trợ cộng đồng.
Đây là những hoạt động do cộng đồng tổ chức nhằm giúp đỡ nhau, mang ý nghĩa “tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách”. Những hoạt động đó không chỉ giúp đỡ người nghèo vượt qua khó khăn, mà nó còn trở thành nét
dương. Qua khảo sát thực tế cho thấy hoạt động đổi công của xã Thành Minh diễn ra hết sực mạnh mẽ và hiệu quả. Đổi công tức là nhà này đi làm hộ nhà khác, sau đó nhà được làm trước thì lại đi làm hộ nhà sau, như thế công việc sẽ hoàn thành nhanh hơn. Và đổi công ở đây đối với cộng đồng dân tộc Mường lại càng diễn ra phổ biến hơn. Họ đổi công cho nhau vừa tăng tình đoàn kết, vừa có thể trao đổi kinh nghiệm canh tác.
Bảng 4.14 Sự tham gia vào hoạt động tương tương trợ cộng đồng
Hoạt động Số hộ Cơ cấu (%)
Cho công 2 3,33
Đổi công 44 73,33
Cứu đói 23 38,33
Cho vay giáp hạt 21 35,00
Tổng 60 100,00
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014)
Theo kết quả điều tra: hoạt động đổi công tới 44 hộ nông dân tham gia đổi công, chiếm 73,33%, bên cạnh đổi công còn có các hoạt động như cho công, cứu đói và cho vay giáp. Họ thường đổi công vào mùa vụ khi mà công việc là rất nhiều, một lí do nữa đó chính là họ không có tiền để thuê nên phải nhờ người làm hộ và trả nợ sau.
Tóm lại trong các hoạt động phát triển kinh tế hộ thì cộng đồng dân tộc Mường nỗ lực rất nhiều và tham gia rất tích cực. Họ tìm mọi cách để có thể giảm được cái nghèo. Tuy nhiên chúng ta cũng nhìn thấy rất rõ những nỗ lực của người dân đang trở nên bất lực trước điều kiện quá khó khăn về tự nhiên, sự hỗ trợ của chính phủ thì còn quá hạn chế. Chính vậy nên cần phải có sự giúp đỡ nhiều hơn nữa của nhà nước và sự tham gia của người dân cần tích cực hơn nữa ở tất cả các hoạt động thì tình trạng nghèo với có thể đẩy lui.