Qua thực tế ta thấy được rằng các hoạt động giảm nghèo được triển khai tốt hay không sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động như thế nào phụ thuộc rất lớn vào năng lực quản lý của cán bộ địa phương. Vậy đội ngũ cán bộ
-Tăng cường đạo tạo tập huấn nhằm nâng cao trình đô chuyên môn, kỹ năng quản lý, điều hành, giám sát các hoạt động của chương trình giảm nghèo nói riêng và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nói chung. Vì vậy việc bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho đội ngũ này, nhất là cấp xã cần được coi là khâu then chốt, có tính chất quyết định .
- Nâng cao khả năng tiếp cận, truyền đạt kiến thức đến cộng đồng đế người dân hiểu và đồng thuận tham gia các hoạt động xóa đói giảm nghèo nói chung và hoạt động văn hóa – xã hội nói riêng trên địa bàn. Đồng thời thường xuyên tiếp cận cộng đồng, lắng nghe ý kiến cộng đồng để có thể hiểu và nắm bắt những tâm tư nguyện vọng của người dân, ý kiến tham gia của người dân trong mọi hoạt động của địa phương, trên cơ sở đó cán bộ lãnh đạo xây dựng kế hoạch phát triển sao cho phù hợp với nhu cầu và khả năng của cộng đồng cũng như phù hợp điều kiện của địa phương.
- Tăng cường chính sách khuyến khích người về công tác tại huyện xã, vùng khó khăn: Nâng mức phụ cấp khu vực cho các cán bộ; Thực hiện chính sách cử tuyển người đang công tác tại địa phương đi học về phục vụ địa phương; có chế độ phụ cấp và công tác phí phù hợp cho các cộng tác viên XĐGN tại thôn/bản.
- Phát huy vai trò cầu nối giữa cộng đồng người dân với các tổ chức đoàn thể ngoài cộng đồng như: hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến bính, đoàn thanh niên, Uỷ ban mặt trận tổ quốc… để có thể tham gia, phối hợp trực tiếp hỗ trợ, giúp