Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường trong giảm nghèo tại xã Thành Minh, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa (Trang 41)

Từ kinh nghiệm của các nước nước nói trên, đặc biệt là các nước trong khu vực có điều kiện gần giống của nước ta cho thấy các chính sách và giải pháp thường được các nước áp dụng trong XĐGN là:

-Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thoonm coi đây là khu vực và đối tượng ưu tiên, trọng điểm. Nông nghiệp đóng vai trò to lớn trong việc đẩy mạnh tăng trưởng thời kỳ đầu của sự phát triển. Có các chính sách đất đai phù hợp, đầu tư cơ sở hạ tầng cho nông thôn góp phần phát triển kinh tế xã hội, giả quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân

-Đầu tư vốn và công nghệ đây là 2 yếu tố cơ bản, là giải pháp quan trọng chuyển dổi tình trạng nghèo đói của các hộ, lựa chọn công nghệ phù hợp thu hút nhiều lao động, đồng thời khuyến khích đầu tư doanh nghiệp tại vùng nghèo.

-Cùng với nhà nước, cần có sự tham gia của các tổ chức , của cộng đồng và đặc biệt là sự cố gắng vươn lên của người nghèo, qua những năm tập chung công tác XĐGN ở nước ta có thể rút ra được bài học kinh nghiệm:

+Trước hết phải có sự chuyển biến nhận thức của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương cơ sở về vai trò công tác xóa đói giảm nghèo trong chiến lược tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của cả nước.

+Phải đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội, lồng ghép với các chương trình XĐGN, chương trình 134,135, 30a… với các chương trình phát triển kinh tế- xã hội của mỗi cấp, mỗi địa phương, nâng cao hiệu quả XĐGN.

+Bản thân người nghèo có ý thức được để tự vươn lên XĐGN.

+Huy động sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của ngân sách nhà nước trung ương và địa phương, vốn của các tổ chức kinh tế, các đoàn thể nhân dân, của cộng đồng…

PHẦN III

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Thành Minh là xã miền núi thuộc huyện Thạch Thành, cách trung tâm huyện khoảng 22 km về phía Đông Bắc, trung tâm xã hiện nay có tọa độ địa lý vuông góc theo hệ thống bản đồ VN 2000 như sau:

- Toạ độ trục X: 566.715; - Toạ độ trục y: 2236.560. Ranh giới hành chính xã:

- Phía Đông giáp xã Thành Công.

- Phía Tây giáp xã Thành Vinh và Thành Yên. - Phía Nam giáp xã Thành Trực.

- Phía Bắc giáp xã Thành Yên và tỉnh Ninh Binh.

Địa bàn xã có tuyến liên tỉnh nối từ thôn Sồi đi Kỳ Phú, tỉnh Ninh Bình với chiều dài là 5 km; đường tỉnh lộ 522, dài 5,6 km, và các tuyến đường liên xã từ Thành Minh đi các xã thuộc huyện. Do vậy hệ thống giao thông của xã được phân bố khá hợp lý cho việc giao lưu trao đổi nông lâm thuỷ sản cũng như đi lại của người dân.

Với vị trí địa lý và giao thông thuận lợi nên xã Thành Minh có nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội. (Báo cáo thống kê hằng năm của xã Thành Minh).

3.1.1.2 Địa hình, đất đai

rõ rệt. Mùa khô nắng nhiều đất đai khô hạn, mùa mưa thường bị lũ, làm cho đất màu bị rữa trôi dẫn đến đất bị bạc màu.

Thành Minh là xã miền núi thuộc huyện huyện Thạch Thành, có diện tích tự nhiên là 3350,05ha; chiệu ảnh hưởng lớn của hoạt động kiến tạo, biến đổi địa chất nhiều năm nên địa hình xã khá phức tạp, bị chia căt bởi nhiều dẫy núi có độ cao thấp khác nhau, tạo nên vùng thung lũng hẹp; có độ dốc nghiêng dần từ Tây sang Đông.

Địa chất công trình: Qua khảo sát thăm dò địa chất phục vụ các công trình đã xây dựng tại xã Thành Minh được xác định có nền đất ổn định, thuận lợi cho xây dựng các công trình kiến trúc cao tầng và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác.

3.1.1.3 Khí hậu và thời tiết

Xã Thành Minh nằm trong vùng khí hậu miền núi tỉnh Thanh Hoá nên chịu sự chi phối của khí hậu nội chí tuyến nhiệt đới gió mùa có ảnh hưởng của khí hậu gió lào vì vậy những đặc trưng chủ yếu về khí hậu thời tiết là: Nhiệt độ cao đều quanh năm (25,0C – 39,80C), tổng tích ôn lớn (hầu hết > 86000C), lượng mưa biến động theo mùa khá rõ ràng (mùa mưa và mùa khô) và chịu ảnh hưởng nhiều của bão.

+ Nhiệt độ

- Tổng nhiệt độ trong năm là 84000C - 85000C. - Biên độ nhiệt độ trong năm là 120C – 130C.

- Biên độ ngày từ 5.5 - 60C. Tháng 7 là tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất (37-390C). Nhiệt độ thấp tuyệt đối chưa dưới 20C và nhiệt độ cao nhất tuyệt đối chưa quá 400C.

+ Mưa

Lượng mưa trung bình năm từ 1600 – 1900 mm, từ tháng 5-11 lượng mưa chiếm 87-90% tổng lượng mưa cả năm. các tháng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau lượng mưa chỉ đạt 15 - 20mm.

Tháng 9 có lượng mưa lớn xấp xỉ 460 mm. Tháng 1 có lượng mưa ít nhất khoảng 18-20mm.

+ Độ ẩm

Độ ẩm tương đối trung bình năm: 85 - 86%.

- Độ ẩm cao nhất là: 89%. Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 9,10,11. - Độ ẩm trung bình thấp nhất 60 - 65%.

+Bốc hơi

Khả năng bốc hơi trung bình năm là 977 mm/năm. Lượng bốc hơi nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 8 (tháng 7 là 138 mm), tháng có lượng bốc hơi thấp nhất là tháng 2 cũng đạt 39,6 mm.

+Gió bão

Xã Thành Minh chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính:

- Gió Đông Nam: Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, tốc độ gió bình quân từ 2-3 m/s có khi lên tới 7-8 m/s. Mùa này gió thường khô nóng, bốc hơi mạnh nên gây khô hạn kéo dài.

- Gió mùa Đông Bắc: Bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió bình quân từ 4-6 m/s. Gió kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt, ngậm úng ở nhiều nơi.

Tháng 1 có lượng mưa ít nhất khoảng 18-20mm.

+ Độ ẩm

Độ ẩm tương đối trung bình năm: 85 - 86%.

- Độ ẩm cao nhất là: 89%. Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 9,10,11. - Độ ẩm trung bình thấp nhất 60 - 65%.

+Bốc hơi

Khả năng bốc hơi trung bình năm là 977 mm/năm. Lượng bốc hơi nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 8 (tháng 7 là 138 mm), tháng có lượng bốc hơi thấp nhất là tháng 2 cũng đạt 39,6 mm.

+Gió bão

Xã Thành Minh chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính:

- Gió Đông Nam: Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, tốc độ gió bình quân từ 2-3 m/s có khi lên tới 7-8 m/s. Mùa này gió thường khô nóng, bốc hơi mạnh nên gây khô hạn kéo dài.

- Gió mùa Đông Bắc: Bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió bình quân từ 4-6 m/s. Gió kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt, ngậm úng ở nhiều nơi.

- Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 10. Trong các trường hợp chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, lốc, giông và gió mùa Đông bắc. Tốc độ gió lớn có thể đạt trên 15-20 m/s trong gió mùa Đông bắc và 30-40 m/s trong khi lốc, bão.

+Nắng

Số giờ nắng trung bình năm: 1.736 h/năm và số ngày nắng trung bình năm là 275 ngày/năm.(Báo cáo thống kê hằng năm của xã Thành Minh).

4.1.1.5. Mạng lưới sông ngòi và chế độ thủy văn

Xã Thành Minh có 02 hồ đập lớn đó là hồ Vũng sú và hồ Bỉnh công có diện tích 121.35 ha phục vụ nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, song hệ thống kênh mương chưa được hoàn chỉnh nhất là kênh mương nội đồng, có tổng chiều dài khoảng 50,5 km.

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Hiện trạng sử dụng đất

Trong sản xuất nông nghiệp thì đất đai là TLSX chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế được, đất là nguồn tài nguyên đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, trải qua các quá trình lâu dài khai thác và sử dụng xã Thành Minh có cơ cấu sử dụng đất đai được thể hiện ở bảng 3.1.Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 3350,05 ha, diện tích chủ yếu là đồi núi gây không ít khó khăn trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp.

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Thành Minh

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

DT(ha) % DT(ha) % DT(ha) %

Tổng diện tích tự nhiên 3350,05 100,00 3350,05 100,00 3350,05 100,00 1, Đất nông nghiệp 2690,72 80,32 2690,72 80,32 2677,70 79,93 1.1.Đất sx nông nghiệp 996,96 29,76 996,96 29,76 954,34 28,49 -Đất trồng cây hằng năm 687,89 20,53 687,89 20,53 645,27 19,26 +Đất trồng mía 168,65 5,03 168,65 5,03 175,73 5,25 +Đất trồng cây hằng năm khác 519,24 15,50 519,24 15,50 469,54 14,02

-Đất trồng cây lâu năm 309,07 9,23 309,07 9,23 309,07 9,23

1.2.Đất lâm nghiệp 1670,26 49,86 1670,26 49,86 1699,86 50,74

1.3.Đất nuôi trồng thủy sản 23,50 0,70 23,50 0,70 23,50 0,70

1.4.Đất nông nghiệp khác - - - -

2.Đất phi nông nghiệp 518,73 15,48 518,73 15,48 531,73 15,87

3.Đất chưa sử dụng 140,60 4,20 140,60 4,20 140,6 4,20

3.1.Đất bằng chưa sử dụng 10,10 0,30 10,10 0,30 10,10 0,30

3.2.Đất đồi núi chưa sử dụng 0,50 0,02 0,50 0,02 0,50 0,02

3.3.Đất đá không có rừng cây 130,00 3,88 130,00 3,88 130,00 3,88

(Nguồn : Số liệu kết quả thống kê đất đai xã Thành Minh)

Theo số liệu kết quả thống kê đất đai xã Thành Minh, diện tích đất nông nghiệp chiếm phần lớn trong diện tích đất tự nhiên của xã và có sự thay đổi theo hướng giảm dần. năm 2012 có diện tích 2690,72ha chiếm 80,32% trong tổng diện tích đất tự nhiên và đến năm 2014 là 2677,70 ha chiếm 79,93 % trong tổng diện tích đất tự nhiên giảm 13 ha. Nguyên nhân là do nhu cầu đất ở tăng lên và do chất lượng đất không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp.

Đất lâm ngiệp chiếm diện tích lớn nhất trong đất nông nghiệp, năm 2012 có diện tích 1670,26 ha chiếm 49,86 % tổng diện tích tự nhiên, năm 2014 là 1699,86 ha chiếm 50,74 % tổng diên tích tự nhiên.

Đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng lên do nhu cầu đất ở và đất chuyên dùng tăng lên. Năm 2014 so với năm 2012 tăng 13 ha tương ứng 2,51%. Quỹ đất dành cho mục đích phi nông nghiệp thấp.

Diện tích đất chưa sử dụng năm 2012 là 140,6 ha chiếm 4,20% tổng diện tích tự nhiên và không thay đổi qua các năm.

Những đặc trưng về đất đai địa phương cùng với quan điểm sử dụng đất đặt cho xã Thành Minh bài toán về quy hoạch sử dụng đất hợp lí cho những năm tới sao cho khai thác được những tiềm năng sẵn có và quý giá này, nâng cao giá trị sản xuất cho ngành nông nghiệp.

3.1.2.2 Tình hình dân số và lao động

Theo số liệu thống kê vào năm 2012, dân số của xã là 9147 người với 1954 hộ gia đình, Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là: 17,57%0, năm 2013 dân số của xã là 9107 người vớ 1946 hộ gia đình, Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là: 16,05%o, năm 2014 dân số của xã là 9264 người, với 1970 hộ gia đình, Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là: 6,68%o,được phân bố trên 16 thôn trong toàn xã. Trong đó có 2 dân tộc cùng chung sống (Kinh và Mường).

Sự phân bố dân cư mang đặc điểm của một xã miền núi. Trong toàn xã có tới 8979 hộ là nông nghiệp, còn lại một số ít cá nhân làm nghề buôn bán hoặc công chức nhà nước. Điều này cho thấy lực lượng lao động khá dồi dào, thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi, trồng trọt và một số ngành nghề khác.

Bảng 3.2: Tình hình nhân khẩu và lao động của xã Thành Minh

STT Chỉ tiêu ĐVT

Năm

2012 Năm 2013 Năm 2014

SL SL SL

1 Tổng số nhân khẩu Khẩu 9147 9107 9264

2 Tổng số hộ Hộ 1954 1946 1970 3 Tổng số hộ nông nghiệp LĐ 8697 8922 8979 4 Tổng số hộ bán nông nghiệp LĐ 390 122 208 5 Tổng số hộ phi nông nghiệp LĐ 60 63 77

6 Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên % 17.57% 16.05% 13.97%

7 Thu nhập bình quân VNĐ 12.4 14 17

8 Tỉ lệ hộ khá /giàu % 1.25 2.78 3.55

9 Tỉ lệ hộ trung bình % 54.12 58.35 86.85

10 Tỉ lệ hộ nghèo % 44.63 38.87 25.15

3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

* Về giao thông vận tải

- Hiện trạng hệ thống đường giao thông của xã:

Hiện tại xã có tuyến đường tỉnh lộ 522 chạy qua địa bàn, là trục giao thông chính của xã, ngoài ra trên địa bàn của xã có hệ thống đờng liên xã, liên thôn, nội thôn và trục chính nội đồng. Tổng số đường giao thông trong xã 316 km, cứng hoá 6,0 km (Trong đó Tỉnh lộ 522 là 5,6 km và Vũng sú Cẩm bộ 0,4 km, còn lại là đường đất. Cụ thể như sau:

- Đường liên tỉnh: Tổng chiều dài là 5 km, đang 100 % là đường đất, chưa đạt tiêu chí nông thôn mới.

- Đường tỉnh lộ: Tổng chiều dài là 5,6 km, cứng hoá 5,6 km, tỷ lệ cứng hoá là 100 % đạt tiêu chí nông thôn mới

- Đường liên xã: Tổng chiều dài là 22,6 km, hiện tại đang 100 % là đ-

ường đất; chưa đạt tiêu chí nông thôn mới.

- Đường liên thôn: Tổng chiều dài là 20 km, toàn bộ là đường đất; so với tiêu chí nông thôn mới là chưa đạt.

- Đường trục nội thôn: Tổng chiều dài là 46,3 km, trong đó có 0,4 km đi Hồ Vũng Sú Bê tông hoá còn lại là đường đất; so với tiêu chí nông thôn mới là chưa đạt

- Đường trục nội đồng: Trên địa bàn toàn xã có tổng chiều dài đường trục nội thôn là 39 km, toàn bộ là đường đất; tỷ lệ đờng nội đồng cứng hoá là 0%, chưa đạt so với tiêu chí nông thôn mới.

* Về thủy lợi

- Diện tích được tưới, tiêu nước bằng công trình thuỷ lợi: 290 ha - Số hồ, đập có khả năng cấp nước 04 ;

Nguồn cung cấp nước phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân chủ yếu được cung cấp từ hệ thống các hồ đập chứa nước (hồ Bình Công, hồ Vũng Sú, hồ Đá Mài, hồ Ma Mân, đập Minh Hải ).

- Hệ thống kênh mương: Toàn xã có tổng số 33,8 km kênh tưới tiêu, cứng hóa được 15,4 km kênh mưng (chiếm 45,5%), còn lại mương đất

* Về y tế giáo dục

- Trạm Y tế:

+ Quy mô, diện tích: 0,46 ha

+ Trang thiết bị y tế: Cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ khám chữa bệnh trong thời điểm hiện tại.

+ Trình độ đội ngũ y tế: Từ trung cấp trở lên; trong đó có 2 bác sỹ. - Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế 80% - Phổ cập giáo dục trung học cơ sở: 100%

+ Tỷ lệ tốt nghiệp THCS hàng năm: 98 %

+ Tỷ lệ thanh thiếu niên từ 15-18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS: 90 % - Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) 70 %

* Về chợ nông thôn

Diện tích 0.06 ha, quy mô lán tạm bằng proximang. * Về hệ thống điện nước

+ Số trạm biến áp 8; trong đó số trạm đạt yêu cầu 8; số trạm cần nâng cấp 0, để đảm bảo theo tiêu chí cần xây dựng mới 2 trạm 200KVA.

+ Số km đường dây hạ thế 40,26 km, trong đó 26,8 km đạt chuẩn, 13,4 km cần cải tạo, nâng cấp.

- Tỷ lệ hộ dùng điện 98%.

* Về bưu điện, thông tin liên lạc

- Diện tích 0.04 ha, quy mô của bưu điện: Kiên cố.

- Tỷ lệ số thôn có Internet 37,5 %, thông tin văn hóa của người dân ngày

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường trong giảm nghèo tại xã Thành Minh, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w