Một số giải pháp trong hoạt động giảm nghèo

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường trong giảm nghèo tại xã Thành Minh, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa (Trang 87)

Đối với hoạt động hỗ trợ xây dựng CSHT cần ưu tiên những hạ tầng thiếu và quan trọng nhất, huy động nguồn lực cộng đồng có khả năng đóng góp và sẵn sàng, nên phân định mức đối với đối tượng huy động.

Tiếp đó là giải pháp nâng cao năng lực thông qua việc tăng cường tập huấn khuyến nông, đào tạo, dạy nghề và tạo việc làm. Khuyến khích, động viên con em đồng bào dân tộc Mường bằng việc hỗ trợ thêm chi phí ăn ở, đi lại, đồ dùng, ngoài phần hỗ trợ học phí.

Khi năng lực của người dân đáp đứng được yêu cầu thì nên trao quyền, phân cấp đầu tư và triển khai thực hiện cho họ. Cộng đồng hoàn toàn có khả

Khi cho vay vốn ưu đãi, cần xem xét nhu cầu vốn, thời gian, lãi suất và định hướng sử dụng vốn phù hợp với đặc thù kinh tế hộ, sản xuất nông nghiệp. Xét đối tượng vay đảm bảo “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Đơn giản thủ tục, tránh tiêu cực và ảnh hưởng tình cảm.

Tập huấn khuyến nông cần xác định đúng nhu cầu, lĩnh vực và đối tượng cần tập huấn. Đảm bảo đúng, đủ và kịp thời. Khuyến khích cộng đồng tham gia đủ các bước, xác định nhu cầu, lập kế hoạch, triển khai thực hiện, giám sát đánh giá và hưởng lợi. Xây dựng mô hình trình diễn, hỗ trợ ngành nghề, giúp người dân tìm thấy sự khác biệt với cách thức canh tác của cộng đồng nhằm nâng cao khả năng ứng dụng vào thực tế.

Đối với hoạt động hỗ trợ đầu vào sản xuất, cần có biện pháp phát triển lâu dài, tránh tạo tâm lý ỷ lại chỉ “làm thế nào để được hỗ trợ” mà không có tính ứng dụng. Tạo điều kiện cho các hộ tìm mua được các chủng loại giống phù hợp bằng cách cung cấp đủ số lượng với chất lượng tốt ngay tại địa phương, cung cấp thông tin đầy đủ, hướng dẫn kỹ thuật, thường xuyên giám sát thực hiện.

Tuyên truyền rộng rãi các mục tiêu, kế hoạch và dự kiến kết quả để cộng đồng tham gia các chương trình giảm nghèo. Chỉ nên huy động những nguồn lực tại chỗ mà cộng đồng có, cần phân định các đối tượng, mức đóng góp và nguồn lực nào có khả năng đóng góp.

Cung cấp thông tin, tăng cường lien kết, cung cấp vật tư tạo điều kiện phù hợp cho từng cộng đồng dân tộc, từng địa phương. Cần có cán bộ trong các ban ngành đoàn thể là người dân tộc Mường, một số cán bộ giảm nghèo ở cơ sở có trình độ nhận thức tốt được hưởng các chính sách ưu đãi để đảm bảo công tác.

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Thứ nhất, đề tài đã góp phần hệ thống hóa CSLL và TT về sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số như sau: đề tài đã đưa ra được một số khái niệm liên quan đến sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong giảm nghèo, các nội dung nghiên cứu về sự tham gia và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong giảm nghèo. Ngoài ra đề tài còn đưa ra một số kinh nghiệm về sự phát huy của cộng đồng dân tộc thiểu số trong giảm nghèo trên thế giới và Việt Nam.

Thứ hai, đề tài đã đánh giá sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường vào các hoạt động giảm nghèo như sau: Sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường vào các hoạt động giảm nghèo còn thụ động, hạn chế, tâm lý còn ỷ lại cao, nhận thức còn thấp, nhiều người/ gia đình chưa biết làm ăn. Cộng đồng chỉ tham gia vào các hoạt động khi có sự huy động của cán bộ hoặc miễn cưỡng tham gia/ thậm chí không muốn triển khai các hoạt động giảm nghèo.

Thành minh là xã khó khăn về nhiều mặt, sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành chính, trong đó chủ yếu độc canh cây lúa, kinh tế chưa phát triển tỷ lệ hộ nghèo xã Thành Minh năm 2014 giảm xuống còn 25,15%, đây là kết quả hết sức đáng mừng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn một số tồn tại như kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, mức trợ cấp còn thấp, đời sống của đối tượng còn nhiều khó khăn. Quá trình khảo sát thực tế tại xã Thành Minh cho thấy: đây là xã khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, là xã nghèo,các CT, DA nhằm hỗ trợ giảm nghèo được triển khai thì lại chưa mang lại kết quả cao.

Thứ ba, đề tài đã đề ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường trong giảm nghèo như sau: Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất

vào các hoạt động đó. Tuy nhiên ở đây, sự tham gia của người dân còn quá hạn chế, thậm trí chính bản thân họ cũng chưa tha thiết với việc phát triển kinh tế của chính họ, cũng không có nhu cầu hay tâm lý giảm nghèo, hộ luôn trông chờ vào hỗ trợ của nhà nước, có một số hộ còn tìm mọi cách để trở thành hộ nghèo. Ngoài hoạt động phát triển kinh tế hộ cộng đồng còn tham gia các hoạt động giữ gìn phong tục tập quán, các hoạt động tương trợ để giảm nghèo nhưng thực tế cho thấy kết quả giảm nghèo vẫn còn rất thấp.

Sự tham gia của cộng đồng còn nhiều hạn chế do rất nhiều nguyên nhân, trong đó trình độ thấp và điều kiện kinh tế khó khăn là hai nguyên nhân chính làm giảm sự tham gia của người dân vào các hoạt động giảm nghèo.

Thứ tư, đề tài đã đề ra một số giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng dân tộc mường trong giảm nghèo như sau: Sau khi nghiên cứu thực tế trên địa bàn xã, đề tài đã đưa ra một số giải pháp để làm tăng sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường trong các hoạt động giảm nghèo. Trong đó giải pháp về nâng cao trình độ dân trí cho cộng đồng là giải pháp quan trọng nhất, bởi lẽ có tới gần 100% người dân không thể tham gia vào các khâu lập kế hoach, quản lý của các chương trình mục tiêu quốc gia. Vậy vấn để đặt ra là phải nâng cao trình độ dân trí để cộng đồng có thể hiểu và tham gia vào tất cả các khâu, tất cả các hoạt động giảm nghèo lúc đó thì các hoạt động giảm nghèo mới đem lại hiệu quả cao, và để huy động sự tham gia của cộng đồng dân tộc mường thì cần đưa ra các giải pháp cụ thể: hỗ trợ cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực, hỗ trợ nguồn lực, vay vốn ưu đãi, khuến nông, các cơ chế chính sách. Các giải pháp cần thực hiện đồng bộ để huy động có hiệu quả sự tham gia của cộng đồng góp phần xóa đói giảm nghèo.

5.2 Kiến nghị

5.2.1 Với Nhà nước

Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện các CT, DA đang có, cải cách cách thức thực hiện cũng như huy động nguồn lực cho phù hợp với từng địa phương,

từng hạng mục công trình. Cần tăng cường các hỗ trợ PTKT, XĐGN cho các vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Hỗ trợ cơ bản cho đối tượng chính là hộ nghèo, dân tộc thiểu số, những người gặp rủi ro, người không có khả năng cải thiện đời sống của mình xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của họ - tức là hỗ trợ cái họ cần thiết nhất. Quá trình hình thành chính sách cần phải có khảo sát nhu cầu của người được thụ hưởng chính sách, cần xem bản thân họ cần cái gì để PTKT, cũng như cải thiện đời sống của mình, hỗ trợ này mang tính công bằng xã hội. Kế hoạch thực hiện các CT, DA hay chính sách giảm nghèo cần được lập cụ thể, chi tiết đến từng đối tượng, lồng ghép nguồn hỗ trợ với khả năng đóng góp của cộng đồng. Hỗ trợ của Nhà nước không phải là chìa khóa vạn năng, cần có kế hoạch tài chính và kế hoạch nguồn lực huy động nguồn lực từ cộng đồng thì hiệu quả hỗ trợ sẽ cao hơn. Trong đó chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông, kinh tế cho địa phương đó. Hỗ trợ phát triển sản xuất không nên cung cấp theo kiểu cứu đói, bảo trợ, cần phải để người dân tự có kế sinh nhai của mình và hỗ trợ họ làm tốt hơn. Nên đảm bảo toàn bộ người nghèo, dân tộc thiểu số được hưởng chế độ chăm sóc y tế, giáo dục, đời sống toàn diện, chính sách dành cho họ nên phù hợp với điều kiện mà không đánh đồng với nhóm hộ khác.

5.2.2 Với chính quyền địa phương các cấp

* Đối với cấp xã, thôn:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội về mục đích, vai trò và ý nghĩa của việc huy động sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động kinh tế để giảm nghèo. Đồng thời tăng cường năng lực cho các tổ chức đoàn thể ở các xã để họ có khả năng huy động hội viên tham gia một cách chủ động, tích cực.

* Đối với cộng đồng:

nghèo. Không ngừng học hỏi kinh nghiệm sản xuất, cách thức làm ăn hay, đạt hiệu quả; Phát huy tính tự lực, tự chủ, không ỷ lại vào sự trợ giúp, tự vươn lên trong sản xuất đời sống bằng chính sức lao động của mình để thoát khỏi cảnh đói nghèo; Cần phải tham gia tích cực hơn nữa vào các chương trình triển khai ở địa phương.

Tiếp tục phát động các phong trào vì người nghèo, thu hút ngồn lực rộng rãi trong dân, hỗ trợ người nghèo vay vốn để phát triển kinh tế hướng tới xóa đói giảm nghèo.

*Đối với hộ nông dân

Phải nhận thức đúng đắn XĐGN không chỉ là trách nhiệm của cộng đồng mà phải có sự nỗ lực tự giác vươn lên của chính bản thân hộ nghèo. Tránh tự ti, mặc cảm, cân chủ động tận dụng tối đa sự giúp đỡ cũng như nắm bắt những cơ hội tốt để thoát nghèo. Không ngừng học hỏi kinh nghiệm sản xuất, cách thức làm ăn hay, đạt hiệu quả; phát huy tính tự lực, tự chủ, không ỷ nại vào sự trợ giúp, tự vươn lên trong sản xuất đời sống bằng chính sức lao động của mình để thoát khỏi cảnh đói nghèo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Văn Vượng (2014): “ Đánh giá tình hình thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã An Bình, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình”. Khóa luận tốt nghiệp trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội.

2. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 2010 3. Đỗ Kim Chung. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn hỗ trợ giảm nghèo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và đầu tư công cho giảm nghèo. Tạp chí khoa học và phát triển 2010; tập 8; số 4:708-718, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

4. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Lưu Thị Tho: “ nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng các dân tộc về các hoạt động phát triển kinh tế trong các chương trình giảm nghèo: trường hợp nghiên cứu tại xín mần (hà giang) và đà bắc (hòa bình)”

5. Lưu Thị Tho và Phạm Bảo Dương. Sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong các hoạt động giảm nghèo ở một số địa phương miền núi phía bắc. Tạp chí khoa học và phát triển 2013, tập 11, số 2: 249-259, trường đại học nông nghiệp hà nội.

6. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Trần Thanh Sơn: “Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng các dân tộc vào các hoạt động kinh tế trong chương trình giảm nghèo: trường hợp nghiên cứu tại huyện Si ma cai (tỉnh Lào Cai) và huyện Xín Mần (tỉnh Hà Giang)” Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2012 7. Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ : Về Chương trình hỗ

trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo

8. Quyết định Số: 135/1998/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa của Thủ tướng chính phủ.

9. Quyết định số: 134/2004/QĐ-TTg Về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn..

10. UBND xã Thành Minh. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ Kinh tế- Xã hội, Quốc phòng- An ninh năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013.

11. UBND xã Thành Minh. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ Kinh tế- Xã hội, Quốc phòng- An ninh năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014.

12. UBND xã Thành Minh. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ Kinh tế- Xã hội, Quốc phòng- An ninh năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015.

PHỤ LỤC

CÂU HỎI PHỎNG VẤN THÀNH VIÊN CỘNG ĐỒNG

Người phỏng vấn: ... Ngày phỏng vấn:...

I.THÔNG TIN CHUNG

1. Tên :...2.Tuổi: ………

3. Giới tính: ...Nam (Nữ) 4. Dân tộc:...

5. Nơi cư trú:

Thôn/bản……….xã……….huyện………...

6. Nghề nghiệp:

Nông dân Công nhân Viên chức nhà nước Kinh doanh Khác(ghi rõ): ...

7. Trình độ học vấn, chuyên môn

Không biết đọc và viết , Biết đọc hoặc viết

Cấp 1 , Cấp 2 , Cấp 3 Khác(ghi rõ):...

8. Số khẩu: ………Số lao động:... 9.Loại hộ theo thu nhập:

Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ trung bình

Hộ khác( ghi rõ) : ...

10. Loại hộ theo ngành nghề:

Hộ thuần nông Hộ thương mại dịch vụ

Loại khác( ghi rõ): ...

11. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đất Lâm nghiệp:…...(m2) : được giao...m2, đất thuê...m2

II. SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG

11 Ông/bà có tham gia cuộc họp bình xét hộ nghèo được hưởng các chương trình hỗ trợ không? Có Không

12 Nếu CÓ xin ông/bà cho biết cách thức bình xét? (1)Cán bộ thôn/bản tự quyết định danh sách hộ nghèo

(2)Cán bộ lên danh sách, thông qua người dân bằng họp thôn biểu quyết (3)Người dân đề nghị danh sách, cán bộ thôn/ bản xem xét và chốt danh sách Khác (ghi rõ)...

13 Ông bà đã tham gia vào các công trình cơ sở hạ tầng nào:

Trường học(1) , nhà văn hóa(2) , bưu điện (3) , đài phát thanh (4) , trạm y tế(5) , đình chùa (6) Đường (7) ,

Chợ(8) , thủy lợi(...)(9) , Khác (ghi rõ)

...

14 Mức đóng góp của ông bà khi tham gia vào các công trình CSHT

Tên công trình Đóng góp bằng ngày công (ngày) Đóng góp bằng hiện vật Đóng góp bằng tiền (1.000 đồng) Loại Số lượng

*Ông bà đánh giá như thế nào về mức độ đóng góp cho các công trình? Thấp Trung bình Cao

Vì sao?...

15. Ngoài xây dựng CSHT thì ông/bà có biết hoạt động giảm nghèo hay hỗ trợ cho người nghèo nào trong các chương trình giảm nghèo của nhà nước đã được triển khai tại địa phương không? Có ; Không

16. Ông bà đã tham vào các hoạt động đó ntn?

STT Biết Lập kế hoạch Triển khai TH G/s đánh gia Hưởng lợi Quản lý Số khâu TG Miễn giảm học phí BHYT Nước SH Nhà ở Hỗ trợ vốn Hỗ trợ đầu vào

Tập huấn khuyến nông

17 Ông (bà) có thường xuyên đóng góp ý kiến trong các cuộc họp không? Có Vì sao... Không Vì sao ...

18 Ông bà có được hưởng hỗ trợ bảo hiểm y tế? Có Không

19 Thu nhập của gia đình Ông/bà chủ yếu từ nguồn nào?

Nông nghiệp Công nghiệp ; Dịch vụ ; Khai thác tài nguyên

Khác (ghi rõ)...

20 Xin ông/bà cho biết diện tích, năng suất của một số cây trồng chủ yếu? Cây trồng Diện tích (sào) Năng suất (kg/sào) Đơn giá (nghìn đ/kg) Giá trị (nghìn đ) (tự tổng hợp

21 Ông/bà có sử dụng giống cây trồng mới không? Có không

23. So với trước đây, kỹ thuật trồng trọt hiện nay của gia đình ông bà có thay đổi không? Có Không

24. Xin ông/bà cho biết số lượng và sản lượng vật nuôi chủ yếu? Vật nuôi Đầu

con

Sản lượng thịt (kg) Đơn giá (nghìn đ/kg)

Giá trị (nghìn đ)

Tổng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

25. Ông/bà có sử dụng giống vật nuôi mới không? Có không

26. Nếu CÓ đó là loại gì...

27. So với trước đây, kỹ thuật chăn nuôi hiện nay của gia đình ông bà có thay đổi không? Có Không

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường trong giảm nghèo tại xã Thành Minh, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa (Trang 87)