Kinh nghiệm về sự phát huy của cộng đồng dân tộc thiểu số trong giảm nghèo

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường trong giảm nghèo tại xã Thành Minh, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa (Trang 36)

giảm nghèo trên thế giới

a) Kinh nghiệm của Trung Quốc

Kể từ khi thực hiện cải cách mở cửa đến nay, Trung Quốc đã chính thức khởi động chương trình XĐGN bằng dự án phát triển với quy mô lớn, có kế hoạch và có tổ chức trong phạm vi cả nước. Mười năm qua, mức tăng thu nhập bình quân đầu người của nông dân thuộc 592 huyện trọng điểm xóa đói, giảm nghèo cấp quốc gia đã vượt mức tăng bình quân của cả nước Trung Quốc. Có được những thành quả trên đó là do Trung Quốc có chính sách XĐGN hợp lý, người dân tham gia nhiệt tình vào quá trình thực hiện chương trình giảm nghèo. Như trong chính sách đưa KHCN vào XĐGN, Trung Quốc đã rất thành công khi đưa KHCN vào giảm nghèo. Chính sách này thành công là nhờ một phần rất lớn vào sự tham gia của cộng đồng vào thực hiện chính sách. Cụ thể đó là:

- Trong bước điều tra, xây dựng quy hoạch tổng thể: Trung Quốc cử các đoàn chuyên gia xuống địa bàn cùng với người dân địa phương điều tra cơ bản (điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội,…). Chính sự tham gia của người dân đã giúp đoàn chuyên gia nắm bắt được những thế mạnh cũng như những khó khăn mà địa phương gặp phải.

- Điều tra, xây dựng và lựa chọn các dự án KH và CN có hiệu quả và khả thi, phù hợp với quy hoạch tổng thể: Các cơ quan nghiên cứu và các tập thể khoa học được cử tới địa phương cùng với nhân dân địa phương đã khảo sát sâu và đề xuất các dự án cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để trình lên Bộ KH và CN xem xét và chọn lựa.

- Trong bước thực hiện đưa KH và CN vào phục vụ đời sống đã được sự tham gia nhiệt tình của cộng đồng nói chung, đặc biệt là người nghèo. Họ tham gia các lớp tập huấn do địa phương tổ chức, nắm bắt được những khoá học tiên tiến, giúp phục vụ cho đời sống hằng ngày của họ.

b) Kinh nghiệm của Ấn Độ

-Ấn Độ cũng là một nước đạt nhiều thành tựu đáng kể trong XĐGN. Những thành tựu này có được, bên cạnh những chính sách hợp lý của chính phủ Ấn Độ còn cần phải nói đến sự tham gia của cộng đồng và người dân trong quá trình thực hiện những chính sách này. Điển hình là: chính sách tạo việc làm cho người nghèo, Ấn Độ ban hành Luật Bảo đảm việc làm cho nông dân, Luật này bảo đảm về pháp lý để mỗi nông dân có đủ 100 ngày có việc làm/năm, với mức lương 1,5 USD/ngày, không có việc làm, nông dân sẽ nhận được một khoản trợ cấp thất nghiệp. Để có thể đưa ra được đạo luật này, chính phủ Ấn Độ đã phải điều tra mức sống cũng như thu nhập hằng ngày của nông dân. Có như vậy, những con số đưa ra mới phù hợp với yêu cầu sống của người nông dân.

c) Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Hiện nay Hàn Quốc được xếp vào nhóm nước có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, trước đây Hàn Quốc cũng như nhiều quốc gia khác cũng phải đối mặt với tình tràng nghèo đói, ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế của đất nước. Chính vì vậy, từ những năm 70 thế kỷ XX, Hàn Quốc đã thực hiện “chương trình đổi mới nông thôn” hướng vào giúp đỡ phát triển kinh tế - xã hội ở vùng nông thôn nghèo và giúp đỡ người nghèo đa dạng hóa về sinh kế và thu nhập. Sau 30 năm, Hàn Quốc đã hoàn thành các mục tiêu của “chương trình đổi mới nông thôn” và cơ bản giải quyết xong vấn đề nghèo đói. Sự thành công của Hàn Quốc về phát triển nông thôn và giảm nghèo do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến nguyên nhân: Nhà nước đã trao quyền tự chủ cho cơ sở và người dân, làm gì, làm như thế nào do người dân và chính quyền cấp cơ sở tự quyết định. Nhà nước và các cấp chính quyền cấp trên cơ sở chỉ đóng vai trò định hướng hoạt động phát triển nông thôn và giảm nghèo, không can thiệp cụ thể vào công việc của chính quyền cơ sở và người dân.

2.2.2 Kinh nghiệm về sự phát huy của cộng đồng dân tộc thiểu số tronggiảm nghèo tại Việt Nam giảm nghèo tại Việt Nam

* Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI: khẳng định, giảm nghèo bền vững là một trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết là khu vực miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị - nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư

* Pháp lệnh dân chủ cơ sở: Pháp lệnh này quy định những nội dung phải công khai để nhân dân biết; những nội dung nhân dân bàn và quyết định; những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định; những nội dung nhân dân giám sát; trách nhiệm của chính quyền, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, của cán bộ thôn, làng, ấp, bản, tổ dân

phố, khu phố, khối phố, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và của nhân dân trong việc thực hiện dân chủ ở cấp xã.

* Các chương trình, dự án, chính sách về giảm nghèo:

a, Chương trình 134

Trong nội dung quyết định số 134/2004/QĐ-TTg (Chương trình 134) có nêu lên nguyên tắc thực hiện chương trình trong việc huy động sự tham gia của cộng động các dân tộc. Đó là:

+ Bảo đảm công khai, công bằng đến từng hộ, buôn, làng trên cơ sở pháp luật và chính sách của Nhà nước.

+ Phù hợp với phong tục, tập quán của mỗi dân tộc, vùng, miền, bảo tồn bản sắc văn hoá của từng dân tộc; phù hợp với điều kiện thực tiễn và gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của từng địa phương.

+ Các hộ được hỗ trợ đất sản xuất, đất ở và nhà ở, nước sinh hoạt phải trực tiếp quản lý và sử dụng để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, góp phần xoá đói giảm nghèo.

b, Chương trình135

Để có thể thực hiện được tốt chương trình 135, nguyên tắc chỉ đạo của chính phủ là:

+ Phát huy tối đa sự sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường của toàn thể cộng đồng và nội lực của các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo.

+ Thực hiện nguyên tắc dân chủ công khai, minh bạch, tăng cường phân cấp cho cơ sở, phát huy mạnh mẽ quyên làm chủ của nhân dân trực tiếp tham gia vào chương trình.

C. Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo” (Nghị quyết 30 a)

Chương trình 30a là chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo. Đây là một chương trình phát triển kinh tế - xã

vật chất và tinh thần cho các hộ nghèo, người các dân tộc thiểu số ở 62 huyện nghèo trong cả nước.

Một trong những nguyên tắc để thực hiện chương trình này đó là cần huy động sự tham gia của cộng đồng các dân tộc và phát huy nội lực của các hộ nghèo trong phát triển VHXH trong các chương trình giảm nghèo.

Chính phủ Việt Nam đã và đang triển khai nhiều chương trình quốc gia nhằm hỗ trợ XĐGN và nâng cao đời sống cho cộng đồng các dân tộc thiểu số như: Chương trình 134, 135, 30a.... Nhưng cho đến nay, các chương trình vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Nguyên nhân là còn ít có sự tham gia của chính đồng bào trong việc đưa ra các quyết định và sự giám sát, đánh giá. Tuy nhiên bên cạnh đó phải kể đến những địa phương thực hiện tốt những chương trình giảm nghèo này nhờ vào sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong công tác XĐGN nói chung và hoạt động phát triển VHXH nói riêng.

Như chương trình 134 thực hiện tại tỉnh Hà Giang đã thu được những kết quả đáng mừng nhờ vào biết huy động tình đoàn kết, tương thân tương ái của cộng đồng các dân tộc. Trưởng Ban Dân tộc Tôn Giáo tỉnh Hà Giang, Long Hữu Phúc tâm sự: “Năm 2005, Hà Giang bắt đầu thực hiện chương trình 134. Trong suốt quá trình thực hiện, nếu không có sự giúp đỡ, tinh thần tương thân tương ái của cộng đồng các dân tộc thì chương trình khó có thể hoàn thành kế hoạch như đã đề ra. Kinh phí đầu tư cho chương trình chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách của Nhà nước, còn tỉnh do nguồn ngân sách hạn hẹp, nên không thể bố trí để hỗ trợ được, do đó, chúng tôi đã huy động công sức của chính người dân được hưởng lợi từ chương trình. Và cũng rất mừng khi thấy người dân đều tham gia hưởng ứng nhiệt tình”. Thành công trong việc huy động nhân dân nhiệt tình tham gia đóng góp ngày công, nguyên vật liệu để thực hiện chương trình đã giúp cho các hạng mục như: nhà ở, bể chứa nước sinh hoạt, đất sản xuất được Hà Giang thực hiện đúng tiến độ, đúng kế hoạch đề ra.

Tại Nghệ An: những chương trình 134, 135, 30a mang lại hiệu quả không cao do không huy động được sự tham gia của người dân trong việc thực hiện những chương trình này. Vì vậy, dự án "Tăng cường tiếng nói và sự tham gia của người DTTS trong xóa đói giảm nghèo" được triển khai sẽ khắc phục những hạn chế đó. Mục tiêu của dự án là nhằm góp phần XĐGN cho đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, nâng cao vai trò của đồng bào DTTS trong việc đưa ra các quyết định có ảnh hưởng đến sinh kế của họ; nâng cao năng lực cho các cơ quan đại diện quyền lợi của đồng bào. Đối tượng trực tiếp của dự án là 500 cán bộ và đại biểu HĐND cấp xã, huyện, tỉnh và 45.000 người DTTS tại 12 xã của 2 huyện được thụ hưởng dự án là Nghĩa Đàn và Quế Phong. Dự án áp dụng phương pháp tiếp cận để giúp đồng bào DTTS được tham gia vào quá trình đưa ra các quyết định về XĐGN. Thông qua các lớp tập huấn tạo sự tự tin cho chính đồng bào, giúp họ phân tích và sắp xếp theo thứ tự các vấn đề mà họ quan tâm và đưa ra các chính kiến, quan điểm, quyết định liên quan tới chương trình 135, 30a tại địa phương. Đồng thời, hỗ trợ thiết lập mạng lưới các tổ chức cộng đồng và các nhóm sở thích khác để đồng bào DTTS có thể chia sẻ kinh nghiệm, tổ chức các hoạt động phát triển kinh tế dựa trên mối quan tâm và lựa chọn của họ..

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường trong giảm nghèo tại xã Thành Minh, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w