. Rủi ro rất cao.

1.2.4. Quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp

Quy trình và các nội dung trong quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp phụ thuộc vào chính sách tín dụng của từng ngân hàng. Nhưng tóm lại về cơ bản đều gồm các bước sau:

Sơ đồ 1.1: Các bước tiến hành xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 1: Thu thập thông tin

Đây là bước đầu tiên và là bước quan trọng nhất trong quá trình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp. Chất lượng của kết quả xếp hạng tín dụng phụ thuộc chủ yếu vào tính toàn diện, kịp thời, tin cậy của nguồn thông tin đầu vào.

Cán bộ tín dụng có thể thu thập nguồn thông tin đầu vào từ các nguồn như: hồ sơ do khách hàng cung cấp gồm giấy tờ pháp lý và các báo cáo tài chính, phỏng vấn

Thu thập thông tin

Xác định ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Xác định quy mô của doanh nghiệp

Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp

trực tiếp khách hàng; báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng; báo cáo nghiên cứu thị trường của các tổ chức chuyên nghiệp; Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) …

Bước 2: Xác định ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:

Trong nền kinh tế tồn tại nhiều ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi ngành nghề khác nhau thì có những đặc trưng riêng về chu kỳ kinh doanh, cơ cấu vốn, mức tăng trưởng… nên có điều kiện phát triển khác nhau, chịu sự chi phối khác nhau của pháp luật và có khả năng sinh lời khác nhau. Do vậy, việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp có tính đến yếu tố ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh là rất cần thiết. Hiện nay, đa số hệ thống xếp hạng tín dụng của các ngân hàng phân loại doanh nghiệp theo 4 loại ngành nghề chính là: nông, lâm và ngư nghiệp; thương mại và dịch vụ; xây dựng; công nghiệp.

Bước 3: Xác định quy mô của doanh nghiệp

Quy mô của doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng cần được xác định trong việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp bởi quy mô doanh nghiệp lớn hay nhỏ quyết định vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, khả năng sinh lợi, khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh… Doanh nghiệp quy mô nhỏ thường được đánh giá thấp hơn so với doanh nghiệp quy mô lớn do gặp bất lợi về vốn chủ sở hữu, khả năng đa dạng hóa ngành nghề, năng lực cạnh tranh thấp. Tuy nhiên, doanh nghiệp quy mô nhỏ lại có lợi thế là bộ máy tổ chức gọn nhẹ, làm việc hiệu quả.

Hiện nay, quy mô của doanh nghiệp được đánh giá theo 4 tiêu chí chính là: nguồn vốn, số lao động, doanh thu thuần và giá trị nộp ngân sách nhà nước.

 Vốn: gồm 2 bộ phận là vốn chủ sở hữu và vốn vay. Đây là tiêu chí cơ bản để xác định quy mô của doanh nghiệp. Thông qua tổng nguồn vốn có thể biết quy mô của doanh nghiệp lớn hay nhỏ.

 Lao động: Số lao động được tính bình quân trong 3 năm gần nhất hoặc tính bình quân trong các năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động nếu doanh nghiệp có thời gian hoạt động ít hơn 3 năm. Thông thường, các doanh nghiệp lớn thường cần nhiều lao động hơn so với doanh nghiệp nhỏ do có nhiều cơ sở, chi nhánh, đại lý, kinh doanh đa dạng nhiều mặt hàng.

 Doanh thu thuần: Doanh thu của doanh nghiệp có ý nghĩa lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Đây là nguồn để doanh nghiệp trang

trải chi phí, thực hiện tái sản xuất mở rộng. Chỉ tiêu này ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp; nó cũng cho biết khả năng trả nợ của doanh nghiệp.  Giá trị nộp ngân sách nhà nước: Chỉ tiêu này là tiêu chí đánh giá mức độ chấp hành các quy định pháp luật của doanh nghiệp.

Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp

Các NHTM lớn của Việt Nam hiện nay sử dụng 4 nhóm chỉ tiêu chính để chấm điểm các chỉ tiêu tài chính.

Nhóm chỉ tiêu thanh khoản:

- Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp; cho biết mức độ các khoản nợ ngắn hạn có thể được trang trải bằng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.

- Hệ số thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền/ Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu cho biết khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp bằng tiền và các khoản tương đương tiền.

Nhóm chỉ tiêu hoạt động:

- Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần / Tài sản ngắn hạn bình quân

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp, cụ thể cứ 1 đồng tài sản lưu động sử dụng trong kỳ doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

- Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho bình quân

Chỉ tiêu này cho biết tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này càng lớn thì tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng nhanh, việc chuyển hàng hàng tồn kho thành tài sản có tính thanh khoản cao của doanh nghiệp càng hiệu quả.

- Kỳ thu tiền bình quân = Doanh thu thuần/ Các khoản phải thu bình quân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thu tiền trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu bình quân một ngày. Các khoản phải thu lớn hay nhỏ phụ thuộc vào chính sách thương mại của doanh nghiệp.

-Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần/ Giá trị còn lại của TSCĐ

Nhóm chỉ tiêu đòn cân nợ:

- Hệ số nợ = Nợ phải trả/ Tổng tài sản

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp sử dụng bao nhiêu nợ để đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp. Mức sử dụng càng lớn thì rủi ro càng cao.

- Hệ số tự tài trợ = Nợ phải trả/ Nguồn vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu phản ánh khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp. Tỉ lệ này nhỏ chứng tỏ khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp cao.

Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời:

- Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ( ROA) = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sinh lời trên một đồng tài sản; cho biết bình quân 1 đồng tài sản thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ( ROE) = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, cho biết bình quân 1 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính

Chỉ tiêu phi tài chính có vai trò quan trọng trong việc dự báo tương lai của dòng tiền. Hiện nay, việc chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính, các ngân hàng chủ yếu dựa vào các tiêu chí sau: tiêu chí về lưu chuyển tiền tệ; năng lực và kinh nghiệm quản lý; uy tín giao dịch đối với ngân hàng; môi trường kinh doanh và các đặc điểm hoạt động khác.

Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp

Cán bộ tín dụng tổng hợp điểm bằng cách cộng tổng số điểm tài chính và phi tài chính và nhân với trọng số theo hướng dẫn để xác định điểm tổng hợp từ đó quy đổi điểm ra hạng tín dụng.

Sau khi hoàn tất việc xếp hạng doanh nghiệp, cán bộ tín dụng lập tờ trình đề

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (Trang 25)