Sắc thái nội tâm nhân vật đa dạng, đa chiều, nhiều cung bậc

Một phần của tài liệu hi pháp nhân vật tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng và Khúc bi tráng cuối cùng của Chu Lai (Trang 82)

5. Kết cấu luận văn

3.3.1. Sắc thái nội tâm nhân vật đa dạng, đa chiều, nhiều cung bậc

Nhân vật của Chu Lai tự do và chủ động bộc lộ bản chất của mình qua những vận động, biến chuyển trong thế giới nội tâm. Là người từng lăn lộn chiến trường, lại là một nhà văn viết nhiều về chiến tranh, Chu Lai am hiểu sâu sắc cuộc sống vật chất cũng như tình cảm của người lính, đặc biệt về tâm lý của họ. Nhà văn nắm bắt được quy luật vận động và những biến thái tinh vi nhất trong nội tâm của họ. Có thể nói, Chu Lai đã đi vào ngõ ngách của đời sống tâm hồn nhân vật, cho họ lên tiếng, bộc lộ mình một cách chủ động. Trong chiến tranh hay hoà bình thì nội tâm nhân vật cũng là thế giới đầy những điều bí ẩn, mà nhà văn là người giúp người đọc giải mã thông qua tài nắm bắt và phân tích của mình.

Tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng và Khúc bi tráng cuối cùng là thế giới nghệ

Tâm hồn con người vốn đã chứa đầy bí mật, mà những người kinh qua chiến tranh, về với thời bình lại càng nhiều bí ẩn và phức tạp hơn nữa. Những chuyển biến trong tâm hồn họ được nhà văn miêu tả rất sâu sắc. Từ con người trong chiến tranh có lối suy nghĩ ra sao, diễn biến tình cảm của họ theo chiều hướng nào, rồi sau chiến tranh, hoàn cảnh thay đổi, tâm lí con người cũng biến đổi theo, nhưng có chiều phức tạp và nhiều mâu thuẫn hơn… Tất cả những điều đó được thể hiện ở hai tiểu thuyết này.

Hai Hùng(Ăn mày dĩ vãng), trong chiến tranh có lúc tức giận điên

người vì Tuấn không nghe mệnh lệnh, có lúc trở về nhỏ bé bên Sương và đau khổ, ân hận thú nhận những điều thầm kín, giấu mãi trong lòng. “ Thực ra anh là một thằng người yếu đuối Sương ạ!- Tiếng nói anh xen vào gió rừng như một lời thú tội trước thánh đường…”[44.tr.122] Sau những lời thú tội về nỗi sợ hãi, yếu hèn trong lòng mình trước những cảnh khủng khiếp của chiến tranh, anh mong mình bị thương để trở về hoặc chết luôn để không phải chứng kiến sự đe dọa dai dẳng của nó, anh còn tiếp tục thú nhận “ Vào giây phút hiểm nghèo nhất, anh đã hiện nguyên hình là một tên ăn cắp. Ăn cắp một hộp sữa dành cho thương binh…”[44.tr.124]. Anh chốt lại “ Anh là như thế. Bây giờ đến em. Em có quyền khinh anh, xa lánh anh, bỏ anh, tùy!”[44.tr.124] Anh mặc cảm tội lỗi vì không còn xứng đáng với đồng đội, với lí tưởng, với “Đức mẹ” của lòng anh. Và trạng thái tình cảm của anh dành cho Sương khi cô đi “ Sương đi rồi, thiếu vắng hơi ấm của cô, anh bừng tỉnh. Lạnh. Và trống trải.”[44.tr.125] Đó là cảm giác cô đơn, thiếu vắng, hụt hẫng của Hùng khi Sương xa anh. Điều đó cho thấy vai trò của Sương trong anh thật lớn lao, quan trọng, mọi tình cảm của anh bây giờ phụ thuộc vào Sương. Những biến thái tinh vi đó của tình cảm trong nhân vật được nhà văn miêu tả thật tinh tế, không hề đơn điệu không hề nhàm chán hay khô khan, mặc dù nó là hiện thực chiến tranh.

Chiến tranh, con người vẫn không mất đi những rung cảm đặc biệt và “ rất người” đó. Tức giận với Tuấn là thế, nhưng khi nhận ra người vừa cứu mình không ngoài ai khác Tuấn, “ chính giây phút kỳ lạ của sự choáng ngợp giữa hai làn sóng tình yêu và tình đồng đội, sự sống và cái chết, lòng đất và bầu trời cùng lúc ào tới, trong cái đầu đang còn nhức ong ong của người chỉ huy đặc nhiệm vùng căn cứ lõm đột nhiên bật lên một ý tưởng táo bạo.”[44.tr.128] Tình cảm đồng đội làm cho Hùng xúc động, biết ơn và cảm kích khiến anh bỗng có thêm nghị lực và quyết tâm, vượt qua ngay cả chính mình.

Chu Lai đã khám phá đầy đủ những sắc thái đa diện của đời sống tâm hồn người lính, kể cả những phút yếu hèn, những xúc cảm hạnh phúc nhất trong tình yêu nam nữ, những lúc họ sống cuộc sống chiến đấu đầy anh hùng trong máu lửa. Nhà văn lột tả và đi vào ngóc ngách của tâm hồn họ để tình cảm chân thật của họ được lên tiếng, để người đọc hình dung toàn diện về người lính. Trước khi là chiến sĩ họ là con người theo đúng nghĩa chân xác của từ này.

Chu Lai không chỉ am hiểu tâm lí người lính trong chiến tranh, mà còn nắm bắt rất rõ đời sống trong tâm hồn họ khi trở về cuộc sống đời thường sau chiến tranh. Hai Hùng là người có cuộc đời bi kịch. Trở về từ cuộc chiến, anh lạc lõng giữa đời thường, không quên được bóng hình Ba Sương, phải khó khăn lắm mới lấy được một người phụ nữ làm vợ, chưa tròn hai cái tết thì vợ anh chán anh. Tâm trạng của Hùng lúc đó thật khó nói “ Mất vợ, tôi chả buồn chả đau, chỉ bực mình tí chút… Cũng nhục thật!”[44.tr.10] Hùng nhục vì bản năng đàn ông trong anh không làm tròn với vợ, nhục vì bị vợ xỉ vả và lăng mạ… Nhưng anh có thiết gì cuộc sống hiện tại đâu mà tiếc, mà buồn. Một trạng thái tình cảm không rõ, anh gần như không còn cảm xúc với chuyện hiện tại, bởi anh bị quá khứ làm day dứt, bởi anh muốn đi tìm dĩ vãng. Và trong sự hồi tưởng về nỗi đau đời đó anh uống “ mặc dù không thích uống,

không thấy ngon, chỉ thấy những búng nước xà bông nhằng nhặng tràn vào cổ. Tôi uống để nuốt đi cái cảm giác khi phải đối diện với những điều không có thật, không phải thế nhưng vẫn mong nó đúng thế.”[44.tr.11] Anh không còn cảm giác với hiện tại, mà những gì đang diễn ra trước mắt anh toàn là những điều vô nghĩa nên anh không muốn nghĩ về nó. “ Vừa uống vừa đồng lõa với cô lén đổ xuống gầm bàn, vất cả lon nguyên vẹn vào sọt rác. Mỗi âm thanh óc ách hay cục kịch từ dưới đất dội lên lại gây cho tôi một khoái cảm ngây dại, khoái cảm được trả thù ngầm. Trả thù ai, trả thù cái gì chính tôi cũng không biết nữa.”[44.tr.13] Cảm giác trả thù đời chăng?

Có cái gì chua chát và cay đắng trong lời nói, suy nghĩ của nhân vật. Rồi “ ngượng quá!” rồi “ Một nỗi buồn xoáy nhức đột nhiên thổi rít ở trong đầu”[44.tr.13,14] Nhìn Quân, tay liên lạc cũ thời chiến tranh nay là phó chủ tịch huyện, vung tiền tiêu xài thoải mái chiêu đãi Hùng và bao các em chân dài, Hùng “ bỗng thấy vị nể. Gần đây tôi sinh bệnh hay nể nang những đứa lắm tiền.”[44.tr.14] Cảm giác vị nể ấy không phải vì Hùng choáng ngợp, nể phục Quân mà đó là một căn bệnh lạc lõng với hiện tại, buông xuôi mọi sự, thành thử những anh lính như Hùng trở thành hình nộm rơm, đôi khi đầu hàng trước những kẻ đại diện cho thế lực đồng tiền. Lời thú nhận của Hùng thật mỉa mai. “ Tôi bỗng ngồi thẳng lên trong một tư thế khác và thật là tự tin, trầm tĩnh đẩy cho nắm tiền đi tiếp cuộc hành trình ảo thuật vào bàn tay cô bé đang chẳng hiểu vô tình hay cố ý đặt hờ trên đùi tôi.”

Đồng tiền quả là có uy lực, nó làm cho con người ta trở nên tự tin lên hẳn. Và bỗng dưng đang trong cuộc nhậu Hùng nhìn thấy “ dĩ vãng” mà anh đang đi tìm. “ Đúng lúc đó…một cái sởn da gà khác, mạnh mẽ hơn đã quật tôi quay đơ trở lại.”[44.tr.16] Anh nghe thấy tiếng nói quen thuộc của người đàn bà trong anh, tiếng nói làm anh đơ ra, không hiểu đó là hiện tại hay tiếng vọng từ quá khứ. “ Lạ. Khoái… Nhưng hớp bia chưa kịp trôi xuống ruột, toàn thân

tôi lại giật thót lên cái nữa…Tôi vẫn chưa thể quên được nó.”[44.tr.17] Hồi ức ùa về, kéo anh trở lại năm xưa. Anh tìm sang phòng có phát ra giọng nói ám ảnh ấy “ Và bỗng thấy chóng mặt dữ dội” của thứ mùi sang trọng mà bệnh hoạn, ám ảnh như mùi cây lá bị B52 phạt trụi. “ vừa sục tìm, tôi vừa mong rằng không phải là nó nhưng lại thầm hi vọng rằng nó chính là nó… Cả một trái núi khổng lồ những kinh ngạc, những nghi vấn, khổ sở… sẽ cùng một lúc ập xuống tôi.” Bao nhiêu trăn trở trong anh, vừa mong gặp Sương, vừa không mong gặp trong hoàn cảnh như thế. Và anh vẫn hi vọng vào người con gái anh yêu năm xưa, tin vào bản chất con người không thể bị tha hóa bởi cuộc sống vật chất đầy cám dỗ này. Khi nhìn thấy người đàn bà đó “ tôi bỗng thoắt rùng mình, tưởng như vừa nhìn thấy một hình ảnh rất đỗi quen thuộc ở sâu lắm trong tầm ký ức.[44.tr.21,22] “ Ngón tay…Tôi hoảng hốt ngoắt người lộn trở lại.”[44.tr.23]

Tâm trạng lẫn lộn, không dám tin, cũng hốt hoảng vì đối diện với thực tại bất ngờ, dĩ vãng Hùng đi tìm hóa ra lại là đây, hụt hẫng, châng lâng, không biết bấu víu vào đâu để có điểm tựa. “ bàn tay…thiếu một ngón… vả thẳng vào mặt tôi đến sa sầm, đến tối tăm đầu óc. Vòng lò xo han rỉ của ký ức lại bung mở cái reng.”[44.tr.24]

Biến thái tâm trạng của Hùng được miêu tả rất kỹ, từ những thay đổi nhỏ nhất. Một cuộc đấu tranh, một bi kịch đang diễn ra trong con người đang quằn quại với ký ức. Anh vẫn cố tìm cho ra sự thật, cứu lấy lòng mình “ Tôi vồ lấy bàn tay ấy, siết chặt… Trong thoáng chốc, một luồng điện cao thế xốc mạnh lên óc tôi choãng váng…” “ tự dưng tôi nhếch miệng ngẩn ngơ cười…”[44.tr.31,32] Anh chua chát, mỉa mai vào sự đời nực cười vừa diễn ra trước mắt. Nỗi thất vọng tràn trề với con người mà anh từng yêu, từng tin tưởng, thất vọng với cuộc sống càng đi càng nhạt nhẽo. Thế mà anh vẫn quan tâm một cách chân thành khi nghe Quân nói đến chuyện của Sương “ Nói đi-

Tôi đặt vội ly cà phê xuống như chính mình sắp phá sản thật.” Anh thực sự hốt hoảng trước sự việc liên quan đến Sương. Anh “ thở phào” khi mức độ câu chuyện không quá nghiêm trọng. Nhưng nghe tiếp, anh lại “ chóng mặt”, và tức tối “ sầm mặt, bỗng dưng gắt lên” vì câu đùa của Quân về Sương. Anh tỏ ra có trách nhiệm “ đứng phực dậy, toàn thân rung lên: …”[44r.164,165] Thực ra trong lòng anh vẫn còn tình yêu, tình thương Ba Sương như hồi nào, không gì làm thay đổi được, cho dù Sương đã là người khác. Đó không chỉ là tình yêu mà còn là tình đồng đội nữa.

Chuẩn bị cho cuộc đối mặt với dĩ vãng, Hai Hùng lấy lại trấn tĩnh “ đầu tôi bình lặng hẳn… càng gần nguy hiểm, lòng dạ càng yên tĩnh.” Đây là lần cuối, anh muốn giải quyết xong mọi việc, cho hết những dằn vặt, day dứt. Anh đã chuẩn bị lâu lắm rồi nên bây giờ chỉ còn là chờ cơ hội tốt gần nhất. Nhưng đến gần “ Tôi thoáng lưỡng lự giây lát và thấy rõ ràng trái tim mình co thắt chậm lại…” Nóng lòng muốn cho xong mọi việc nhưng gần đích anh lại thấy nhói đau, thực sự đau lòng và có một ngày anh và Sương lại phải đối mặt nhau như thế, “ lòng dạ ngổn ngang, vừa muốn đấy là em, lại vừa muốn không phải là em!”[44.196] Đứng ngoài, chứng kiến cuộc nói chuyện giữa Sương và thằng Địch “ lồng ngực tôi bỗng bị thúc mạnh!” Anh không tin nổi Sương kiêu hãnh của anh lại chịu cặp bồ với kẻ thù, kẻ đê tiện là thằng Địch, lòng anh đau đớn. Đứng trước em “ khó khăn lắm tôi mới giữ được cho tiếng nói của mình khỏi rung lên.”[44r.201] “ Khi ấy trước mặt tôi mọi cảnh vật đều biến đi, chỉ còn dáng hình kia trẻ trở lại mười sáu năm về trước…”[44r.201] Ký ức lại tràn về trong xúc động, trong ý thức tôn trọng những gì đã qua. Đứng trước em, anh không còn nhớ mình đang tức giận, đang khinh thường.

Trở lại hiện thực, Sương giả bộ như không hề liên quan gì đến câu chuyện của Hùng, “ Tôi chợt thấy hoang mang”, mọi lí lẽ và sự chuẩn bị tâm

lý của Hùng đều vô nghĩa trước thái đội của Sương. Rồi Hùng lại “thấp thỏm”, lại “lạnh lẽo”, “cười nhạt”, “ tay run lên bần bật” khát vọng làm rõ sự thật, “ Giọt máu man dại đã vọt lên đỉnh đầu gào réo.”[44.tr.235] Khi xác minh sự thật như phỏng đoán Hùng lại thấy choáng váng và buồn “ sững sờ và buồn thảm”, thất vọng tràn trề “ Tôi nhắm mắt lại, toàn thân lả đi trong cái cảm giác đến đích mệt mỏi và ê chề rồi để rơi người xuống mặt ghế, mồm miệng tự dưng thấy khô khát lạ lùng. “ Thôi thế là có thể chết được rồi”[44.tr.236] Nỗi thất vọng làm cho anh không còn sinh lực, không còn thấy ý nghĩa của cuộc sống nữa. Toàn bộ tâm trạng tình cảm của Hai Hùng được nắm bắt và miêu tả tinh tế từng chi tiết. Biến thái trong lòng nhân vật mà như chính của nhà văn vậy.

Khúc bi tráng cuối cùng, về phía người lính giải phóng Chu Lai không

miêu tả nhiều những sắc thái cảm xúc, có chăng là phút trầm tư trước trận đánh của Hoàng Lâm, những vui buồn, xúc động, căm thù của Oánh, của Vinh… Nhà văn lại dành nhiều trang miêu tả sắc thái tình cảm của nhân vật ở chiến tuyến bên kia. Phạm Ngọc Tuấn, con người kiêu hãnh, nay trước trận đánh quyết định vào Tây Nguyên của Cộng sản, ông ta “ ngồi im lặng” “ uể oải dạo lên vài hợp âm của bản giao hưởng “ Định mệnh”. Những nét nhạc vang lên ma quái như có cả tiếng hú của ma quỷ báo ngày tận thế bên trong.”[50.tr.205] Trong lòng hắn cơn giông bão đang dữ dội, giấc mộng binh đao đang có nguy cơ tan tành, biết trước điều đó làm cho Tuấn không yên, tuyệt vọng và gầm lên như con mãnh thú không thể thoát nạn. Nghi ngờ Dung phản bội, hắn “ lạnh lùng” lôi ra bằng chứng, “ gầm lên rồi lừ lừ tiến lại phía cô như một con đười ươi đã phát hiện ra mồi.”[50.tr.206,207] Hắn không thể ngờ và từ trươc đến nay con người kiêu hãnh đó vẫn nghĩ mình có thể nắm được mọi thứ nên hắn tức giận. Nhưng khi nhận ra Dung là con gái của mình “ Viên tướng khựng lại không tin ở tai mình.” Dung gọi “Ba”, “ Tiếng gọi ấy

đổ xoang xoảng xuống đầu hắn. Hắn ngơ ngác…khẽ rùng mình, mặt méo xệch như vừa nghe thấy tiếng động của địa ngục, bàng hoàng, ngơ ngẩn, mất hồn…”[50.tr.214] rồi nghĩ đến nhiệm vụ “ bản năng nhà binh đã chợt thức tỉnh, hắn vội vồ lấy…” điện thoại. Rồi “ Đôi mắt hắn nhìn cô chăm chăm, vừa gần gũi vừa xa vời rồi bất ngờ từ đôi mắt kiêu hãnh ấy, từ khuôn mặt lộ vẻ đau đớn tột độ ấy, có những giọt nước rịn ra.”[50.tr.214] “Hắn ngòi như hóa đá”[50.tr.215]

Con người nhà binh kiêu hãnh, hiếu thắng đối lập với con người đời thường mềm yếu và bất lực, Tuấn đã đau đớn khi nhận ra đứa con, kết quả của nỗi đam mê đau khổ, của tình yêu đơn phương, của hành động “ khốn nạn” như chính hắn tự nhận. Bao nhiêu tham vọng giờ sụp đổ, hai cha con hai con đường, hai lí tưởng khác nhau, đau khổ vì nhận ra con muộn mằn, vì quá khứ hiện về, vì không thể bảo vệ con. Những giờ phút cuối cùng của quân đội Ngụy ở Tây Nguyên, tướng Tuấn đã nghĩ đến cái chết vì tất cả đã hết, kẻ kiêu hãnh như hắn đã phải chấp nhận thất bại, chuẩn bị cho một cuộc rút lui. Nhìn thấy lũ lính của mình cướp bóc, giết người như quỷ đói, hắn thấy ghê tởm, thấy “ khốn nạn”, nhận ra mình đã hết lòng vì một đội quân ngu dốt và không có lương tri. Nhưng mọi cố gắng đều chẳng còn ý nghĩa gì nữa, hắn tuyệt vọng “ Ta…ta hết thời rồi!”.

Có thể nói dù là người bên ta hay bên địch, Chu Lai cũng tỏ ra am hiểu thế giới nội tâm đầy bí ẩn của nhân vật và diễn tả đúng, toàn diện biến thái

Một phần của tài liệu hi pháp nhân vật tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng và Khúc bi tráng cuối cùng của Chu Lai (Trang 82)