Nội dung sự tham gia của cộng đồng dân tộc trong các hoạt động giảm nghèo

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường trong giảm nghèo tại xã Thành Minh, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa (Trang 25)

giảm nghèo bền vững hơn, hiệu quả hơn.

2.1.3 Nội dung sự tham gia của cộng đồng dân tộc trong các hoạt độnggiảm nghèo giảm nghèo

2.1.3.1 Sự tham gia của cộng đồng dân tộc trong chương trình giảm nghèo

Đối với các hoạt động giảm nghèo thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, nội dung sự tham gia của cộng đồng được thể hiện trong hai hoạt động chính đó là: hoạt động xây dựng CSHTvàhoạt động của các chính sách hỗ trợ của nhà nước.

a) Sự tham gia của cộng đồng dân tộc trong xây dựng CSHT

Trong hoạt động xây dựng CSHT, nội dung sự tham gia của cộng đồng được thể hiện ở từng khâu, cộng đồng có thể tham gia một hay nhiều khâu trong thực hiện một hoạt động giảm nghèo thuộc chương trình, dự án; đó là các khâu: biết, xác định nhu cầu ưu tiên lập kế hoạch thực hiện, triển khai thực hiện, giám sát đánh giá, hưởng lợi và quản lý.

b)Sự tham gia của cộng đồng dân tộc trong các chính sách hỗ trợ

Khác với các hoạt động xây dựng CSHT thì trong các hoạt động của các chính sách hỗ trợ thì vì đặc thù của chính sách và trình độ dân trí của người dân nên cộng đồng các dân tộc chỉ tham gia vào hai khâu là khâu biết và khâu hưởng lợi.

Nội dung sự tham gia của cộng đồng trong từng khâu của một hoạt động giảm nghèo như sau:

*) Cộng đồng dân tộc biết các hoạt động giảm nghèo trong chương trình mục tiêu quốc gia

Chủ trương phát triển KT- VH- XH từ khi thực hiện đổi mới của Việt Nam luôn chú trọng "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" . Biết các hoạt

các CT, DA có hoạt động gì, liên quan gì đến cộng đồng. Cung cấp thông tin cho cộng đồng về các hoạt động là bước cần thiết để giúp cộng đồng biết, hiểu hoạt động giảm nghèo cũng như nhận biết quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong đó. Thông tin ở bước này cần: cụ thể hóa từng chi tiết, dễ hiểu, địa phương hóa ngôn ngữ, thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời rõ ràng về ngôn ngữ, nội dung. Bên cạnh đó nên giải thích nếu như thành viên cộng đồng có thắc mắc, để họ đưa ra quyết định đúng đắn về hoạt động mà họ đang được biết, và có thể sẽ tham gia.

*) Tham gia vào lập kế hoạch thực hiện các hoạt động giảm nghèo

Hoạt động giảm nghèo nào cũng cần được cụ thể hóa thành kế hoạch của các cấp, các ngành địa phương và người hưởng lợi. Kế hoạch cần được xây dựng theo xu hướng có sự tham gia của cộng đồng, người dân xác định nhu cầu rồi có thể từ đó cộng đồng tự lập kế hoạch thực hiện hay do ban chỉ đạo địa phương vạch sẵn còn cộng đồng có trách nhiệm đóng góp và được sử dụng cũng như quản lý sản phẩm. Kế hoạch được lập nên cân đối giữa nguồn lực có thể huy động và nhu cầu cần hỗ trợ để giảm nghèo, đảm bảo hài hòa đầu tư của Nhà nước với sự đóng góp của cộng đồng. Kế hoạch của các cấp và các ngành cần có sự thống nhất về nội dung, chỉ tiêu và hệ thống đánh giá . Vì vậy, sự tham gia lập kế hoạch triển khai thực hiện các hoạt động giảm nghèo của cộng đồng là đúng đắn hợp lý đảm bảo tính công bằng xã hội, phát huy sự nỗ lực của cộng đồng trong giảm nghèo.(Đỗ Kim Chung, 2011).

*) Tham gia đóng góp nguồn lực và trực tiếp thực hiện các hoạt động giảm nghèo

Cần phát huy được sức dân đóng góp vào các hoạt động giảm nghèo, sự nỗ lực từ người dân mới đem lại hiệu quả cao và kết quả bền vững. Trong kế hoạch thực hiện cần xác định được khả năng đóng góp của cộng đồng, huy động nguồn lực đó tham gia. Ở điều kiện cộng đồng còn nghèo đói, sự đóng góp không nhất thiết phải bằng tiền, có thể bằng sức lao động, hiện vật ở giới

hạn họ có và sẵn sàng, việc đó làm cho họ quý trọng, giữ gìn sản phẩm, kết quả hơn bởi có một phần công sức của họ.

*) Tham gia theo dõi, giám sát đánh giá quá trình thực hiện các hoạt động giảm nghèo

Công tác theo dõi, giảm sát đánh giá quá trình thực hiện các hoạt động giảm nghèo trong các CT, DA về XĐGN đảm bảo cho mục đích của hoạt động phát triển KT- VH- XH được thành công hơn đồng nghĩa với việc hiệu quả giảm nghèo cao hơn. Hoạt động giảm nghèo nào cũng có những nhóm người thực hiện theo dõi, giám sát đánh giá, báo cáo bằng văn bản. Nhưng với hoạt động hỗ trợ XĐGN cho cộng đồng, phải đảm bảo cơ chế giám sát đánh giá có sự tham gia, để cộng đồng giám sát đánh giá và có ý kiến phản hồi về các lợi ích mà họ nhận được cũng như hạn chế của các hoạt động đó trong các CT, DA. Từ đó cộng đồng hiểu được sự tham gia của mình có ý nghĩa, trách nhiệm và có kết quả tốt nhất.

*) Tham gia sử dụng, hưởng lợi các sản phẩm, kết quả của các hoạt động giảm nghèo

Khi được đóng góp thực hiện và sử dụng, hưởng lợi các sản phẩm của hoạt động thì người dân sẽ thấy được ý nghĩa thực sự và tầm quan trọng của sản phẩm đó đối với cuộc sống. Vấn đề đặt ra là: người dân đã được hưởng lợi đúng với nhu cầu của họ chưa? Hưởng lợi gì? Bao nhiêu từ sản phẩm, kết quả của hoạt động? Đạt bao nhiêu % nhu cầu? Lập kế hoạch chương trình thực hiện các hoạt động giảm nghèo cần đề cập đến: người dân cần gì, đóng góp bao nhiêu, lợi ích họ được hưởng là gì? Đã cân đối với nguồn lực họ đóng góp chưa? Lợi ích cộng đồng nhận được chính là động lực lớn thúc đẩy họ tham gia thực hiện các hoạt động , cần phải cụ thể hóa những lợi ích mà hoạt động giảm nghèo mang lại.

*) Cộng đồng quản lý, bảo vệ các sản phẩm, kết quả của các hoạt động giảm nghèo mang lại

Thông thường sau khi bàn giao, nghiệm thu các sản phẩm của CT, DA sẽ giao lại cho chính cộng đồng đó quản lý, bảo vệ và sửa chữa. Với một số hoạt động hỗ trợ trực tiếp thì người được thụ hưởng trực tiếp là người quản lý, bảo vệ, sửa chữa như: hỗ trợ mô hình, cho vay vốn, hỗ trợ đầu vào sản xuất, hỗ trợ đất sản xuất… Với một số hạng mục, hoạt động mang tính đầu tư công thì thường giao lại cho một nhóm người quản lý. Thông qua các tổ chức cộng đồng để xây dựng quy chế, điều kiện, phạm vi chung trong đó vai trò của cộng đồng cần biểu hiện ở các nội dung cụ thể như: hướng dẫn người dân sử dụng đúng; bảo vệ công trình đúng quy định; cử đại diện cộng đồng quản lý; giám sát các hoạt động của tổ chức được giao quản lý; giám sát công tác sửa chữa, duy tu công trình; huy động sự đóng góp của cộng đồng trong sửa chữa, duy tu công trình.

Như vậy chúng ta có thể thấy rõ được rằng: Để thực hiện thành công một CT, DA nào đó thì cộng đồng phải tham gia đầy đủ và tích cực tất cả các khâu. Tuy nhiên đây là một việc hết sức khó khăn bởi vì nhận thức của cộng đồng còn thấp, các điều kiện về kinh tế, văn hóa không cho phép và trình độ của các bộ triển khai thực hiện chương trình cũng còn rất hạn chế.

2.1.3.2 Sự tham gia của cộng đồng dân tộc trong phát triển kinh tế hộ gia đình

Kinh tế hộ gia đình là một loại hình kinh tế tương đối phổ biến và được phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Nó có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, nhất là trong nông nghiệp. Ở Việt Nam, kinh tế hộ gia đình lại càng có ý nghĩa to lớn, bởi vì nước ta bước vào nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường trên nền tảng gần 80% dân số đang sinh sống ở khu vực nông thôn và sinh kế chủ yếu từ sản xuất nông lâm ngư nghiệp.

Trong cộng đồng dân tộc, mỗi thành viên cộng đồng vừa là người sản xuất, vừa là người tiêu thụ sản phẩm chính ở cộng đồng đó và cộng đồng khác. Bên cạnh hoạt động sản xuất nông nghiệp họ cũng có thể tự đa dạng hóa thu nhập bằng các ngành nghề khác, hay buôn bán kinh doanh, tăng vụ, luân canh hay thay đổi kĩ thuật canh tác và áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật. Trong kinh tế hộ có thể tự tích lũy, tiết kiệm và tái đầu tư linh hoạt trong khả năng nguồn vốn họ có, hộ cũng có thể huy động các nguồn vốn ngắn hạn, dài hạn khác nhau từ bên ngoài hộ như: vay hộ khác, vay ngân hàng, vay các tổ chức, cửa hàng và doanh nghiệp; bằng tiền hay hiện vật. Hộ có khả năng tái đầu tư linh hoạt vào vụ sau, có thể tận dụng các nguồn lực hiệu quả nên hộ có khả năng tự vượt qua khủng hoảng mà các thành phần kinh tế khác khó có thể làm được.

Vì vậy phát triển kinh tế hộ gia đình là việc làm mang lại hiệu quả thiết thực nhất trong các hoạt động phát triển kinh tế để giảm nghèo. Cần nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm của họ đối với nghèo đói của chính gia đình mình, trao quyền cho họ để họ tự bứt phá ra khỏi vòng luẩn quẩn nghèo đói.

2.1.3.3 Sự tham gia của cộng đồng dân tộc trong các hoạt động cộng đồng tương trợ

Trong một cộng đồng có nhiều đặc điểm chung: chung về ngôn ngữ, chung về phong tục, tập quán... và có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau được coi là những hoạt động không chỉ mang lại hiệu quả về mặt kinh tế mà còn đem lại nét đẹp về văn hóa sâu sắc, một số hoạt động cộng đồng tương trợ phổ biến là:

Cứu đói: Hoạt động cứu đói có thể hiểu là hoạt động giúp những người thiếu đói có cái ăn tạm thời như khi gặp thiên tai, hoặc cũng có thể hoạt động này mang tính chất thường niên, cứu đói dài hạn. Trên thực tế ở nước ta hiện nay tình trạng thiếu đói vẫn còn diễn ra, tuy nhiên bộ phận này chiếm tỷ lệ nhỏ.

Hoạt động cứu đói có thể thực hiện từ một cá nhân, đó là cá nhân ấy tự mang lương thực của mình hay gia đình mình có để đi cho, cho vay hàng xóm, người thân giúp họ qua cơn đói; hoặc có thể hoạt động cứu đói ấy được thực hiện bởi một tập thể, một tổ chức. Tập thể kêu gọi và quyên góp cơ sở vật chất cần thiết nhằm cứu giúp cộng đồng trong lúc khó khăn, hoạn nạn. Câu nói “ Một miếng khi đói bằng một gói khi no” cho chúng ta thấy được giá trị của miếng cơm manh áo khi gặp đói rét; những thành viên trong cộng đồng mới thực sự hiểu được người thân, hàng xóm của mình cần cái gì và cần vào lúc nào bởi họ sống và họ hiểu được hoàn cảnh của nhau, chính vì vậy mà họ giúp đỡ nhau một cách dễ dàng nhất và đem lại hiệu quả ngay lúc đói mà không bị ràng buộc hay gặp khó khăn giống như có sự giúp đỡ từ bên ngoài (sự giúp đỡ của các tổ chức, của nhà nước…). Những lúc như thế này vai trò của cộng đồng các dân tộc càng được nhấn mạnh hơn trong công cuộc giảm nghèo chung của địa phương.

Cho vay lúc giáp hạt

Ở những vùng nghèo đói nói chung và các cộng đồng dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng tình trạng đói giáp hạt diễn ra khá phổ biến. Lí do là vốn tích lũy của họ không được nhiều cho nên cứ sắp tới vụ thu hoạch thì hầu như đều phải cần tới sự trợ giúp từ bên ngoài để sinh tồn. Có nhiều địa phương cần tới quỹ cứu đói của chính phủ và các tổ chức bên ngoài một cách thường xuyên. Tuy nhiên trong địa bàn các vùng nghèo đói, chúng ta còn phải kể tới hành động tương trợ lẫn nhau giữa các cộng đồng. Có thể họ huy động sự giúp đỡ của anh chị em trong gia đình, hàng xóm láng giềng hay bạn bè. Nhiều nơi có thể dựa và quỹ tương trợ người nghèo được lập nên trên chính địa bàn đó do chính những thành viên trong cộng đồng gây dựng lên.

Đổi công

Nghèo đói thường đi liền tới khan hiếm nguồn lực và nghèo nàn về khoa học kĩ thuật. Chính vì thế, trong nhiều trường hợp người nghèo sẽ thực hiện

trao đổi nguồn nhân lực cho nhau trong khi công việc quá nhiều hoặc cần chia sẻ những tiến bộ khoa học kĩ thuật cho nhau trong quá trình lao động sản xuất. Điều này tạo nên sự đoàn kết trong chính cộng đồng, sự tương trợ và giúp đỡ lấn nhau.Trực tiếp tham gia vào công cuộc giảm nghèo tại địa phương.

2.1.3.4 Sự tham gia của cộng đồng dân tộc trong các lễ hội truyền thống, gìn giữ phong tục tập quán, xóa bỏ hủ tục

Mỗi cộng đồng dân tộc có những nét truyền thống văn hóa và những phong tục tập quán riêng. Việc gìn giữ những phong tục tập quán ấy đòi hỏi sự chung tay của các thành viên trong cộng đồng. Trong các phong tục của một cộng đồng có những tục lệ đẹp nên gìn giữ và lưu truyền, chính các phong tục này là động lực tinh thần vô cùng mạnh mẽ để giúp cộng đồng thoát nghèo. Không chỉ vậy, nếu tổ chức các lễ hội một cách thành công và lành mạnh thì niềm tin của dân vào chính quyền địa phương sẽ tăng lên từ đó tạo điều kiện cho công tác thực hiện các trương trình giảm nghèo. Tuy nhiên cũng có không ít những hủ tục gây trở ngại cho sự phát triển và nó cần được xóa bỏ. Chứng tỏ rằng : sự tham gia của người dân vào các lễ hội, gĩn giữ phong tục và xóa bỏ hủ tục có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của các hoạt động trong đời sống vì vậy nó ảnh hưởng tới hiệu quả giảm nghèo.

2.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng sự tham gia của cộng đồng dân tộc trong giảm nghèo

2.1.4.1 Nhóm yếu tố bên trong cộng đồng dân tộc

a) Năng lực, ý thức của các thành viên trong cộng đồng

Năng lực tham gia của các thành viên là khả năng các thành viên trong cộng đồng tham gia một cách hiệu quả trong các hoạt động chung, là khả năng gây ảnh hưởng đến các quyết định tập thể của các thành viên (Adamstrong, 2010). Năng lực tham gia của các thành viên cộng đồng quyết định bởi trình độ văn hóa và điều kiện kinh tế các thành viên.

Trình độ văn hóa của mỗi thành viên trong cộng đồng càng cao thì cộng đồng đó có sức mạnh lớn hơn trong các hoạt động phát triển. Ngược lại, sự hạn chế về kiến thức, kĩ năng của các thành viên trong cộng đồng là một cản trở cho sự tham gia của người dân vào các hoạt động phát triển để giảm nghèo. Năng lực, ý thức của các thành viên trong cộng đồng quyết định tới hành động của người dân trong việc tham gia tích cực hay không tích cực trong các hoạt động giảm nghèo.

Điều kiện kinh tế cả cộng đồng càng cao thì việc thực hiện các CT, DA càng dễ dàng và hiệu quả. Ngoài ra điều kiện kinh tế cũng là động lực thúc đẩy việc tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển giảm nghèo. Và ngược lại nếu điều kiện kinh tế khó khăn thì nó sẽ cản trở việc cộng đồng tham gia vào các hoạt động giảm nghèo

b) Phong tục tập quán riêng của cộng đồng dân tộc

Phong tục tập quán tạo nên nét riêng biệt cho cộng đồng mỗi dân tộc, những nét đẹp về phong tục ấy tạo nên nét riêng biệt và góp phần cho đời sống của cộng đồng thêm đa dạng. Những phong tục, tập quán ấy có ảnh hưởng rất lớn tới sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động giảm nghèo, bởi nó tác động tới suy nghĩ và hành động của mỗi thành viên trong cộng

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường trong giảm nghèo tại xã Thành Minh, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w