Hoạt động thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (Trang 45)

Hoạt động thanh toán quốc tế và bảo lãnh của SeABank có những bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và chất lượng các dịch vụ tiêu biểu như: dịch vụ bảo lãnh, nghiệp vụ nhờ thu xuất - nhập khẩu, tín dụng thư xuất - nhập khẩu. Doanh số thanh toán quốc tế của SeABank luôn vượt mức kế hoạch về doanh thu phí thanh toán quốc tế hàng năm. Tổng doanh số chuyển tiền đi qua SeABank trong năm 2010 đạt 187,17 triệu USD và tổng doanh thu phí thanh toán quốc tế đạt 1,8 triệu USD, đạt 123% kế hoạch năm 2010, tăng 25% so với năm 2009. Ngoài ra lãi đầu tư qua đêm của các tài khoản Nostro mở tại các ngân hàng nước ngoài tăng đều qua các năm, năm 2010 là 7.503USD, năm 2009 là 6.269USD, năm 2008 là 5.600USD.

Dịch vụ thanh toán quốc tế của SeABank luôn được khách hàng đánh giá cao về uy tín và chất lượng, tỷ lệ điện chuẩn của SeABank đạt tới 95%. Chất lượng và hoạt động của SeABank được thể hiện qua sự ghi nhận của các ngân hàng lớn trên thế giớinhư Citibank, HSBC, Wachovia. Hiện nay, SeABank có quan hệ đại lý với hơn 200 ngân hàng trên thế giới và các chi nhánh của họ ở nhiều quốc gia, đồng thời ngân hàng cũng tận dụng mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp thế giới của ngân hàng Société Générale – đối tác chiến lược của ngân hàng. Đặc biệt, từ năm 2009, SeABank được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép cung ứng các dịch vụ ngoại hối đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung ứng các dịch vụ chuyển tiền và thanh toán quốc tế của ngân hàng phục vụ nhu cầu ngoại hối của các doanh nghiệp và cá nhân trong, ngoài nước

2.2. Thực trạng công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tạiNgân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á

2.2.1. Các căn cứ xây dựng quy định về hoạt động xếp hạng tín dụng kháchhàng doanh nghiệp của SeABank hàng doanh nghiệp của SeABank

- Căn cứ theo quyết định số 57/2002/QĐ – NHNN của NHNN ngày 24 tháng 01 năm 2002 về việc phân loại, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp.

- Căn cứ quyết định 493/2005/QĐ – NHNN của Thống đốc NHNN ngày 22/4/2005 về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các Tổ chức tín dụng; được sửa đổi, bổ sung bằng quyết định số 18/2007/QĐ – NHNN ngày 25/4/2007.

- Căn cứ điều lệ Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á

- Căn cứ quy chế cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á kèm theo quyết định số 502/2007/QĐ – HĐQT ngày 12/11/2007 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đông Nam Á.

- Căn cứ theo tờ trình phê duyệt của Hội đồng quản trị số 2560/TT – TGĐ ngày 14/4/2008 về chủ trương ban hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á.

- Quyết định số 2673/2008/QĐ –TGĐ về việc ban hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á.

- Văn bản hướng dẫn chấm điểm khách hàng doanh nghiệp đi kèm công văn số 3260/CV – ĐNA về việc triển khai chấm điểm tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp.

2.2.2. Quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của SeABank

2.2.2.1. Quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của SeABank

Cũng giống như hầu hết quy trình của hầu hết các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam, quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của SeABank gồm 6 bước sau:

Bước 1: Thu thập thông tin

Bước 2: Xác định ngành nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bước 3: Chấm điểm và xác định quy mô của doanh nghiệp

Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính

Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp Cụ thể có một số đặc điểm cần lưu ý sau:

Bước 1: Thu thập thông tin

Yêu cầu đặt ra đối với cán bộ tín dụng là phải thu thập được đầy đủ và toàn diện những thông tin về khách hàng doanh nghiệp. Đặc biệt, cần xem xét thận trọng về độ chính xác và tính chính xác về nguồn thông tin từ hồ sơ vay vốn của khách hàng doanh nghiệp bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán.

- Báo cáo kết quả kinh doanh. - Báo cáo tài chính.

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Cán bộ tín dụng có thể kiểm tra qua việc khảo sát thực tế như lập bảng hỏi doanh nghiệp, lấy thông tin từ các công ty kiểm toan.

Bước 2: Xác định ngành nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Căn cứ theo quyết định số 57/2002/QĐ – NHNN, ngày 24 tháng 1 năm 2002 của Ngân hàng Nhà nước về việc phân loại, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, SeABank áp dụng biểu điểm khác nhau cho 4 loại ngành / nghề lĩnh vực kinh doanh khác nhau gồm:

- Nông, lâm và ngư nghiệp - Thương mại, dich vụ - Công nghiệp

- Xây dựng

Việc phân loại theo ngành nghề/ lĩnh vực sản xuất kinh doanh căn cứ vào ngành nghề/ lĩnh vực sản xuất kinh doanh được đăng ký trên giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp nào đa ngành thì phân loại theo ngành nghề/ lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào đem lại tỷ trọng doanh thu lớn nhất cho doanh nghiệp.

Cán bộ tín dụng thực hiện phân loại ngành nghề/ lĩnh vực sản xuất kinh doanh theo bảng sau:

Bảng 2.3: Phân loại doanh nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Trồng trọ Trồng trọt cây lương thực, hoa màu, cây ăn quả.

-Chăn nuôi. Chăn nuôi.

nghiệp

Lâm nghiệp và các dịch vụ liên quan:

-Trồng rừ Trồng rừng và cây phân tán; nuôi rừng và chăm sóc tự nhiên; khai thác và chế biến gỗ lâm sản tại rừng.

-Khai thác gỗ. Khai thác gỗ.

-Thu nhặt các sản phẩm hoang dã khác. Thu nhặt các sản phẩm hoang dã khác.

-Vận chuyển gỗ trong rừng. Vận chuyển gỗ trong rừng.

Ngư nghiệp:

-Đánh bắt thuỷ Đánh bắt thuỷ hải sản. -Ươm và Ươm và nuôi trồng thuỷ sản.

-Các dịch vụ liên quan Các dịch vụ liên quan khác. - Làm muối

Bán, bảo dưỡng, sửa chữa xe có động cơ và mô tô xe máy. Thương mại, dịch vụ. Bán buôn và bán đại lý:

-Nông, Nông, lâm sản, nguyên liệu, động vật tươi sống.

-Bỏn, buôn Bán, buôn các nguyên vật liệu phi nông nghiệp, phế liệu, phế thải.

-Bán lẻ, sửa chữa đồ dùng cá nhân và gia đình. Bán lẻ, sửa chữa đồ dùng cá nhân và gia đình.

-Khách sạn, nhà hàng. Khách sạn, nhà hàng.

-Các hoạt động kinh tế Các hoạt động kinh tế khác như: vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc; vận tải đường bộ, đường thủy; vận tải đường sông, vận tải đường không; các hoạt động phụ trợ cho vận tải, hoạt động của các tổ chức du lịch; dịch vụ bưu chính viễn thông, kinh doanh dịch vụ tư vấn, cho thuê máy móc thiết bị, các hoạt động có liên quan đến máy tính và các hoạt động kinh doanh khác.

- In ấn, xuất bản, phát hành sách, báo chí. - Tư vấn, môi giới.

Xây dựng:

-Chuẩn bị mặt bằng. Chuẩn bị mặt bằng.

-Xây dựng công trình hoặc hạng mục công trình. Xây dựng công trình hoặc hạng mục công trình.

-Lắp đặt trang thiết bị Lắp đặt trang thiết bị cho công trình xây dựng.

-Hoàn thiệ Hoàn thiện công trình xây dựng.

-Cho thuê thiết bị xây dựng hoặc thiết bị phá dỡ cú kốm người điều khiển. Cho thuê thiết bị xây dựng hoặc thiết bị phá dỡ có kèm người điều khiển.

- Xây dựng hạ tầng giao thông, khu công nghiệp.

Xây dựng

Sản xuất vật liệu xây dựng Công nghiệp khai thác mỏ:

-Khai thác than các loại. Khai thác than các loại.

-Khai thác dầu thô, khí tự nhiên và các dịch vụ khai thác dầu khí. Khai thác dầu thô, khí tự nhiên và các dịch vụ khai thác dầu khí.

-Khai thác các loại quặng khác. Khai thác các loại quặng khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Khai thác đá Khai thác đá các loại.

Công nghiệp

Sản xuất thực phẩm và đồ uống.

-Sản xuất, chế biến và bảo quản thị Sản xuất, chế biến và bảo quản thịt, các sản phẩm từ thịt, thuỷ sản, rau quả, dầu mỡ.

-Xay xát, sản xuất bộ Xay xát, sản xuất bột và thức ăn gia súc.

-Sản xuất Sản xuất các thực phẩm khác. -Sản xuất đồ uống Sản xuất đồ uống. Sản xuất các sản phẩm về thuốc.

Nguồn: Hướng dẫn XHTD của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

Bước 3: Chấm điểm quy mô của doanh nghiệp:

Quy mô của doanh nghiệp được xác định dựa trên 4 tiêu chí: vốn kinh doanh, lao động, doanh thu thuần, giá trị nộp ngân sách nhà nước.

Bảng 2.4: Chấm điểm quy mô doanh nghiệp

STT Tiêu chí Trị số Điểm

Nguồn vốn kinh doanh Từ 40 đến dưới 50 tỷ đồng 25 Từ 30 đến dưới 40 tỷ đồng 20 Từ 20 đến dưới 30 tỷ đồng 15 Từ 10 đến dưới 20 tỷ đồng 10 Dưới 10 tỷ đồng 5

2 Số lao động Từ 1500 người trở lên 15 Từ 1000 đến dưới 1500 người 12 Từ 500 đến dưới 1000 người 9 Từ 100 đến dưới 500 người 6 Từ 50 đến dưới 100 người 3

Dưới 50 người 1

3 Doanh thu thuần Từ 200 tỷ đồng trở lên 40 Từ 100 đến dưới 200 tỷ đồng 30 Từ 50 đến dưới 100 tỷ đồng 20 Từ 20 đến dưới 50 tỷ đồng 10 Từ 5 đến dưới 20 tỷ đồng 5 Dưới 5 tỷ đồng 2 4 Giá trị nộp ngân sách nhà nước Từ 10 tỷ đồng trở lên 15 Từ 7 đến 10 tỷ đồng 12 Từ 5 đến 7 tỷ đồng 9 Từ 3 đến 5 tỷ đồng 6 Từ 1 đến 3 tỷ đồng 3 Dưới 1 tỷ đồng 1

Nguồn: Hướng dẫn XHTD của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á

Căn cứ vào thang điểm trên, các doanh nghiệp được chia thành: doanh nghiệp có quy mô lớn, vừa và nhỏ:

Điểm Quy mô

Từ 70 – 100 điểm Lớn Từ 30 – 69 điểm Vừa Dưới 30 điểm Nhỏ

Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính:

Trong hệ thống xếp hạng tín dụng của mình, SeABank chấm điểm các chỉ tiêu tài chính theo 4 nhóm chỉ tiêu với 11 chỉ tiêu:

 Nhóm chỉ tiêu thanh khoản: - Khả năng thanh toán ngắn hạn. - Khả năng thanh toán nhanh  Nhóm chỉ tiêu hoạt động :

- Vòng quay hàng tồn kho - Kỳ thu tiền bình quân - Doanh thu trên tổng tài sản  Nhóm chỉ tiêu cân nợ:

- Nợ phải trả/ Tổng tài sản

- Nợ phải trả/ Nguồn vốn chủ sở hữu - Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ ngân hàng  Nhóm chỉ tiêu thu nhập:

- Tổng thu nhập trước thuế/ Tổng doanh thu - Tổng thu nhập trước thuế/ Tổng tài sản

- Tổng thu nhập trước thuế/ Nguồn vốn chủ sở hữu

Các chỉ tiêu tài chính được đánh giá dựa theo khung chuẩn của NHNN và có điều chỉnh hệ số ngành cho phù hợp với thông tin tín dụng của SeABank. Mỗi chỉ tiêu đánh giá có khoảng 5 giá trị chuẩn tương ứng với 5 mức điểm là: 20, 40, 60, 80,100(điểm ban đầu). Điểm theo trọng số là tích giữa điểm ban đầu và trọng số tương ứng. Nguyên tắc cho điểm từng chỉ tiêu là chỉ số thực tế gần với giá trị nào thì cán bộ tín dụng của SeABank cho điểm theo giá trị đó, nếu trị số nằm giữa hai giá trị thì lấy thang điểm cao hơn.

Trên cơ sở xác định quy mô và ngành nghề/ lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cán bộ tín dụng chấm điểm các doanh nghiệp theo bảng mẫu được trình bày ở phụ lục 2.1; 2.2; 2.3; 2.4.

Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính Cán bộ tín dụng chấm điểm theo 5 tiêu chí: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Lưu chuyển tiền tệ: bao gồm các chỉ tiêu sau: - Hệ số khả năng trả lãi

- Hệ số khả năng trả nợ gốc

- Xu hướng lưu chuyển tiền tệ thuần trong quá khứ - Trạng thái lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động - Tiền và các khoản tương đương tiền/ Vốn chủ sở hữu  Năng lực và kinh nghiệm quản lý: bao gồm 5 chỉ tiêu:

- Kinh nghiệm trong ngành của ban quản lý liên quan trực tiếp đến dự án đề xuất

- Kinh nghiệm của ban quản lý - Môi trường kiểm soát nội bộ

- Các thành tựu đạt được và các bằng chứng về những lần thất bại trước của Ban quản lý.

- Tính khả thi của phương án kinh doanh và dự toán tài chính

 Uy tín trong giao dịch: bao gồm uy tín trong quan hệ tín dụng và quan hệ phi tín dụng.

- Trong quan hệ tín dụng gồm 5 chỉ tiêu:  Trả nợ đúng hạn.

 Số lần giãn nợ hoặc gia hạn nợ.  Nợ quá hạn trong quá khứ.

 Số lần các cam kết mất khả năng thanh toán (thư tín dụng, bảo lãnh, các cam kết khác…)

 Cung cấp thông tin đầy đủ và đúng hẹn theo yêu cầu của SeABank.

- Trong quan hệ phi tín dụng gồm 5 chỉ tiêu:  Thời gian duy trì tài khoản với SeABank

 Số lượng ngân hàng khác mà khách hàng duy trì tài khoản

 Số lượng giao dịch trung bình hàng tháng với tài khoản tại SeABank

 Số lượng các loại giao dịch với SeABank  Số dư tiền gửi trung bình tháng tại SeABank  Môi trường kinh doanh bao gồm 5 chỉ tiêu sau:

- Triển vọng ngành.

- Được biết đến của doanh nghiệp. - Vị thế cạnh tranh.

- Số lượng đối thủ cạnh tranh.

- Thu nhập của người đi vay chịu ảnh hưởng của quá trình đổi mới, cải cách các doanh nghiệp Nhà nước.

 Các đặc điểm hoạt động khác.

- Đa dạng hóa các hoạt động theo: ngành, thị trường, vị trí. - Thu nhập từ hoạt động xuất khẩu.

- Sự phụ thuộc vào các đối tác.

- Lợi nhuận (sau thuế) của công ty trong những năm gần đây. - Vị thế của công ty.

Mỗi chỉ tiêu được đánh giá với mức điểm tương ứng là 4, 8, 12, 16, 20 (điểm ban đầu).

Bảng 2.5: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ

STT Điểm chuẩn 20 16 12 8 4 1 Hệ số khả năng trả lãi (lần) > 4 lần > 3 lần > 2 lần > 1 lần < 1lần hoặc âm 2 Hệ số khả năng trả nợ gốc(từ thu nhập thuần) > 2 lần > 1,5 lần > 1 lần < 1lần Âm

3 Xu hướng của lưu chuyển tiền tệ thuần trong quá khứ Tăng nhanh Tăng Ổn định Giảm Âm

4 Trạng thái của lưu chuyển thuần từ hoạt động >lợi nhuận thuần Bằng lợi nhuận thuần <Lợi nhuận thuần Gần điểm hòa vốn Âm

5 Tiền và các khoản tương đương tiền/ nguồn vốn chủ sở hữu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

>2,0 >1,5 >1,0 >0,5 Gần bằng 0

Nguồn: Hướng dẫn XHTD của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

Chấm điểm tín dụng các chỉ tiêu năng lực và kinh nghiệm quản lý được trình bày ở phụ lục 2.5.

Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí uy tín trong giao dich với ngân hàng ở phụ lục 2.6.

Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí môi trường kinh doanh được trình bày ở phụ lục 2.7.

Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí các đặc điểm hoạt động khác được trình bày ở phụ lục 2.8.

Sau khi hoàn tất việc chấm điểm tất cả các bảng trên, cán bộ tín dụng SeABank tổng hợp điểm các chỉ tiêu phi tài chính dựa trên kết quả bảng chấm điểm ở trên và bảng trọng số áp dụng cho các chỉ tiêu phi tài chính.

Bảng 2.6: Bảng tổng hợp các yếu tố phi tài chính

Đơn vị:%

Các yếu tố phi tài chính DNNN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (Trang 45)