Một số giải pháp

Một phần của tài liệu Tiêu thụ sản phẩm gạch đất sét nung tại Công ty TNHH Tân Giếng Đáy (Trang 103)

4.5.2.1Nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa các loại sản phẩm

Để tạo được uy tín trên thị trường về chất lượng SP của mình là điều không phải có thể làm được ngay khi một DN tham gia vào thị trường vì đây là một lợi thế rất lớn cho DN khi đã đạt được nó. SP gạch đất sét nung của Công ty TNHH Tân Giếng Đáy được đánh giá là có chất lượng tốt trên thị trường trong và ngoài tỉnh hiện nay. Do đó để giữ chữ tín với những khách hàng truyền thống của Công ty và tạo niềm tin với những khách hàng mới cũng như để tăng cường khả năng cạnh tranh, tăng doanh số bán ra thì Công ty cần luôn nâng cao chất lượng SP và tăng cường công tác quản lý chất lượng SP.

Để đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm việc đầu tiên phải tổ chức tốt việc sản xuất, phải đảm bảo năng suất lao động ổn định và đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, nâng cấp hệ thống nhà xưởng. Đảm bảo cho SP khi suất xưởng luôn đảm bảo các tiêu

chuẩn kỹ thuật về màu sắc, độ hút nước, độ rỗng, khả năng chịu lực,… có các biện pháp giảm bớt tiếng ồn, chống nóng…

Chất lượng sản phẩm là điều kiện quyết định sự thành công hay thất bại trong kinh doanh, việc nâng cao chất lượng sản phẩm không những tạo điều kiện cho TTSP, tạo uy tín của Công ty đối với khách hàng. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm cần có các biện pháp: Đảm bảo đúng chất lượng các vật tư định mức về kinh tế kĩ thuật. Trong khi kiểm tra các sản phẩm có sự sai phạm cần phải loại bỏ ngay, tránh việc kiểm tra qua lại. Nâng cao tay nghề cho công nhân tạo điều kiện cho họ đi học, đi thi tay nghề, để nâng cao trình độ đáp ứng được việc sản xuất các sản phẩm có kỹ thuật cao. Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình công nghệ trong sản xuất, thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm hàng tháng, hàng quý. Có chính sách thưởng phạt rõ ràng, đối với những công nhân vi phạm kỷ luật có thể sẽ cho thôi việc, cắt lương… đồng thời khuyến khích người công nhân trong sản xuất cần phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật , nâng cao chất lương sản phẩm.

Xu hướng thì ai cũng muốn sử dụng những SP có chất lượng tốt nhất nhưng khi “túi tiền” không cho phép thì người ta chỉ có thể sử dụng những SP mà họ có khả năng thanh toán. Một DN nếu chỉ chú trọng vào sản xuất ra những SP có chất lượng tốt nhất, có giá bán cao để phục vụ những khách hàng có thu nhập cao mà quên đi nhóm khách hàng có thu nhập trung bình và thấp cũng có nhu cầu tiêu dùng những SP phù hợp với thu nhập của họ thì có thể DN đó không tồn tại được lâu trên thị trường nhất là với những DN vừa và nhỏ. Để tồn tại trên thị trường, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và làm ăn có hiệu quả Công ty cần đa dạng hoá các SP. Bên cạnh các SP chủ chốt khai thác các khách hàng mục tiêu, Công ty cần sản xuất thêm các mặt hàng với giá rẻ nhưng vẫn phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Việc đa dạng hoá SP còn thực hiện theo hướng tạo ra những SP có mẫu mã, hoa văn đẹp, thẩm mỹ đặc biệt với các loại gạch dùng để trang trí.

4.5.2.2 Chính sách về giá cả

Trong tình trạng cạnh tranh ngày càng quyết liệt của các Công ty như hiện nay thì giá cả là vũ khí cạnh tranh khá hữu hiệu. Việc sử dụng giá cả làm vũ khí cạnh tranh được thực hiện thông qua các biện pháp làm giảm giá thành SP xuất kho của Công ty. Có nhiều cách để giảm giá thành nhưng tựu chung nhất cần thực hiện các biện pháp sau: Tiết kiệm chi phí sản xuất thông qua việc nâng cao năng suất lao động trong mỗi ca làm việc, nâng cao trình độ xử lý thành thạo quy trình vận hành máy móc thiết bị dùng trong sản xuất. Giáo dục và ý thức đội ngũ cán bộ công nhân viên thực hành tiết kiệm trong sản xuất. Tổ chức bảo quản tốt NVL, sản phẩm để tránh hiện tượng hàng bị hỏng trước khi xuất kho đem bán. Tiến hành thu mua, dự trữ NVL để ổn định sản xuất và hạn chế sự biến động bất thường của giá NVL.

Giá cả đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu thụ, giá bán ảnh hưởng đến lượng bán ra do đó nó ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả SXKD của Công ty. Hiện nay Công ty đang sản xuất nhiều SP với phẩm cấp khác nhau. Để hoàn thiện chính sách giá cả, Công ty cần có biện pháp định giá bán cho từng loại SP thích hợp, nhằm đáp ứng được nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng. Công ty có thể thực hiện một số biện pháp sau: Tuỳ theo tình hình cầu, cung, cũng như biến động giá cả các loại đầu vào tại từng thời điểm mà linh hoạt tăng hoặc giảm giá bán. Phản ứng nhanh nhạy với những biến đổi về giá của các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, sự thay đổi giá bán cần cân nhắc, so sánh mặt bằng chất lượng các SP trên thị trường. Đối với những khách hàng quen thuộc, khách hàng mua với số lượng lớn thì xây dựng và áp dụng giá khuyến mại hoặc chiết khấu hợp lý.

4.5.2.3 Tìm kiếm mở rộng thị trường và hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm

Việc tiêu thụ SP qua các trung gian biểu hiện quá trình chuyên môn hoá và phân công lao động xã hội rõ nét, đồng thời tạo được nhiều lợi thế cho nhà

sản xuất vì: (1) các trung gian chịu phần chi phí trong việc bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng; (2) nhà sản xuất có điều kiện tập trung đầu tư vào công việc sản xuất của mình, đầu tư chuyên môn hoá cao sẽ tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động và nâng cao chất lượng SP; (3) thông qua trung gian sẽ làm giảm số lượng các mối quan hệ giao dịch, làm tăng hiệu quả của phân phối trong xã hội. Như vậy, thông qua kênh phân phối có bộ phận trung gian các nhà sản xuất giảm đầu tư tiền bạc và nhân lực mà sản phẩm của DN vẫn đến được tay người tiêu dùng.

Hiện nay, thị trường của Công ty chủ yếu vẫn là Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Hải Dương, và tập trung vẫn là thị trường trong tỉnh Bắc Ninh. Trong những năm qua Công ty đã khá thành công trên các thị trường này, cần phải duy trì và tăng thị phần ở những thị trường này trong những năm tới, đặc biệt là thị trường Hà Nội. Ngoài ra Công ty cần phải hướng tới một số thị trường khác gần với Công ty để nâng cao lượng tiêu thụ.

Hệ thống kênh phân phối SP của Công ty còn khá đơn giản, số lượng trung gian tham gia vào trong kênh còn ít. Từ những lợi ích khi có trung gian tham gia vào trong kênh phân phối như phân tích ở trên, Công ty cần hoàn thiện và mở rộng hệ thống kênh phân phối SP bằng một số biện pháp: Mở thêm một số đại lý ở những thị trường Công ty đang TTSP đặc biệt là ở thị trường mục tiêu của Công ty là thị trường Hà Nội vì đại lý không chỉ là điểm quảng cáo khuyếch trương mặt hàng, gợi mở nhu cầu cho người tiêu dùng mà còn là nguồn cung cấp các thông tin cần thiết về phản hồi khách hàng về chất lượng và giá cả các loại SP của Công ty. Cung cấp thông tin về nhu cầu của khách hàng, về SP và giá cả của các đối thủ cạnh tranh. Từ đó Công ty có những điều chỉnh cho hợp lý. Đối với trung gian đã tham gia trong kênh đóng vai trò là người bán lẻ đó là những thợ kỹ thuật và nhân viên tiếp thị, Công ty cần có các biện pháp kích thích động lực cho họ như cho hưởng phần trăm lợi

tức cao hơn, hay có chế độ khen thưởng cuối năm để tăng lượng SP tiêu thụ qua các trung gian này.

4.5.2.4 Đội ngũ nhân viên bán hàng

Người bán hàng là người có mối quan hệ trực tiếp với những khách hàng hiện tại và tiềm năng của DN, là cầu nối giữa DN và khách hàng, là người thay mặt DN quan hệ với các khách hàng và thu thập thông tin cần thiết về khách hàng. Hiệu quả kinh doanh của DN phụ thuộc vào quá trình tổ chức lực lượng bán hàng.

Nhân viên bán hàng của Công ty mặc dù họ đã có trình độ chuyên môn khá tốt hầu hết đều tốt nghiệp đại học, cao đẳng và có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh, trong thời gian qua họ làm việc khá tốt song đội ngũ này vẫn cần phải thường xuyên được đào tạo nâng cao nghiệp vụ để thức ứng với kiều kiện mới nảy sinh. Với vai trò quan trọng là lực lượng góp phần mang lại hiệu quả kinh doanh cho Công ty nên Công ty cần có những biện pháp để quan tâm tới họ:

Thường xuyên gửi nhân viên bán hàng đi học nâng cao nghiệp vụ tại các cơ sở đào tạo chính quy hoặc có thể mời các chuyên gia về ngay Công ty bồi dưỡng cho họ. Theo định kỳ tháng, quý hoặc năm Công ty có thể tổ chức những đợt kiểm tra, đánh giá năng lực của lực lượng bán hàng, tạo điều kiện để họ tự đánh giá về mình và phấn đấu vươn lên. Thường xuyên giáo dục ý thức cho họ trong khi bán hàng phải luôn thực hiện khẩu hiệu “khách hàng là thượng đế” do đó trong quá trình tiếp xúc bán hàng phải có thái độ ứng xử và phong cách phục vụ khách hàng đúng mực, tận tình và chu đáo.

Nhân viên bán hàng không chỉ có nghiệp vụ bán hàng mà cần phải tự trau dồi, tìm hiểu để có những hiểu biết về kỹ thuật, thẩm mỹ và nghệ thuật để có thể tư vấn, hỗ trợ cho khách hàng khi cần thiết. Nhân viên bán hàng của Công ty cần được động viên kịp thời. Bên cạnh chế độ khen thưởng với những nhân viên có thành tích tốt trong công việc cũng cần có những hình

thức kỷ luật nghiêm minh với những nhân viên không hoàn thành nhiệm vụ và vi phạm kỷ luật trong quá trình làm việc, điều này sẽ thúc đẩy nhân viên tích cực làm việc và làm việc có hiệu quả hơn.

4.5.2.5 Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm

Các hoạt động hỗ trợ TTSP trước hết là những hoạt động của bản thân DN nhằm truyền bá những thông tin về hàng hoá, về bản thân DN hướng tới người tiêu dùng nhằm đẩy mạnh tiêu thụ SP bằng các hoạt động quảng cáo, tuyên truyền, kích thích tiêu thụ SP và áp dụng các chính sách khuyến mại khác. Tuyên truyền quảng cáo khuyếch trương sản phẩm sẽ làm cho hàng hóa tiêu thụ được dễ dàng hơn, đưa vào các kênh và quyết định lập các kênh hợp lý hơn. Thông qua quảng cáo giúp cho khách hàng biết về Công ty nhiều hơn điều đó sẽ tạo một lợi thế không nhỏ trong kinh doanh. Hiện nay người tiêu dùng có nhu cầu hiểu biết về các chỉ tiêu chất lượng, mẫu mã kiểu dáng, giá cả các loại để quyết định mua. Do đó để kích thích tiêu dùng của khách hàng, Công ty đẩy mạnh các hoạt động yểm trợ TTSP như:

Quảng cáo: Do chi phí quảng cáo trên truyền hình, truyền thanh cao nên Công ty có thể áp dụng các phương pháp quảng cáo phù hợp như phát tờ rơi, in cataloge giới thiệu về SP của Công ty sản xuất gửi tới các đối tác quen và những khách hàng mới nhất là khi có SP mới ra. Hiện nay cũng có một phương tiện quảng cáo khá hiệu quả đó là quảng cáo trên internet, Công ty có thể lập Website quảng cáo về Công ty và các SP sản xuất, giá cả, chỉ tiêu chất lượng,… để khách hàng biết.

Hàng năm Công ty tham gia hội chợ hàng công nghiệp qua đó Công ty cũng có thể quảng cáo các sản phẩm của mình. Ngoài ra khi tham gia hội chợ Công ty còn có thể nắm bắt được nhiều thông tin từ phía khách hàng và học hỏi kinh nghiệm bán hàng của các đơn vị bạn…

Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị SP: Do đặc thù tính mùa vụ trong xây dựng nên có những tháng lượng tiêu thụ của Công ty khá thấp, những lúc đó nhân

viên tiếp thị cần chủ động tìm đến các Công ty xây dựng, nhà thầu xây dựng và cả những người dân thường để trực tiếp giới thiệu những SP của mình. Đồng thời Công ty phải chủ động nắm bắt được thông tin về kế hoạch xây dựng, quy hoạch cải tạo của từng địa bàn để từ đó có hoạt động tiếp thị một cách kịp thời nhất.

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh hay nó chính là khâu lưu thông hàng hoá là cầu nối trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng Doanh nghiệp muốn bắt đầu một quá trình sản xuất mới, muốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thì không thể không tiến hành công việc tiêu thụ sản phẩm bởi sau khi tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp sẽ thu lại những chi phí đã bỏ ra và có thêm lợi nhuận. Và để hoạt động tiêu thụ có hiệu quả cao doanh nghiệp cần đưa ra những chiến lược, chính sách phù hợp như vậy sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm của mình.

Qua nghiên cứu tình hình TTSP gạch đất sét nung tại Công ty TNHH Tân Giếng Đáy, tôi đưa ra một vài kết luận như sau:

1. Việc sản xuất và TTSP gạch đất sét nung tại Công ty TNHH Tân Giếng Đáy khá ổn định và đang trên đà phát triển. Cụ thể, sản lượng gạch tiêu thụ tăng bình quân qua 3 năm nghiên cứu (2012 – 2014) là 12,38% tạo điều kiện tốt cho phát triển ngành công nghiệp VLXD trong tương lai. Trong những năm qua Công ty đã cung cấp ra thị trường nhiều loại SP gạch đất sét nung với chất lượng ổn định, giá cả hợp lý đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Thị trường tiêu thụ chủ yếu hiện nay của Công ty là Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Hải Dương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Công tác nghiên cứu thị trường chưa được Công ty quan tâm đúng mức, việc thu thập xử lý thông tin thị trường còn chậm nên chưa mở rộng ra được các thị trường mới. Kênh TTSP của Công ty còn đơn giản, hiện nay Công ty đang sử dụng hai loại kênh phân phối, chưa có nhiều trung gian tham gia trong kênh, hệ thống bán hàng chưa được mở rộng do đó hạn chế lượng SP tiêu thụ và lượng thông tin phản hồi từ thị trường.

3. Trong những năm gần đây công ty kinh doanh tuy có lãi, số lượng sản phẩm tiêu thụ đều tăng qua các năm nhưng hiệu quả tiêu thụ sản phẩm thấp và giảm dần từ. Cụ thể, doanh thu trên một đồng chi phí năm 2012 là 1,057 nhưng đến năm 2014 lại giảm xuống còn 1,053. Lợi nhuận trên một đồng chi phí năm 2012 là 0,043 và giảm xuống 0,039 năm 2014. Mặc dù công ty đã có những chiến lược kinh doanh trong việc tiêu thụ sản phẩm nhưng công tác tiêu thụ của công ty vẫn bộc lộ những hạn chế cần giải quyết.

4. Qua nghiên cứu xác định được một số yếu tố ảnh hưởng đến tình hình TTSP của Công ty gồm 2 nhóm nhân tố là nhóm nhân tố ảnh hưởng từ bên ngoài và bên trong DN, trong đó nhóm nhân tố ảnh hưởng bên trong DN, là các yếu tố về chất lượng sản phẩm, yếu tố giá cả, uy tín thương hiệu của Công ty…là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và lớn nhất tới tình hình phát triển thị trường tiêu thụ của DN, yếu tố chất lượng và giá cả là hai yếu tố ảnh hưởng nhất bởi nó trực tiếp ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của DN.

5. Sản phẩm gạch có vai trò quan trọng trong các công trình xây dựng

Một phần của tài liệu Tiêu thụ sản phẩm gạch đất sét nung tại Công ty TNHH Tân Giếng Đáy (Trang 103)