Nội tâm bị phát lộ ra ngoài do ý thức không còn che giấu được

Một phần của tài liệu hi pháp nhân vật tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng và Khúc bi tráng cuối cùng của Chu Lai (Trang 94)

5. Kết cấu luận văn

3.3.2.4. Nội tâm bị phát lộ ra ngoài do ý thức không còn che giấu được

Hai khả năng dẫn đến sự hình thành loại nhân vật cần che đậy nội tâm là nhân vật che đậy nội tâm với mục đích tốt và nhân vật che đậy nội tâm với

mục đích xấu. Trong hai tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng và Khúc bi tráng cuối

cùng có đủ cả hai dạng nhân vật này, dù có những lúc cao trào cảm xúc con

người thật của nhân vật vẫn bị bộ phát ra ngoài.

Sau chiến tranh, xu hướng con người sống che giấu nội tâm của mình

khá phổ biến. Nhiều nhân vật trong Ăn mày dĩ vãng chọn cách sống đó. Nhưng

một số nhân vật đã bị rơi vào tình trạng ý thức không còn che giấu được nội tâm nên bị lộ ra bên ngoài. Ba Sương, che giấu thân phận của mình, thay tên đổi họ, làm lí lịch mới, chối bỏ quá khứ. Nhưng ngón tay bị cụt, vụ làm ăn vỡ lở, Hai Hùng đến để lột trần sự thật, để thức tỉnh Sương, cô đã phải thú nhận tất cả, không che giấu được những đau khổ trong lòng bao nhiêu năm, không che giấu được tội từ chối dĩ vãng. Sương là dạng nhân vật che giấu nội tâm vì mục đích xấu, nhưng đầy uẩn khúc. Thằng Địch, trước kia nó là trung úy Ngụy, khét

tiếng dã man, hòa bình, nó đòi Sương bảo lãnh và lo cho nó một lí lịch mới. Nó cũng che giấu quá khứ và tự nhận mình là người anh hùng kinh qua bom đạn, có công với đất nước. Nhưng trong vụ làm ăn lớn, dụ dỗ, nịnh bợ “ Chị Tư Lan! Đồng chí Tư Lan!...”[44.tr.199] một cách giả tạo, không được như ý, nó lộ nguyên hình. Nó dọa dẫm Sương “ Tùy bà. Nhưng… nếu có chuyện gì xảy ra thì người chết đầu nước sẽ là bà chứ không phải là tôi.”[44.tr.199] Mới chỉ có hai người, vốn là đồng lõa của nhau mà Địch còn không bĩnh tĩnh được đã để lộ bản chất gian giảo của mình. Lần cuối cùng xuất hiện trong tác phẩm, thằng Địch bị bủa vây bởi Hai Hùng, Sương và Tường, nó vẫn tôi tôi, em em với Sương nhưng đầy hăm dọa. Sương đứng giữa họng súng, chắn giữa Tường với thằng Địch, nhưng “ Khoảnh khắc ngưng đọng ấy đủ để hắn kịp chộp lấy mái tóc vừa xổ ra của Sương và kéo giật về phía mình…” Nó “ nhe răng cười”[44.tr.335]. Bản chất xảo quyệt của nó lộ nguyên hình. Con rắn độc cuối cùng cũng lộ đầu, không thể che giấu mãi. Rõ ràng hoàn cảnh và tình huống đã làm cho thằng Địch không thể che giấu nội tâm man rợ và những toan tính, lợi dụng của nó đối với Sương, đối với đời. Nó là dạng nhân vật che giấu nội tâm vì mục đích xấu.

Trong Khúc bi tráng cuối cùng, Dung là một điệp viên, với địch cô bắt

buộc phải che giấu thân phận của mình và những điều mình nghĩ, mình làm. Dung mặc quân phục nhà binh với hàm trung úy, trong vai cô thư ký xinh đẹp và tin cậy của tướng Tuấn. Hàng ngày cô chỉ im lặng trong những cuộc bàn bạc của các tướng lĩnh ở văn phòng của Tuấn. Một cô thư ký biết cách im lặng đúng lúc, biết lên tiếng đúng lúc. Nhưng Tây Nguyên đến lúc sắp hoàn toàn của quân giải phóng, nhiệm vụ của Dung thay đổi, cô không cần phải giấu thân phận của mình nữa, mà phải dựa trên mối quan hệ cũ với tướng Cẩn để khuyên ông ta đầu hàng. Hoàn cảnh bắt buộc, đối diện với Cẩn lúc này là một nguy hiểm, nhưng không còn cách nào khác, Dung đã dám nói rõ thân

phận của mình coi như là một cách để khuyên giải Cẩn lúc này. “ Chắc thiếu tướng đang muốn biết tôi là ai và tôi vào đây làm gì?- Tôi đang chờ nghe. – Tôi là tình báo viên của phía bên kia.” Dung đã dũng cảm nói ra mục đích của mình trong cuộc gặp này, nói rõ mục đích và mong muốn điều gì từ cuộc gặp này. Như vậy, trong hoàn cảnh không thể làm khác được Dung đã để lộ thân phận, không che giấu được nội tâm của mình như trước kia nữa. Dung là nhân vật che giấu nội tâm vì mục đích tích cực. Trong tác phẩm này còn nhân vật đại tá Thanh và thiếu tướng Cẩn cũng có những biểu hiện che giấu nội tâm nhưng Thanh không có tình huống bắt buộc phải lộ biểu hiện ra bên ngoài, Cẩn thì những che giấu và biểu hiện mờ nhạt.

Nắm bắt và miêu tả “ con người bên ngoài” trong những thời điểm hiếm có như trên, Chu Lai đã sử dụng thành công thủ pháp nghệ thuật phức tạp trong miêu tả nội tâm nhân vật.

Một phần của tài liệu hi pháp nhân vật tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng và Khúc bi tráng cuối cùng của Chu Lai (Trang 94)