Sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường trong giữ trong hoạt động kinh tế hộ

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường trong giảm nghèo tại xã Thành Minh, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa (Trang 66)

kinh tế hộ

Ngoài các hoạt động giảm nghèo trong chương trình mục tiêu quốc gia ra thì các hoạt động giảm nghèo ngoài chương trình tại xã Thành Minh cũng diễn ra tương đối mạnh mẽ dưới sự chỉ đạo của chính quyền địa phương. Thực hiện theo Nghị quyết của HĐND và nghị quyết của Đảng bộ về công tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2011-2016, trong những năm qua UBND xã Thành Minh đã tập chung chỉ đạo, cùng phối hợp thực hiện với các lãnh đạo được phân công nhiệm vụ giúp dân giảm nghèo. Các hoạt động giảm nghèo do địa phương xã phát động bao gồm: hướng dẫn kỹ thuật, tập chung đưa các loại giống cây trồng có năng suất cao, tạo điều kiện khuyến khích các hộ vay vốn từ các nguồn khác để đầu tư vào sản xuất, phát triển kinh tế. Các hoạt động phát triển kinh tế bao gồm:

Thành Minh là một xã mà kinh tế chủ yếu là dựa vào sản xuất nông nghiệp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp. Mặc dù người dân ở đây đã cố gắng để có thể đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi và đa dạng nguồn thu nhập bằng cách đi làm thuê, làm công ăn lương nhưng vẫn còn rất khó khăn.

Bảng 4.6 Các cây trồng chính của hộ

Cây trồng Số lượng (hộ) Cơ cấu (%)

Lúa 59 98,33 Ngô 9 15,00 Sắn 1 1,67 Keo 9 15,00 Cao su 1 1,67 Mía 14 23,33

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014)

Theo kết quả điều tra năm 2014, cho thấy rõ ràng ở đây lúa là cây trồng chủ yếu và là nguồn thu nhập ổn định của người dân, nó chiếm tới 98,33%. Mía là cây trồng thứ hai chiếm 23,33%, ngô chiếm 15%. Chứng tỏ rằng ở xã Thành minh cây lương thực chủ yếu là cây lúa và cây ngô. Ngoài ra người dân cũng trồng cây khác như keo, cao su chiếm tỷ lệ rất thấp 1,67-15% . Vì vậy để nâng cao đời sống của nhân dân cần chú trọng phát triển nông nghiệp, nâng cao năng xuất cây trồng, phát triển cây mía cũng đem lại hiệu quả kinh tế rất cao, vì thế cần sự hỗ trợ của các cấp các ngành để chuyển đổi cây trồng, phù hợp với bà con hơn.

Như vậy, các hộ chủ yếu tập trung vào sản xuất trồng trọt, trong đó cây lúa là cây trồng chính để giải quyết vấn để nguồn lương thực nhưng vẫn không đủ ăn. Nguồn thu nhập không ổn định phụ thuộc vào thiên nhiên, nhiều rủi ro, thiếu kinh nghiệm sản xuất và thiếu vốn đầu tư thâm canh, không có nguồn lương thực dư thừa nên chăn nuôi cũng kém phát triển hoặc chỉ chăn nuôi quảng canh nên không có hiệu quả.

Bảng 4.7 Thay đổi kĩ thuật canh tác, sử dụng giống cây trồng mới

Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%)

Có sử dụng giống cây trồng mới 29 48,3

Có thay đổi kĩ thuật canh tác 55 91,6

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014)

đó thì việc chưa sử dụng giống lúa mới nhưng kỹ thuật canh tác của các hộ có sự thay đổi chiếm 91,6%, chứng tỏ rằng kỹ thuật canh tác không còn lạc hậu như trước. Qua đây có thể thấy được công tác triển khai giống mới về địa phương chưa đáp ứng yêu cầu của người dân chính vì thế nên ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế hộ của người dân.

Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ thay đổi kỹ thuật canh tác, sử dụng giống cây trồng mới của các hộ

Thành Minh xã vùng cao, cây lúa là cây được trồng chủ yếu ở đây, ngoài cây lúa còn có cây mía, ngô, sắn…. để phát triển trồng trọt tăng gia sản xuất góp phần ổn định kinh tế gia đình thì một phần không thể không nói tới kỹ thuật canh tác của người dân nơi đây được chú trọng. Từ biểu đồ trên có thể thấy rằng người dân nơi đây đã thay đổi kỹ thuật canh tác trong sản xuất, có tơi 91.6% tỷ lệ người đã thay đổi kỹ thuật canh tác,kỹ thuật canh tác của người dân nơi đây không còn lạc hậu như trước, đã áp dụng các khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tuy nhiên mới chỉ thay đổi kỹ thuật canh tác thôi thì chưa được, cần phải có sự hỗ trợ từ hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn để có thể đưa được những giống cây trồng mới để vào sản xuất.

Bảng 4.8 Diện tích của các cây trồng chính của hộ

trồng SL (hộ) Cơ cấu (%) SL (hộ) Cơ cấu (%) 1 Lúa 54 91,5 5 8,5 59 2 Ngô 9 100,0 0 0,0 9 3 Sắn 1 100,0 0 0,0 1 4 Keo 0 0,0 9 100,0 9 5 Cao su 0 0,0 1 100,0 1 6 Mía 5 35,7 9 64,3 14

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014)

Theo kết quả điều tra, phần lớn các hộ có diện tích để canh tác, lúa và mía và ngô là các cây trồng chính mà trong đó có tới 91,5% số hộ có diện tích trồng lúa dưới 3000 m2 ngoài cây lúa, ngô, mía là cây trồng chính thì một số hộ có đất trồng cây lâu năm như keo, cao su cũng chưa đáp ứng được nhu cầu kinh tế của gia đình. Chính vì thiếu đất canh tác nên người dân nơi đây cũng có rất nhiều thời gian nông nhàn, đến thời vụ thì phải đi làm thuê không thì ở nhà cũng chơi.

b) hoạt động chăn nuôi

Ngoài hoạt động trồng trọt, người dân cũng tích cực chăn nuôi để có thể giảm nghèo một cách nhanh nhất, chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, chăn nuôi cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao. Chăn nuôi còn là ngành cung cấp nhiều sản phẩm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Phát triển chăn nuôi còn có mối quan hệ khăng khít thúc đẩy phát triển ngành trồng trọt, tạo nên một ngành nông nghiệp vững chắc. Hoạt động chăn nuôi chủ yếu ở nơi đây nhằm phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, dưới đây là các loại vật nuôi chính của các hộ:

Bảng 4.9 Các loại vật nuôi chính Các vật nuôi chính Số người đồng ý Tỷ lệ( %) Trâu,bò 31 51,6 Lợn 19 31,6 Gia cầm 24 40,0 Dê 2 3,3

Ta thấy rất rõ rằng vật nuôi chủ yếu là trâu, lợn và gia cầm là những con vật mà người dân nơi đây chăn nuôi, trong đó trâu bò được người dân chăn nuôi nhiều nhất có 31 hộ đồng ý trâu, bò là con vật nuôi chính chiếm tỷ lệ 51,6%. số con vật nuôi lợn, gia cầm các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa chú trọng tới phát triển trang trại hướng tới thương mại hóa. Như vậy thì giá trị mang lại từ hoạt động như thế nào

Bảng 4.10 Số lượng và giá trị vật nuôi tại xã Thành Minh

Vật nuôi Số lượng ( con/hộ) Gía trị (vnđ/con) Trâu, bò 0,8667 12000000 Dê 0,567 1000000 Lợn 2,35 1300000 Gia cầm 22,25 150000

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014)

Có thể nói rằng: giá trị vật nuôi mang lại là khá cao nhưng để có được vật nuôi thì lại là vấn đề của người dân ở đây. Họ phải đi vay tiền ngân hàng để mua và không phải ai cũng đủ can đảm để làm việc đó. Đấy là chưa nói đến việc thời gian cho vay của ngân hàng là quá ngắn, vật nuôi chưa kịp sinh sản thì đã lại phải bán đi để trả nợ. Ngoài ra có một số hộ vì thấy tiền lãi lên nhiều quá nên cũng đành phải bán vật nuôi ngay.

Bảng 4.11 Thay đổi kĩ thuật chăn nuôi, sử dụng giống vật nuôi mới

Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%)

Có sử dụng giống vật nuôimới 3 5,0

Có thay đổi kĩ thuật chăn nuôi 44 73,3

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014)

Theo kết quả điều tra, sự thay đổi kỹ thuật chăn nuôi và sử dụng giống vật nuôi quá là khác biệt. Trong khi có 3 hộ sử dụng giống vật nuôi mới 44 hộ thay đổi kỹ thuật chăn nuôi của mình. Điều này chứng tỏ người dân nơi đây cũng đã được tiếp cận với thông tin của thị trường, người dân nơi đây chủ yếu

nuôi trâu bò, lợn, dê và gà các con giống này chủ yếu là giống thuần, có 3 hộ có sử dụng giống vật nuôi mới đó chủ yếu là gà lai chọi, tuy chưa được cung cấp và hướng dẫn đưa các giống vật nuôi mới vào chăn nuôi nhưng họ cũng đã thay đổi kỹ thuật chăn nuôi đó là tín hiệu mừng trong phát triển kinh tế hộ.

Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ thay đổi kĩ thuật chăn nuôi, sử dụng giống vật nuôi mới của các hộ

Để phát triển kinh tế hộ hướng tới xóa đói giảm nghèo thì hoạt động phát triển chăn nuôi giúp người dân nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo hơn, tuy nhiên theo điều tra tại xã Thành Minh thì chưa có một trang trại chăn nuôi nào, chứng tỏ rằng hoạt động chăn nuôi ở đây cũng kém phát triển. Chăn nuôi chủ yếu nhỏ lẻ, thiếu kinh nghiệm trong chăn nuôi. Từ biểu đồ trên có thể thấy rằng chỉ có 5,0% số hộ thay đổi con giống vật nuôi, kỹ thuật chăn nuôi đang dần được cải thiện có 73,3% tỷ lệ người đã thay đổi kỹ thuật chăn nuôi. Người dân ở đây đã biết áp dụng kỹ thuật vào chăn nuôi: sử lý chuồng trại, thức ăn chăn nuôi, bệnh dịch… Điều này chứng tỏ muốn phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo thì cần phải thay đổi phương thức chăn nuôi, sử dụng các nguồn giống vào chăn nuôi để có thể đạt hiệu quả cao hơn.

Bên cạnh hai hoạt động trồng trọt và chăn nuôi thì người dân còn đa dạng hóa nguồn thu nhập bằng cách tham gia các hoạt động như: đi làm thuê, làm công ăn lương. dưới đây là thực trạng sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường trong các hoạt dộng đa dạng hóa nguồn thu nhập.

Bảng 4.12 Các hoạt động đa dạng hóa thu nhập

Hoạt động SL

(hộ)

Cơ cấu (%)

Thu nhâp bình quân (1000đ)

Đi làm Thợ xây, thợ mộc 24 40,0 4000

Đi làm vườn 4 6,7 3000

Đi làm công ty 10 16,7 3500

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014)

Để có nguồn thu nhập cao và ổn định hơn người dân ở đây cũng tham rất nhiều các hoạt động như trên. Qua bảng 4.12 cho thấy người dân nơi đây tham gia vào các hoạt động đa dạng hóa thu nhập cũng đã tham gia tích cực cụ thể như có 24 hộ gia đình có người đi làm thợ xây, thợ mộc chiếm 40% thu nhập bình quân 4 triệu đồng/ người, ngoài đi là thợ xây thì họ cũng đã tiềm kiếm các ngành nghề khác như, đi làm hoa, làm các công ty (may, dày da..) các ngành nghề này phù hợp với trình độ của họ.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường trong giảm nghèo tại xã Thành Minh, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w