Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (Trang 65)

Những nguyên nhân từ bên trong là tất yếu nhưng bên cạnh đó ngân hàng cũng bị ảnh hưởng bởi các nguyên nhân khách quan từ bên ngoài.

- Chính sách của Nhà nước:

Hiện nay Ngân hàng Nhà nước chưa có một luật quy định cụ thể về hoạt động trao đổi thông tin giữa các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng nên việc khai thác thông tin còn rất hạn chế, phụ thuộc chủ yếu vào thiện chí của các bên. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng không có những quy định chặt chẽ về việc kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp. Do vậy, những báo cáo tài chính được gửi lên từ phía doanh nghiệp cho ngân hàng có độ tin cậy chưa cao, cán bộ tín dụng của ngân hàng phải đi xác minh lại, gây tốn kém về thời gian cũng như phát sinh nhiều chi phí khác.

- Về chế độ kế toán áp dụng:

Trước năm 2004, Bộ tài chính chưa có một văn bản nào quy định bắt buộc các doanh nghiệp phải kê khai chi phí lãi vay vào trong báo cáo kết quả kinh doanh và doanh nghiệp phải lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Ngoài ra, các doanh nghiệp

không hiểu rõ được tầm quan trọng của báo cáo tài chính, đặc biệt là vai trò của báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Trong những năm gần đây, hệ thống kế toán Việt Nam đã có những biến đổi sâu sắc với Luật Kế toán được Quốc hội thông qua. Bộ Tài chính đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán (VAS) vàcác thông tư hướng dẫn các chuẩn mực kế toán cũng như các văn bản sửa đổi, bổ sung. Các chuẩn mực kế toán mới ra đời tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng như chuẩn mực số 16 (VAS)quy định chỉ tiêu chi phí lãi vay phải có trong báo cáo kết quả kinh doanh, chuẩn mực số 24(của VAS) qui định rõ báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận hợp thành của báo cáo tài chính.Tuy nhiên, các chuẩn mực kế toán ở nước ta hiện nay có tính cập nhập chưa cao, nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc nên khiến cho ngân hàng gặp khó khăn trong việc thẩm định rất nhiều, việc thực hiện lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế hiện nay vẫn còn một số doanh nghiệp chưa thực hiện được.

- Tại Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC):

Trung tâm thông tin tín dụng là nơi lưu trữ một khối lượng lớn dữ liệu về các doanh nghiệp. Vì vậy, các thành viên có thể cung cấp, khai thác và sử dụng nhằm mục đích nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng mình. Tuy nhiên, một số ngân hàng hiện nay vẫn không cung cấp thông tin hoặc cung cấp không đầy đủ về thông tin khách hàng của ngân hàng mình do lo ngại sẽ ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh của mình, sợ các thông tin về khách hàng sẽ lọt vào tay đối thủ cạnh tranh.

- Một số nguyên nhân khách quan khác:

 Thông tin từ các nguồn khác không tập trung, tản mạn,thiếu tính chính xác do vậy ngân hàng phải tốn công chọn lọc nghiên cứu mới có thể sử dụng được.

 Thời điểm kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp và thời điểm lập bảng chấm điểm và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp không trùng nhau. Vì thế, cán bộ tín dụng gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định thông tin do vậy độ tin cậy của nguồn thông tin sẽ không cao và không phản ánh đúng tình hình hoạt động của doanh nghiệp tại thời điểm mong muốn.

 Các chi nhánh của ngân hàng được đặt tại khắp vùng miền trong cả nước nên đôi khi cũng mang những đặc trưng riêng của từng vùng. Trong khi đó, phương pháp chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp là áp dụng cho cả hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á vì vậy cũng có những điểm không tương thích.

Tóm lại những nguyên nhân khách quan trên không phải chỉ tác động đến Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á mà còn tác động tới nhiều ngân hàng khác trong nước. Do vậy, mỗi ngân hàng cần tìm ra cho mình hướng giải quyết thích hợp trong điều kiện nền kinh tế hội nhập và đang phát triển rất nhanh hiện nay.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG

3.1. Định hướng chiến lược của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Átrong thời gian tới trong thời gian tới

Năm 2010 khép lại với những thành tựu vượt bậc của SeABank. Bằng những chiến lược hợp lý và linh hoạt, SeABank đã đạt được những kết quả xuất sắc, các chỉ tiêu tài chính cơ bản đều hoàn thành và vượt mức kế hoạch đề ra. Để đạt được thành quả như vậy là cả một sự nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo và tập thể cán bộ Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á.

Sự chuyển mình mạnh mẽ cùng những thành công đạt được năm 2010 sẽ là cơ sở quan trọng để SeABank có những bước phát triển vượt bậc trong năm 2011.

3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh

 Tiếp tục phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất hiện có về mạng lưới, công nghệ để cung ứng, bán chéo các sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng các dịch vụ truyền thống và phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới tiên tiến, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

 Xây dựng hệ thống hỗ trợ hiện đại, năng suất và chất lượng cao làm cơ sở cho phát triển kinh doanh, hỗ trợ tối đa cho các chi nhánh và phòng giao dịch, hoàn thành một bước tái cơ cấu ngân hàng, đổi mới mô hình kinh doanh chi nhánh/ phòng giao dịch theo định hướng khách hàng.

 Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, quản trị rủi ro và tổ chức lại mô hình, cơ chế hoạt động phù hợp với đặc điểm, tình hình phát triển ngân hàng bán lẻ của SeABank, chủ động xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cũng như đáp ứng yêu cầu tăng trưởng và mở rộng hoạt động, đảm bảo các quyền lợi của cổ đông, đối tác, cán bộ nhân viên của ngân hàng.

 Xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp và tràn đầy điều kiện phát triển cho cán bộ nhân viên ngân hàng để phục vụ tốt hơn lợi ích của khách hàng.

 Tiếp tục khẳng định, nâng cao hình ảnh và vị thế thông qua phát triển thương hiệu SeABank trên cơ sở nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh, tăng vốn điều lệ, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tiếp tục phát triển mạng lưới giao dịch và tăng cường các hình thức quảng bá thương hiệu SeABank trên các phương tiện thông tin đại chúng.

 Tập trung nâng cao và tăng cường hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý, điều hành ngân hàng để phù hợp hơn với thời kỳ phát triển mới.

3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng

 SeABank định hướng tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ lực của Ngân hàng, và cạnh tranh theo nguyên tắc thị trường

 Điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý, phù hợp với thế mạnh của SeABank  Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu dưới 3% (phù hợp với quy định của NHNN)

 Đa dạng hoá hoạt động đầu tư tín dụng trên thị trường tài chính, giữ vai trò định hướng trong thị trường, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, và quản lý thanh khoản của ngân hàng.

 Xác định nhóm khách hàng mục tiêu là khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

3.1.2.1. Yêu cầu cấp thiết phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng doanhnghiệp mới nghiệp mới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp ngày càng trở nên cần thiết và quan trọng đối với công tác quản lý rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á. Việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp sẽ giúp ngân hàng đánh giá được chất lượng tín dụng, cũng như đánh giá được các khách hàng đến quan hệ tín dụng tại ngân hàng. Đặc biệt, hệ thống này lượng hóa được rủi ro tín dụng của ngân hàng, rủi ro do khách hàng không có khả năng hoàn trả vốn vay, hoặc rủi ro do ngân hàng phải thực hiện thay các nghĩa vụ cam kết bảo lãnh cho khách hàng với một bên thứ ba.

Xác định việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp là một cấu phần quan trọng và là một công cụ đắc lực trong quản trị kinh doanh ngân hàng. Từ quý II năm 2008, SeABank đã thực hiện triển khai xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp và đưa chương trình vào ứng dụng. Chương trình đã đem lại nhiều lợi ích trong việc thẩm định, ra quyết định phê duyệt tín dụng, quản lý rủi ro của SeABank, là cơ sở thực hiện xây dựng chính sách khách hàng.

Tuy nhiên, để hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại, năng động và bền vững hàng đầu Việt Nam, đồng thời khắc phục những hạn chế từ hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp hiện hành và nâng cao hiệu quả trong quản trị rủi ro tín dụng, phù hợp với những chuẩn mực của Basel II cũng như điều 7 quyết định 493/QĐ – NHNN của Thống đốc NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 về

phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, SeABank hiểu rằng việc nâng cấp, xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp mới là vô cùng cần thiết.

3.1.2.2. Định hướng xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Trước tính cấp thiết cần nâng cấp, xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp như hiện nay, SeABank có những định hướng xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp như sau:

 Hoàn thiện hệ thống XHTD phù hợp với thông lệ quốc tế Basel II nhưng không xa rời với điều kiện khách quan của SeABank, vừa phải đảm bảo tính linh hoạt có thể điều chỉnh với những biến động của điều kiện kinh doanh trong tương lai.

 Kết quả XHTD khách hàng doanh nghiệp phải có những tiêu chí dự báo tình hình tài chính của khách hàng trong tương lai.

 Hệ thống XHTD sau điều chỉnh đảm bảo khả năng quản trị tín dụng tập trung, thống nhất trong toàn hệ thống. Đây là căn cứ để SeABank có thể dự báo được tổn thất tín dụng theo từng nhóm khách hàng, từ đó xây dựng chiến lược và chính sách tín dụng hợp lý.

 Hệ thống XHTD với mục tiêu phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định tại điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.

 Xây dựng được phần mềm chấm điểm, xếp hạng khách hàng doanh nghiệp kết nối dữ liệu tập trung. Ngoài chức năng xếp hạng và phân loại nợ, hệ thống này còn phải có chức năng hỗ trợ ra quyết định cho vay, cho phép trích lập dự phòng trực tiếp và chiết xuất ra các báo cáo theo yêu cầu của nhà quản trị.

3.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngânhàng thương mại cổ phần Đông Nam Á hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á

3.2.1. Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp mới phùhợp với hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á hợp với hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á

3.2.1.1. Quy trình xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng mới

 Thuê tư vấn vào thiết kế và chọn mẫu:

Để có quy trình hệ thống xếp hạng tín dụng mới hợp lý và phù hợp với tình hình thực tiễn của ngân hàng, ngân hàng cần thuê tư vấn vào thiết kế. Đây là việc làm rất cần thiết bởi thuê tư vấn vào thiết kế là đơn vị có chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng, ngân hàng sẽ tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian xây dựng hệ thống. Ngân hàng nên chọn những công ty tư vấn có kinh

nghiệm lâu năm trong việc xếp hạng tín dụng nội bộ về khảo sát tình hình thực tế của ngân hàng, tiến hành chọn mẫu thiết kế hệ thống xếp hạng tín dụng mới phù hợp với điều 7 quyết định 493/QĐ – NHNN, thông lệ quốc tế Basel II, chuẩn quốc tế IAS 39 đồng thời mang tính đặc thù riêng của SeABank. Hiện nay, các ngân hàng trong nước thường thuê công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam – một công ty có kinh nghiệm lâu năm trong việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, tư vấn giúp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

 Về nội bộ, thành lập ban triển khai với sự tham gia của nhiều bộ phận: Ban triển khai cần phải hoạt động chặt chẽ, minh bạch như:

- Ban triển khai cần có các quy chế bằng văn bản

- Nội dung các cuộc họp đều được ghi chép bằng biên bản, hàng tuần họp với tư vấn trong suốt thời gian triển khai

- Các bước thực hiện đều cần có biên bản nghiệm thu của tư vấn.  Xây dựng bộ chỉ tiêu phù hợp:

- Tại bước 2: Chấm điểm theo ngành, nghề lĩnh vực kinh doanh:

Cần thực hiện chấm điểm chi tiết hơn các ngành, nghề lĩnh vực kinh doanh hơn thay vì chấm điểm theo ngành, nghề lĩnh vực kinh doanh theo 4 nhóm ngành chính như hiện nay bởi mỗi ngành nghề lĩnh vực kinh doanh khác nhau đều có những đặc điểm riêng như khác nhau về vòng quay vốn, hàng tồn kho, doanh thu… Việc chấm điểm chi tiết theo từng ngành sẽ giúp ngân hàng có cái nhìn đúng đắn hơn về rủi ro của từng ngành, từ có thực hiện việc quản trị rủi ro và quản lý khách hàng theo danh mục khách hàng tốt hơn. Hiện nay, ngân hàng Vietcombank đã thực hiện việc chấm điểm chi tiết ngành nghề theo danh mục tín dụng gồm 52 ngành nghề kinh tế.

- Tại bước 3: Chấm điểm theo quy mô doanh nghiệp.

Quy mô doanh nghiệp lớn hay nhỏ quyết định vị thế cạnh tranh cũng như khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Có thể nói, xác định quy mô của doanh nghiệp là rất quan trọng trong quá trình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp.

Việc phân chia thành 3 nhóm quy mô doanh nghiệp như hệ thống XHTD cũ là chưa hợp lý với tình hình nền kinh tế của nước ta hiện nay. Ngân hàng nên chia thành 4 nhóm gồm: quy mô lớn, quy mô trung bình, quy mô nhỏ, quy mô siêu nhỏ bởi khách hàng mục tiêu của SeABank chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trong bảng chấm điểm các yếu tố bên ngoài, chỉ tiêu triển vọng ngành cần được sửa đổi với trọng số khác bởi hiện nay triển vọng ngành là một động lực mạnh mẽ để giúp các doanh nghiệp trong nội bộ ngành phát triển. Khi được đặt là ngành mũi nhọn, doanh nghiệp sẽ được nhà nước tạo mọi điều kiện để phát triển như về môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý thuận lợi... Mặt khác, khi ngành có triển vọng phát triển có nghĩa là ngành đó được nền kinh tế chấp nhận, doanh nghiệp có khả năng sẽ tiêu thụ được nhiều sản phẩm, lợi nhuận gia tăng…Vì thế nếu doanh nghiệp kinh doanh trong ngành nghề có triển vọng phát triển tốt nghĩa là khả năng sử dụng vốn có hiệu quả cũng sẽ cao hơn các doanh nghiệp khác ngành. Do vậy, chỉ tiêu này cần được ngân hàng đặc biệt quan tâm.

Ngoài ra, SeABank cần điều chỉnh một số chỉ tiêu như: mức độ giao dịch với SeABank, vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân…Đây là những chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (Trang 65)