Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường trong giảm nghèo tại xã Thành Minh, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa (Trang 53)

Xã Thành minh được chọn làm địa bàn nghiên cứu vì những lý do sau: Thứ nhất: Xã Thành minh là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao (25,15%), kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Là nơi có đông bà con dân tộc sinh sống, là đối tượng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm trong công cuộc

giảm nghèo.

Thứ hai: Mặc dù đã có nhiều chương trình, dự án giảm nghèo cho xã xong hiệu quả giảm nghèo mang lại chưa cao. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do sự tham gia của cộng đồng vào giảm nghèo chưa sâu, chưa tích cực.

Thứ ba: Xã có đặc điểm địa hình đa dạng, ở một số nơi giao thông đi lại khó khăn gây ảnh hưởng xấu đến các hoạt động giảm nghèo của xã.

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

* Thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập từ các công trình nghiên cứu có liên quan; các báo cáo về tình hình kinh tế xã hội; chính sách của xã.

- Số liệu thứ cấp được thu thập bằng các phương pháp như; liệt kê với cơ quan cung cấp thông tin các số liệu thông tin cần thiết theo hệ thống có thu nhập, hệ thống hóa theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến địa phương cung cấp thông tin, tiến hành thu thập bằng ghi, chép, sao chụp tại cơ quan cung cấp thông tin.

* Thu thập số liệu sơ cấp

- Mẫu điều tra cộng đồng: Cộng đồng được chọn nghiên cứu là dân tộc Mường tại xã Thành minh chọn 60 mẫu điều tra:

Tiêu chí Xã Thành minh Mẫu

Hộ nghèo 507 20

Hộ cận nghèo 449 15

Hộ trung bình 552 25

Tổng 1508 60

+ Dựa trên chỉ tiêu thu nhập(nghèo, cận nghèo, trung bình) - Chọn phỏng vẫn 2 cán bộ xã, hoặc đại diện các phòng ban

- Chọn phỏng vẫn 2 trưởng thôn, bí thư thôn (làng)

Bảng 3.5: Căn cứ lựa chọn thành viên cộng đồng nghèo và cận nghèo

Tiêu chí Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ trung bình

Nông thôn ≤480.000 >480.000

≤624.000 >624.000

Thành thị ≤600.000 >600.000

Bảng 3.6: Thông tin cần thu thập và phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Đối

tượng

Số

mẫu Nội dung thu thập

Phương pháp thu thập

Cấp xã 2 Tình hình thực hiện các chính sách phát triển kinh tế xã hội, các chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách dân chủ cơ sở, đặc điểm của các cộng đồng dân tộc, các yếu tố ảnh hưởng sự tham gia của cộng đồng dân tộc trong giảm nghèo, khuyến nghị các giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng các dân tộc với XĐGN.

Phỏng vấn sâu

Cấp thôn bản

2 Đặc điểm của các cộng đồng các dân tộc thực trạng tổ chức triển khai chính sách xóa đói giảm nghèo; thực trạng sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong các hoạt động giảm nghèo; khó khăn thuận lợi của cộng đồng các dân tộc trong quá trình tham gia; khuyến nghị các giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng các dân tộc về các hoạt động giảm nghèo. Phỏng vấn sâu Cấp cộng đồng dân tộc

60 Đặc điểm KT-XH của các thành viên trong cộng đồng dân tộc, sự tham gia vào các chương trình, chính sách văn hóa- xã hội để giảm nghèo địa phương, các khó khăn thuận lợi trong quá trình tham gia. Kiến nghị giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng dân tộc trong các hoạt động giảm nghèo.

Phỏng vấn bán cấu trúc và quan sát

* Phương pháp thống kê mô tả: Bằng việc sử dụng các chỉ tiêu phân tích như: - Số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân để phân tích mức độ tham gia của cộng đồng các dân tộc trong từng giai đoạn của quá trình triển khai chính sách xoá đói giảm nghèo.

- Các tốc độ phát triển để phân tích xu hướng phát triển của các hoạt động kinh tế- văn hóa- xã hội, tác động của của cộng đồng dân tộc trong sự phát triển đó.

* Phương pháp thống kê so sánh: Sử dụng hệ thống chỉ tiêu kinh tế: Sử dụng các số so sánh tương đối, so sánh tuyệt đối, tốc độ phát triển, để phân tích biến động giảm nghèo của xã qua các năm.

3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1 Hệ thống chỉ tiêu đo lường sự nghèo đói

- Mức sống (tuổi thọ, trình độ - kiến thức, y tế, giáo dục …)

- Thu nhập và chi tiêu: gồm tổng thu nhập, mức chi lương thực, chi khác và thu nhập bình quân/người dân

3.2.4.2 Hệ thống chỉ tiêu đo lường sự phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội của cộng đồng

* Chỉ tiêu phản ánh sự tham gia của cộng đồng dân tộc vào công tác xóa đói giảm nghèo

- Tỷ lệ thành viên cộng đồng tiếp cận được thông tin của các chương trình dự án giảm nghèo trong lĩnh vực VH-XH

- Tỷ lệ thành viên trong cộng đồng than gia xác định nhu cầu thiết yếu về VH-XH để giảm nghèo

- Tỷ lệ thành viên trong cộng đồng tham gia lập kế hoạch trong các chương trình giảm nghèo

- Tỷ lệ thành viên trong cộng đồng tham gia trực tiếp thực hiện chương trình giảm nghèo

* Chỉ tiêu thể hiện trình, độ nhận thức về giảm nghèocủa hộ * Chỉ tiêu phản ánh bình đẳng giới trong xóa đói giảm nghèo * Chỉ tiêu phản ánh năng lực trình độ của cán bộ địa phương

* Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của các phương thức tuyên truyền, vận động sự tham gia của các hộ

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Thực trạng tham gia cộng đồng dân tộc Mường trong giảm nghèo tại xã Thành Minh

4.1.1 Sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường trong chương trình giảmnghèo nghèo

Thành Minh là xã vùng cao thuộc huyện Thạch Thành, trong địa bàn xã chủ yếu là người dân tộc Mường, trình độ văn hóa thấp. Hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, một số ít sản xuất lâm nghiệp. Trên địa bàn xã hầu như không có doanh nghiệp kinh doanh nào lớn, việc huy động nguồn lực cho giảm nghèo còn rất hạn chế, tuy nhiên trong những năm qua hoạt động giảm nghèo của địa phương luôn được quan tâm triệt để từ phía Nhà nước, Chính quyền địa phương và sự tham gia từ phía người dân.

Năm 2014 tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 25,15% so với số hộ toàn xã, giảm tới 13.72% so với năm 2013, giảm 19,48% so với năm 2012. Tuy nhiên qua điều tra cho thấy công cuộc xoá đói giảm nghèo ở địa phương vẫn chưa thực sự bền vững, nguy cơ tái nghèo còn rất cao. Thấy thu nhập bình quân đầu người của xã luôn thấp hơn so với toàn huyện. Điều đó cho thấy: Mặt bằng đời sống dân cư của xã luôn thấp hơn bình quân chung của toàn huyện. Vì vậy cần có sự quan tâm hơn nữa của chính quyền địa phương trong công cuộc giảm nghèo của xã.

Bảng 4.1: Tỷ lệ hộ nghèo của xã thành minh 2012-2014

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng số hộ toàn xã Hộ 1954 1.973 2016 Tổng số hộ nghèo Hộ 872 767 507 Tổng số hộ cận nghèo Hộ 404 444 449 Tỷ lệ hộ nghèo % 44,63 38,87 25,15

Thu nhậpbình quân đầu người/ năm Triệu đồng 12,4 14 17

Theo số liệu của văn phòng ủy ban xã Thành Minh, tổng số hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao 872 hộ chiếm 44,63% năm 2012, năm 2014 tổng số hộ nghèo giảm 365 hộ so với năm 2012, chiếm tỷ lệ hộ ngèo 25,15%, từ bảng 4.1 cho thấy tỷ lệ hộ nghèo giảm khá nhanh giảm tới 19,48% tuy nhiên nhìn tổng thể thì tỷ lệ hộ nghèo vẫn đang còn cao. Con số này cho ta thấy qua ba năm toàn xã đã xóa được 365 hộ nghèo, mặc dù chưa nhiều nhưng là thành quả hàng loạt các yếu tố tác động ở tất cả các ngành trong địa phương và sự phấn đấu của nhân dân trong xã nhà. Bên cạnh tỷ lệ hộ nghèo có su hướng giảm thì tổng số hộ cận nghèo đang có su hướng gia tăng từ 404 năm 2012 lên 449 hộ năm 2014, thu nhập bình quân đầu người có xu hướng tăng từ 12,4 triệu đồng (2012) lên 17 triệu đồng (năm 2014).

Năm 2014 tỷ lệ hộ nghèo chiếm 25,15% tổng số hộ nghèo trong toàn xã đây là vùng núi xa trung tâm huyện, điều kiện về cơ sở hạ tầng và thủy lợi của vùng thấp hơn so với các vùng khác, hơn nữa mật độ dân cư sống thưa thớt, đầu tư mang tính dàn trải, hiệu quả không cao, tình hình sản xuất kém phát triển, đời sống của nhân dân thấp. Những vùng có điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất sinh hoạt, có dân trí cao và kinh nghiệm sản xuất tốt thì vùng đó có tỷ lệ hộ nghèo thấp còn xã Thành minh có địa hình tương đối phức tạp chia cắt, đồi núi chiếm 2/3 diện tích tự nhiên, hồ đập nhiều ảnh hưởng tới đời sống nhân dân của xã. Vấn đề này cần được quan tâm đúng mức của các cấp các ngành trong thời gian tới nhằm nâng cao đời sống nhân dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo.

Trong chương trình giảm nghèo của nhà nước đầu tư và tổ chức thực hiện, đã và đang triển khai trên địa bàn xã Thành Minh gồm những chương trình sau: chương trình 134 về hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn; chương

trình 135-III về phát triển kinh tế- xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi. Các chương trình này bao gồm các hoạt động giảm nghèo, trong đó 2 hoạt động chủ yếu là hoạt động xây dựng công trình cơ sở hạ tầng và hoạt động hỗ trợ cho người nghèo.

+ Hoạt động xây dựng CSHT gồm: Trường học, nhà văn hóa, đường, thủy lợi, đài phát thanh và trạm y tế.

+ Hoạt động hỗ trợ phát triển gồm: Miễn giảm học phí,BHYT, nước SH, nhà ở, hỗ trợ vốn, hỗ trợ đầu vào, tập huấn khuyến nông

Trên đây là các hoạt động này đã và đang được thực hiện trên địa bàn xã và đã mang lại nhiều kết quả đáng ghi nhận trong nỗ lực giảm nghèo chung huyện. Các hoạt động PTKT này phần nào giải quyết được các vấn đề nguyên nhân đói nghèo cơ bản, huy động được phần lớn thành viên cộng đồng tham gia và đạt được kết quả rất tốt. Các chương trình giảm nghèo được thực hện bởi các hợp phần:

4.1.1.1 Sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường trong hoạt động xây dựng CSHT

Xây dựng CSHT là cách hỗ trợ cơ bản nhất giúp địa phương phát triển sản xuất, kinh doanh và lưu thông hàng hóa, nâng cao đời sống, nhu cầu sinh hoạt đi lại và giao lưu kinh tế của người dân, nhất là người nghèo, dân tộc thiểu số có điều kiện tiếp xúc với nhiều nguồn tin và sự phát triển bên ngoài

CSHT luôn được huyện ưu tiên hàng đầu, bởi CSHT là tiền đề cho phát triển kinh tế, có CSHT tốt thì kinh tế sẽ phát triển tốt, tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông, cơ hội tiếp xúc nhiều nguồn tin, cơ hội buôn bán tốt hơn, kinh tế phát triển mạnh thì giảm nghèo nhanh và bền vững hơn. Thực trạng sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường vào hoạt động xây dựng CSHT được thể hiện tại bảng 4.2 như sau:

Bảng 4.2 Số hộ tham gia xây dựng CSHT

Tên công trình CSHT Số lượng (hộ) Cơ cấu (%)

Trường học 17 28,33 Nhà văn hóa 44 73,33 Bưu điện 6 10,00 Đài phát thanh 0 0,00 Trạm y tế 1 1,67 Đình chùa 12 20,00 Đường 60 100,00 Chợ 0 0,00 Thủy lợi 1 1,67

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014)

Theo số liệu điều tra năm 2014, số hộ tham gia xây dựng đường chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm tới 100% số hộ dân tham gia, đây là những công trình gắn chặt với đời sống sinh hoạt của người dân. Chợ, Trạm y tế là những công trình có thể nói là không thể thiếu của ở mỗi địa phương, thế nhưng từ số liệu mà điều tra được thì số hộ tham gia xây dựng Chợ chiếm 0%, Trạm y tế chiếm 1,67% hai con số này đã nói lên sự tham gia vào xây dựng CSHT còn quá thấp, điều này chắc chắn ảnh hưởng tới không tốt tới kết quả triển khai thực hiện. Bên cạch những công trình mà người dân chưa tích cực tham gia thì vẫn còn một số công trình thể hiện được sự tham gia của người dân: Nhà văn hóa, trường học…các công trình này đều rất cần thiết đối với họ nhưng do trình độ của họ còn thấp, cộng với điều kiện kinh tế còn khó khăn đã làm cho sự tham gia của họ giảm đi rất nhiều.

Bảng 4.3 Đánh giá của người dân về mức đóng góp vào xây dựng CSHT

Chỉ tiêu Số hộ Cơ cấu %

Thấp 2 3,33

Trung bình 31 51,67

Cao 27 45,00

Tổng 60 100,00

( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014)

Theo kết quả điều tra, mức độ đóng góp như vậy là chưa hợp lý bởi mới chỉ có hơn 31 hộ nông dân hộ chấp nhận được, số hộ đánh giá mức độ đóng góp với số tiền để xây dựng CSHT chiếm tỷ lệ đang còn cao 45% so với 3.33% số hộ đánh giá mức độ xây dựng thấp. Tuy nhiên mức độ đóng góp ở đây cũng không cao nhưng khi đóng góp thì người dân vẫn gặp khó khăn về kinh tế. Lý do ở đây chính là khoản chia ra để thu và thời điểm thu tiền chưa hợp lý. Theo người dân họ cho rằng nên chia nhỏ ra thì mới dễ đóng góp, nên thu vào thời điểm thu hoạch lúa thì mới có tiền để đóng góp.

Biểu đồ 4.1 Đánh giá của người dân về mức độ đóng góp xây dựng CSHT

Theo số liệu điều tra năm 2014, tỷ lệ của người dân đóng góp vào xây dựng cơ sở hạ tầng được thấy rõ ràng là mức độ đóng góp tương đối cao. Tỷ lệ người dân đánh giá cao là 45% trong khi đó tỷ lệ người đồng ý mức độ đóng góp thấp chiếm 3,33%. Ở xã Thành Minh hoạt động được cộng đồng tham gia nhiều nhất là hoạt động làm đường và các công trình cơ sở hạ tầng khác, ngoài đóng góp kinh phí xây dựng thì người dân nơi đây còn đóng góp vào công lao động, số tiền mà người dân nơi đây phải đóng góp từ 100000đ đến 300000đ (tùy vào mỗi thôn), theo cán bộ thôn và cán bộ văn phòng xã

cho biết thì huy động sự đóng góp còn gặp rất nhiều khó khăn, công tác đóng góp còn trì trệ,mức độ đóng góp còn cao so với các hộ nghèo và cận nghèo.

4.1.1.2 Sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường vào các hoạt động của các chính sách hỗ trợ phát triển

Như chúng ta đã biết, để triển khai được các hoạt động, các chính sách hỗ trợ phát triển thì cần phải có một thời gian dài để nghiên cứu, tìm hiểu và phải được thực hiện bởi những người có trình độ chuyên môn cao. Nguyên nhân là do chi phí để triển khai các hoạt động này rất lớn và phải được thực hiện trong thời gian dài với có kết quả. Trong khi đó thì trình độ dân trí của người dân còn quá hạn chế. Chính vì những lí do trên nên khi nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động của các chính sách hỗ trợ phát triển em xin được chỉ nghiên cứu ở hai khâu là khâu biết và khâu hưởng lợi.

Bảng 4.4 Thực trạng tham gia trong các chương trình chính sách hỗ trợ phát triển

Chỉ tiêu Chương trình

Biết Hưởng lợi

SL (hộ) Cơ cấu (%) SL (hộ) Cơ cấu (%) Miễn giảm học phí 49 81.6 44 73.3 BHYT 57 95.0 57 95.0 Nước SH 0 0.0 0 0.0 Nhà ở 0 0.0 0 0.0 Hỗ trợ vốn 38 63.3 22 36.6 Hỗ trợ đầu vào 20 33.3 1 1.6

Tập huấn khuyến nông 16 26.6 6 10.0

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014)

Theo kết quả điều tra, tỷ lệ người tham gia vào các khâu hưởng lợi tương đối cao. Chứng tỏ rằng những chính sách hỗ trợ này rất cần thiết đối với cộng đồng dân tộc Mường. Đặc biệt với chương trình BHYT có tới 95%

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường trong giảm nghèo tại xã Thành Minh, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w