Nhóm yếu tố bên trong cộng đồng dân tộc

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường trong giảm nghèo tại xã Thành Minh, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa (Trang 74)

4.2.1.1 Trình độ văn hóa và điều kiện kinh tế của cộng đồng

Trình độ dân trí của cộng đồng còn thấp, cán bộ cộng đồng đánh giá nhận thức của người dân kém, chưa biết làm ăn, ỷ nại vào nhà nước, học vấn không cao. Do đó sự tham gia của cộng đồng mang tính chất bị động, tình trạng ỷ nại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, hiểu biết ít, đông con.. vì vậy việc huy động sự tham gia còn gặp nhiều khó khăn.

Năng lực tham gia của các thành viên là khả năng cac thành viên trong cộng đồng tham gia một cách hiệu quả trong các hoạt động chung, là khả năng gây ra ảnh hưởng đến các quyết định tập thể của các thành viên. Năng lực của các thành viên trong cộng đồng dân tộc được thể hiện bởi trình độ, học vấn, kĩ năng, kiến thức và điều kiện kinh tế của các thành viên trong cộng đồng.

Bảng 4.15 Trình độ học vấn của các hộ điều tra

Trình độ học vấn Số hộ Cơ cấu (%)

Cấp 1 13 21,6

Cấp 2 41 68,4

Cấp 3 6 10,0

Tổng 60 100,0

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014)

Trình độ dân trí thấp hạn chế nhận thức của người dân, người dân trở nên bằng lòng, thiếu ý chí phấn đâu thoát nghèo. Thực tế chỉ ra rằng ở Thành Minh cộng đồng chỉ tham gia các hoạt động khi cán bộ huy động, và chỉ tha, gia: họp, thực hiện và sử dụng mà chưa tham gia vào lập kế hoạch, giám sát đánh giá các hoạt động, khi tham gia họp thì đa số người dân không có ý kiến đóng góp.

này cũng chưa nói lên được nhiều. Nhưng ta có thể thấy rằng trình độ của người dân nơi đây dần dần có sự cải thiện qua các thế hệ sau. Trình độ văn hóa và điều kiện kinh tế có ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân đến các hoạt động giảm nghèo. Nếu có đủ cả hai điều kiên thì sự tham gia vào các hoạt động giảm nghèo chắc chắn sẽ đầy đủ hơn rất nhiều. Như vậy năng lực của thành viên cộng đồng ảnh hưởng không nhỏ tới sự tham gia hoạt động giảm nghèo của cộng đồng, để huy động hiệu quả thì nâng cao năng lực và trao quyền là rất quan trọng.

4.2.1.2 Phong tục tập quán, đặc điểm của dân tộc

Thành phần dân tộc là một trong những yếu tố tạo nên nét đặc trưng của cộng đồng dân tộc. Mỗi dân tộc có những tập tục khác nhau làm nên nét sống, phương thức sản xuất cũng như cách thức sinh tồn của các dân tộc khác nhau. Những đặc trưng phong tục tập quán của dân tộc có ảnh hưởng lớn đến sự tham gia của cộng đồng dân tộc vào các hoạt động giảm nghèo và sự ảnh hưởng có thể có 2 mặt tốt và xấu. Quá trình khảo sát tại xã Thành Minh cho thấy ở đây có Hội Xuân, Đình làng… chúng đã góp phần rất lớn về việc tạo động lực tinh thần cho người dân tham gia vào hoạt động giảm nghèo. Đây cũng chính là một phương tiện để cán bộ có thể gần dân hơn, tạo niềm tin lớn hơn cho dân và từ đó có thể cũng nhau giảm nghèo một cách hiệu quả và bền vững.

Các phong tục tập quán vốn không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nghèo đói hay hạn chế sự tham gia vào các hoạt động giảm nghèo mà do con người tín ngưỡng cường điệu hóa và bởi sự tốn kém tiền của, mất thời gian, nhiều hủ tục bái cúng, mua sắp đồ lễ, kèm theo mê tín dị đoan… trở thành rào cản tín ngưỡng tệ nạn xã hội, hạn chế người dân tham gia các hoạt động giảm nghèo

Cộng đồng dân tộc Mường nơi đây mang nặng tập tục như coi trọng lễ hội, không tích lũy, thích đông con, không thích đi làm xa, thiếu tinh thần vượt nghèo. Những phong tục, tập quán ấy có ảnh hưởng rất lớn tới sự tham

gia của cộng đồng trong các hoạt động giảm nghèo, bởi nó tác động tới suy nghĩ và hành động của mỗi thành viên trong cộng đồng.

4.2.1.3 Vai trò cuả giới

Nhìn chung, với sự phát triển như hiện nay có thể thấy rằng vấn đề bình đẳng giới ngày càng được quan tâm. Vai trò của người phụ nữ trong xã hội dần được nâng cao, người phụ nữ có quyền đưa ra nhiều quyết định quan trọng, có khả năng tiếp cận và tham gia vào các hoạt động phát triển... Tuy nhiên, một thực tế cho thấy trong các cộng đồng dân tộc thiểu số, “tiếng nói” của người phụ nữ chưa có giá trị, người phụ nữ không có quyền quyết định mọi việc, không được tham gia vào các hoạt động bên ngoài gia đình; trong lối sống sinh hoạt của người dân tộc thiểu số còn vướng mắc tư tưởng trọng nam khinh nữ như: nam giới làm chủ hộ, nam giới tham gia các cuộc họp bàn huấn luyện hay quyết định mọi việc quan trọng.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường trong giảm nghèo tại xã Thành Minh, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w