Hành động nhân vật xuất phát từ tình cảm, đạo đức, lý tưởng

Một phần của tài liệu hi pháp nhân vật tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng và Khúc bi tráng cuối cùng của Chu Lai (Trang 78)

5. Kết cấu luận văn

3.2.1. Hành động nhân vật xuất phát từ tình cảm, đạo đức, lý tưởng

Trong hai tiểu thuyết của Chu Lai mà chúng ta đang xét, phần lớn các nhân vật đều là những nhân vật tiêu biểu cho bản chất lương thiện tốt đẹp của con người trong chiến tranh. Trong mọi hoàn cảnh các nhân vật này đều hành động theo xu hướng tình cảm, đạo đức và lý tưởng.

Bảo (Ăn mày dĩ vãng) bị thương rất nặng, Hùng ra lệnh chôn sống.

Sương gàn, mọi người đều không hiểu tại sao Hùng làm như thế. Bề ngoài hành động đó là tàn nhẫn, nhưng xét cho cùng, mục đích của Hùng cũng vì thương Bảo đau đớn mà vết thương quá nặng không thể chữa lành, Hùng còn muốn tránh cho mọi người một nỗi khiếp sợ về hình ảnh những gì anh nhìn thấy từ bụng Bảo, điều đó sẽ làm mọi người bị lung lay tư tưởng. Hai Hùng không tính toán hay có mục đích gì cá nhân trong chuyện này. Chiến tranh khốc liệt là vậy. Đôi khi người ta phải quyết định làm điều không như ý mọi người, mà bản thân mình cũng không muốn.

Hai Hợi bỏ rừng ra ấp làm ăn, bọn cảnh sát Ngụy gọi chiêu hồi rồi bắt cô vẽ sơ đồ căn cứ bên sông và dẫn lính đi, cô trả lời: “ Tôi chán chiến tranh, chán cách mạng, chán luôn cả Quốc gia nên tôi mới vứt súng trở về làm người mần ăn bình thường. Bây giờ mấy ông tính sử dụng tôi vào trò chém giết nữa thì tiểu nhân quá! Vậy thì cứ mổ bụng, moi gan tôi ngay đi cho rảnh nợ. Tôi đang muốn chết mà chưa tìm cách nào chết cho lẹ đây.” Nói rồi “ cô ấy xé toang ráo trọi quần áo, xé cả đến nịt ngực và mảnh quần lót cuối cùng, đổ người nằm ngửa giữa nhà, mắt nhắm lại tỉnh bơ… Thế là họ ngán, họ bỏ đi luôn.”[44.tr.292] Hành động liều lĩnh, táo tợn của Hợi có vẻ là con đường cùng, một nước cùn nhưng thực ra đó là hành động có mục đích lí tưởng rõ ràng, liều lĩnh nhưng thông minh, sẵn sàng chết để bảo vệ bí mật cho cách mạng, không phản bội anh em, đồng chí. Hai Hợi là người phụ nữ đầy nghĩa khí.

Sau chiến tranh Hai Hùng đi tìm dĩ vãng, tìm người yêu cũ. Biết Sương đã thay đổi, anh tìm mọi cách để vạch trần sự thật, kéo Sương về với con người thực. Anh tìm được cách vào phòng Sương, đối mặt với cô, “ giật phăng mảnh áo màu hồng nhạt… tôi nghiến răng giật tiếp cái xu chiêng màu trắng…”[44.tr.236] Hùng không hành động lỗ mãng như vậy vì mục đích xấu nào, không hề toan tính, vụ lợi, hay ham hố gì. Anh chỉ muốn Sương nhìn

nhận lại mình, nhìn nhận lại hiện tại và quay về con người thực, anh hành động vì tình yêu, tình thương với người con gái mà anh đã giữ trọn những kỷ niệm đẹp đẽ, đau thương trong tim bao năm qua.

Khúc bi tráng cuối cùng, Vinh nhổ một búng máu vào mặt tên toán phó

khi nó giở giọng giả nhân giả nghĩa với ý định chiêu hồi anh, moi tin tức từ anh. Vinh đã không sợ chết, không nản lòng trong hoàn cảnh bị bắt trói, tra tấn và đe dọa. Hành động của anh thể hiện sự căm thù và khinh bỉ kẻ tay sai đê hèn, là hành động lí tưởng của người chiến sĩ cách mạng kiên trung.

Y’Tac bị bắt, anh một mực không khai gì, nhìn thấy Oánh trong một lùm cây, mắt anh sáng lên nhưng rồi anh không cho Oánh xông ra “ Ánh mắt Y’Tac kịp phóng đến, sắc như một lưỡi phảng, chặn lại.”[50.tr.168] Hành động của Y’Tac là hành động của người anh hùng, quên thân vì nhiệm vụ, biết được tầm quan trọng của tình hình, nguyện hi sinh mình chứ không chịu để đồng đội vì mình mà hỏng việc chung. Đó là người con Tây Nguyên thật thà, chất phác mà anh dũng và trung thành với lí tưởng cộng sản, trung thành với mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng Tây Nguyên.

Oánh không thể cứu Y’Tac, anh rất dằn vặt, đau khổ. Nhưng già làng Y’Blim đã tha thứ cho Oánh, không trách tội, không trừng phạt. “ Giờ tôi xin lấy cái trái tim già nua không biết điều giả dối của tôi bảo lãnh cái mạng sống cho cán bộ đặc công Oánh này… Là bố, đau cái ruột nhiều nhiều lắm, tức cái tim nhiều nhiều lắm nhưng cái cán bộ nó làm đúng, nó không muốn để lộ lực lượng, nó không có tội đâu…”[50.tr.173;174] Hành động đầy vị tha và bao dung của người già làng đã cho thấy tấm lòng nhân hậu của già, của người Tây Nguyên với cách mạng. Họ cũng rất biết phân biệt phải trái, tình riêng với lợi ích chung. Đó còn là hành động thể hiện tinh thần đoàn kết của người Tây Nguyên với cán bộ cách mạng, coi nhau như người một nhà.

Có thể nói qua hành động của các nhân vật, nhà văn đã lột tả được tính cách, tâm trạng, mục đích và dụng ý của họ trong mỗi hoàn cảnh. Miêu tả hành động có thể coi là một thủ pháp nghệ thuật hữu hiệu để Chu Lai xây dựng nhân vật một cách toàn diện hơn, sinh động hơn, làm cho nhân vật đời hơn.

Một phần của tài liệu hi pháp nhân vật tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng và Khúc bi tráng cuối cùng của Chu Lai (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)