Nâng cao năng lực, ý thức của các thành viên cộng đồng

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường trong giảm nghèo tại xã Thành Minh, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa (Trang 81)

Một trong những nguyên nhân người dân không tham gia hay tham gia không tích cực trong các hoạt động giảm nghèo là do trình độ nhận thức của họ thấp, nên họ không hiểu về những chính sách giảm nghèo, không biết cách tham gia. Vì vậy cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội từ trung ương đến địa phương cần quán triệt, tuyên truyền để cán bộ, nhân dân hiểu rõ vai trò, vị trí, tiềm năng to lớn địa bàn dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, để từ đó nhận thức đầy đủ các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và chủ động thực hiện hiệu quả.

Cần nâng cao trình độ dân trí cho cộng đồng, thông qua các lớp đào tạo tập huấn kiến thức giúp người dân tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật, chủ động áp dụng vào sản xuất. Tạo điều kiện cho cộng đồng nắm rõ và dễ dàng tiếp cận với những điều kiện sản xuất mới, phương thức sản xuất mới giúp người dân chủ động linh hoạt hơn trong sản xuất nhằm nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống.

Giải pháp nâng cao năng lực thông qua việc tăng cường triển khai tập huấn khuyến nông, đào tạo, dạy nghề và tạo việc làm. Khuyến khích động viên con em bằng việc hỗ trợ học phí, ăn ở, đồ dùng… khi cho vay vốn ưu đãi, cần xem xét nhu cầu vốn, thời gian, lãi xuất và định hướng sử dụng vốn phù hợp với đặc thù kinh tế của hộ, sản xuất nông nghiệp. xét đối tượng vay đảm bảo “dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra”. Đơn giản thủ tục, tránh tiêu cực và ảnh hưởng tình cảm.

Khi năng lực của người dân đáp đứng được yêu cầu thì nên trao quyền, phân cấp đầu tư và triển khai thực hiện cho họ. Cộng đồng hoàn toàn có khả năng tự quyết, tự làm chủ cuộc sống của chính mình.Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số trong thời gian tới cần thực hiện có hiệu quả các giải pháp chủ yếu sau:

Một là, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển toàn diện nguồn nhân lực. Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục; thông tin công khai, rộng rãi, đầy đủ về các chương trình hỗ trợ, chính sách cử tuyển, cơ hội học tập và nghề nghiệp; phổ biến các mô hình, các tấm gương trong học tập và nghề nghiệp ở địa phương làm nhân tố để nhân rộng; gây dựng và củng cố niềm tin về các cơ hội học tập và nghề nghiệp cho người dân tộc thiểu số, từ đó tạo động cơ thúc đẩy phụ huynh và học sinh nỗ lực phấn đấu theo học, chứ không chỉ dừng lại “học chỉ đủ để biết chữ”.

Hai là, đổi mới chính sách giáo dục - đào tạo ở các cấp. Mở rộng việc dạy và học ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong các trường phổ thông; đổi mới, nâng cao hiệu quả các chính sách cử tuyển dành cho con em các dân tộc thiểu số vào học tại các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp; nâng cao chất lượng, hiệu quả trường phổ thông dân tộc nội trú; mở rộng các khoa dự bị đại học trong các trường đại học cho người dân tộc thiểu số; xây dựng chính sách hỗ trợ phù hợp cho học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số theo từng cấp học, ưu tiên cho vùng đặc biệt khó khăn. Có chính sách huy động mọi nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị trường học, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Ba là, đa dạng hóa, phát triển nhanh các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề ở vùng dân tộc thiểu số. Ưu tiên đầu tư xây dựng và nâng cấp các cơ sở đào tạo nhân lực ở các địa phương, đa dạng hóa các hình thức đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên; tập trung đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học phù hợp với trình độ, năng lực của học sinh, sinh viên người dân tộc, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đưa chương trình dạy nghề vào các trường dân tộc nội trú; phát triển các mô hình trường dạy nghề gắn với các doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Thực hiện các chương trình, mô hình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, hình thành thế hệ nông dân mới, biết ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, thích ứng với cơ chế thị trường. Bốn là, chú trọng phát triển nhân lực chất lượng cao. Tăng cường thu hút con em là người địa phương tham gia đào tạo nghề sư phạm; phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là người dân tộc thiểu số; có chính sách hỗ trợ, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ nhân lực chất lượng cao để thu hút các nhà khoa học, nhà quản lý giỏi tham gia phát triển kinh tế - xã hội các

Năm là, nâng cao đời sống mọi mặt của đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng; tập trung đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới, từng bước giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc ở vùng dân tộc thiểu số. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số là một quá trình lâu dài và có nhiều khó khăn, thách thức. Song, đây là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu cần tập trung thực hiện, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho vùng dân tộc và miền núi phát triển một cách bền vững. Để làm được điều đó, đòi hỏi phải thực hiện nhiều giải pháp, với sự nỗ lực của mọi cấp, mọi ngành, nhất là sự phấn đấu tự vươn lên của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường trong giảm nghèo tại xã Thành Minh, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w