Sự tham gia của cồng đồng dân tộc Mường trong giữ gìn phong tục tập quán,

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường trong giảm nghèo tại xã Thành Minh, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa (Trang 72)

tập quán, xóa bỏ hủ tục

Giữ gìn và phát huy những phong tục tập quán là điều cần thiết phải làm ở mỗi cộng đồng dân tộc và mỗi cộng đồng dân tộc đều có những nét riêng về phong tục, tập quán; những nét riêng ấy làm nên nét sống, phương thức sản xuất cũng như cách thức sinh tồn của cộng đồng ấy. Những phong tục đó có tác động theo 2 chiều; có thể phong tục ấy tác động tích cực từ đó tạo động lực cho cộng đồng tham gia mạnh mẽ vào các hoạt động giảm nghèo, tác động theo hướng tích cực sẽ khiến cho sự tham gia của cộng đồng

mờ nhạt hơn. Một số tập tục tạo điều kiện cho các thành viên giao lưu giúp đỡ lẫn nhau, là nơi gìn giữ văn hóa,tài sản, cũng có thể là tục lệ truyền thống.

Đối với cộng đồng dân tộc Mường thì Hội xuân nó không chỉ là lúc để mọi người vui chơi những ngày đầu xuân mà nó còn là động lực về tinh thần rất lớn để tham gia vào các hoạt động giảm nghèo cảu cộng đồng. Bên cạnh đó nó cũng gián tiếp làm cho niềm tin của người dân vào cán bộ lãnh đạo tăng cao, qua đó có thể hợp lực để hết nghèo.

Bảng 4.13 Sự tham gia vào hoạt động giữ gìn phong tục tập quán

Tên lễ hội SL (hộ) Cơ cấu (%)

Hội xuân 35 58,3

Đình làng 14 23,3

Đại đoàn kết 11 18,4

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014) Theo kết quả điều tra, sự tham gia vào hội xuân là chủ yếu, diễn ra từ mùng 1-2 của tết, có 35 hộ tham hoạt động này và chiếm 58,3% tỷ lệ người tham gia. Bên cạnh đó cũng có các lễ hội Đình làng( thôn Mông Hương, thôn Tự Cường..), ngày đại đoàn kết cũng được coi là ngày lễ hội vì ngày này bà con nơi đây cũng tổ chức các trò chơi: bóng chuyền, đánh mảng, liên hoan, kéo vo….. Những hoạt động, ngày hội này nhằm thúc đẩy tinh thần đoàn kết dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Khi được hỏi thì gần như 100% người dân ở đây cho rằng: họ sẵn sàng đóng góp và tham gia các lễ hội truyền thống của dân tộc vừa để vui vẻ, vừa giữ gìn được phong tục tập quán của dân tộc mình.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường trong giảm nghèo tại xã Thành Minh, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa (Trang 72)