Nhóm yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường trong giảm nghèo tại xã Thành Minh, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa (Trang 77)

4.2.2.1 Cơ chế chính sách giảm nghèo của nhà Nhà nước

Cơ chế chính sách giảm nghèo là yếu tố có vai trò quan trọng trong việc huy động sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động trong các CTGN. Trước đây, hầu hết các chính sách, các CT, DA khi thực hiện đều có hướng tiếp cận từ trên xuống, chưa sử dụng sức mạnh của cộng đồng, nhất là đối tượng trực tiếp thụ hưởng. Việc cấp phát cái CT/DA đang có cho họ mà chưa hẳn là cái họ đang cần, hoặc hạn chế cấp phát sẽ làm giảm hiệu quả hỗ trợ và khó đạt mục tiêu. Cùng với sự phát triển, hiện nay phương pháp tiếp cận có sự tham gia được sử dụng phổ biến, nhiều CT/DA, chính sách giảm nghèo đã thay đổi cách thực hiện, sử dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia nhiều hơn để đảm bảo: đúng đủ kịp và công bằng trong các hoạt động giảm nghèo.

đó nội lực của xã vẫn chưa đủ mạnh và đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn nên góp vốn bằng tiền không phải là rất khó khăn. Do phụ thuộc vào nguồn vốn cấp trên, huy lực từ nội lực hạn chế nên số lượng cung cấp theo các chương trình không đủ đáp ứng với nhu cầu thực tế. Với các nguồn lực- vật lực, đặc biệt là vốn đưa về thường không tập trung, phân bổ thấp và cấp chậm so với nhu cầu và lồng ghép vốn của các chương trình chưa tốt nên các hạng mục thực hiện thường nhỏ và manh mún. Ngoài ra, việc cấp các guồn hỗ trợ mà không quản lý được mục đích sử dụng cũng gây nên tình trạng lãng phí và không hiệu quả.

Bảng 4.16 Khả năng tiếp cận với các nguồn vốn ngân hàng Chỉ tiêu

Vốn vay NHCS Vốn vay NHNN Vốn vay khác SL (hộ) Cơ cấu(%) SL (hộ) Cơ cấu(%) SL (hộ) Cơ cấu(%)

Hộ nghèo 2 10,0 5 25,0 0 0,0

Hộ cận nghèo 3 20,0 7 46,7 0 0,0

Hộ trung bình 4 16,0 8 32,0 1 4,0

(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014)

Theo kết quả điều tra, sự tiếp cận với các nguồn vốn của các nhóm chênh lệch nhau, chủ yếu vay vốn từ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cao nhất ở nhóm hộ cận nghèo với 46,7%.ở Thành Minh chủ yếu sản xuất nông nghiệp, trồng cây lúa, nuôi trâu bò, lợn gà với số lượng ít. Thu nhập bình quân đang còn thấp, khả năng tiếp cận các nguồn lực còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên trở ngại tiếp cận nguồn vốn ngân hàng là thủ tục pháp lý, bên cạnh đó là việc biểu hiện từ chối vay ngân hàng vì sợ không thể trả được nợ, chưa biết đầu tư vào đâu. Vì vậy khi cho vay vốn ưu đãi, cần xem xét nhu cầu vốn vay, thời gian vay, định hướng phù hợp với đặc thù kinh tế hộ, sản xuất nông nghiệp. Xét đối tượng vay đảm bảo “ dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Đơn giản các thủ tục tránh tiêu cực và ảnh hưởng tình cảm.

Biểu đồ 4.4 Tỷ lệ người dân tiếp cận với các ngồn vốn ngân hàng

Theo kết quả điều tra, tỷ lệ người dân tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng nông nghiệp cao hơn các nguồn vốn khác, tỷ lệ vay ngân hàng được phân bổ cho các nhóm hộ, tuy nhiên nguồn vốn vay ngân hàng nông nghiệp ưu tiên cho hộ nghèo với 46.7% để thúc đẩy phát triển kinh tế hướng tới xóa đói giảm nghèo. Ngoài được tiếp cận với các nguồn vốn từ các ngân hàng thì các nhóm hộ cũng được vay quỹ nhi đồng anh từ nguồn vốn của phụ nữ cho vay để phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hộ chưa được tiếp cận với các nguồn vốn, một số hộ thì cho rằng vay xong không trả nợ được, thủ tục vay đang còn phức tạp nên việc tiếp cận với các nguồn vốn đang còn gặp nhiều khó khăn. Trở ngại vốn vay ngân hàng là thủ tục pháp lý, bên cạnh đó các hộ từ chối vay do sợ không trả được nợ hoặc không biết đầu tư vào đâu, chưa biết làm ăn. Thái độ bằng long với cuộc sống hiện tại như vậy biểu hiện sự yếu kém về quản lý vốn và đầu tư của cộng đồng.

4.3.2.2 Năng lực cán bộ quản lý địa phương

Như đã phân tính ở trên: Năng lực cán bộ quản lý của các cấp ở địa phương, đặc biệt là cấp cơ sở cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến

đâu năng lực thực thi chính sách của cán bộ tốt và ý thức về tầm quan trọng của sự huy động cộng đồng tham gia các hoạt động thì ở đó vai trò của cộng đồng được tôn trọng, họ có cơ hội tham gia nhiều hơn vào các hoạt động phát triển. Cán bộ quản lý có năng lực, nhận thức cao cũng có thể điều hành tốt, sử dụng hiệu quả nguồn nhân, vật lực để các hoạt động giảm nghèo có được hiệu quả cao hơn.

Bảng 4.17: Cộng đồng đánh giá trình độ cán bộ cấp xã Năng lực cán bộ xã Người đồng ý

(người) Tỷ lệ (%) Tốt 25 41,6 Bình thường 28 46,6 Không tốt 7 11,8

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014)

Theo đánh giá của cộng đồng thì năng lực của cán bộ xã ở mức bình thường là cao nhất, chiếm 46,6% tổng số hộ, số người đánh giá về không tốt là 11,8%. Chứng tỏ rằng vẫn còn những cán bộ chưa làm hài lòng dân và chưa đáp ứng như cầu của dân cũng như của công việc đảm nhận. Vấn đề đặt ra là cần có đội ngũ năng lực đồng đều hơn từ đó làm tăng sự tham gia của người dân trong các hoạt động giảm nghèo. Bên cạnh đó về sự nhiệt huyết thì còn khá hạn chế. Vậy vấn đề cần phải giải quyết ở đây chính là cái tâm trong nghề của các cán bộ.

4.2.2.3 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên là một trong những yếu tố ngoại cảnh tác động mạnh mẽ tới hiệu quả giảm nghèo, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp hay các sản phẩm từ thủ công nghiệp.

Thành Minh là xã mà điều kiện tự nhiên tương đối khắc nhiệt: hạn hán, bão gió xảy ra thường xuyên, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, tài nguyên đất hạn chế, thiên tai lũ bão nhiều dẫn tới dịch bệnh cây trồng và vật nuôi thì

có cố gắng cũng mang tính chất đánh bạc với thiên nhiên; và sự nỗ lực của các cộng đồng phần nào bị hạn chế. Sự khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên và nghèo nàn về tài nguyên là một trong những lý do khiến cho người dân mãi không thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của nghèo đói. Nó ảnh hưởng rất lớn đến sự tham gia của người dân vào các hoạt động giảm nghèo đặc biệt trong các hoạt động phát triển kinh tế hộ. Gần đây nhất, trong năm 2012 khi ngô đang có bắp nhỏ thì có bão và đổ hết thế là cả vụ không thu hoạch được gì. Theo số liệu điều tra thì có tới 100% số người được hỏi trả lời là gặp khó khăn về điều kiện tự nhiên trong hoạt động trồng trọt.

4.2.2.4 Các nguồn hỗ trợ từ bên ngoài

Các nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài cộng đồng có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động phát triển, nhất là các hoạt động phát triển KT- VH- XH để giảm nghèo. Tuy nhiên qua điều tra thì được biết ngoài sự hỗ trợ của nhà nước nhà nước thì xã Thành Minh không được hưởng sự hỗ trợ nào khác từ các tổ chức khác, đây là một nguyên nhân dẫn đến việc tham gia vào các hoạt động giàm nghèo của người dân bị hạn chế.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường trong giảm nghèo tại xã Thành Minh, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa (Trang 77)