Ngôn ngữ đối thoại thông tục đời thường

Một phần của tài liệu hi pháp nhân vật tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng và Khúc bi tráng cuối cùng của Chu Lai (Trang 105)

5. Kết cấu luận văn

3.4.1.2.Ngôn ngữ đối thoại thông tục đời thường

Nói như Nguyễn Tuân: “ Nhà văn là nghệ sĩ của ngôn từ” hay “ nghề văn là nghề của chữ”. Mỗi nhà văn đều hình thành cho mình một phong cách riêng trong việc sáng tạo ngôn ngữ. Qua tiểu thuyết của Chu Lai, ta cũng nhận thấy một phong cách riêng độc đáo từ việc sử dụng ngôn ngữ của nhà văn.

Giọng văn trong những tiểu thuyết của Chu Lai nói chung mang chất ngang tàng, kiêu bạc. Với lớp ngôn từ mạnh, dồn dập, tiết tấu câu văn nhanh nhằm thể hiện bước đi của thời đại để nhằm mục đích tạo ra âm hưởng hùng tráng. Nhà văn luôn đẩy số phận nhân vật đến tận cùng nỗi đau, miêu tả chiến tranh như đúng bản chất khốc liệt của nó. Ngôn từ của Chu Lai như đi đến tận cùng mọi ngõ ngách của con người trong chiến tranh. Sắc điệu ngôn từ mang tính chất đa thanh, soi tỏ nhiều lĩnh vực đời sống, giúp người đọc tìm thấy nhiều vỉa tầng ý nghĩa thú vị. Đó là thứ ngôn từ không hề bình lặng mà dữ dội như lốc xoáy cuộc đời của nhân vật mà nhà văn tạo ra.

Để khắc họa những nét đời thường của người lính trong chiến tranh hay khắc họa người lính thời hậu chiến, lột tả trần trụi cuộc sống chân thực, Chu Lai đã sử dụng một lớp ngôn từ thông tục, suồng sã. Đặc biệt lớp ngôn từ đó được thể hiện trong các cuộc đối thoại, tạo ra loại ngôn ngữ đối thoại.

Trong Ăn mày dĩ vãng, trong một lần đi lấy gạo và nhu yếu phẩm cho

bộ đội, quân của Hai Hùng thiệt hại khá lớn, Viên chết. Đau đớn và tức giận, nên khi nghe Sương hỏi anh đã cáu gắt:

“- Có làm sao không anh?

Thoáng thấy bộ cánh bà ba biểu tượng của dân địa phương, Hùng đã cau mặt:

- Chết chứ còn làm sao nữa! - Có ai bị thương không? - Khép cái ngực áo lại!

- Ôi!… Sao lại thế?”[44,tr. 37;38]

Đó là những câu nói cộc lốc đầy bực tức của Hùng, những ngập ngừng, ngạc nhiên rất thơ ngây của Sương.

Đoạn đối thoại của Hùng với Tám Tính:

“ – Này! – Hùng đi đến trước mặt Tám Tính, miệng cười nhưng con

mắt lại hơi lạnh – Cái câu Bắc Kỳ vừa rồi mới nghe thấy được nhưng nghe lâu

vo duyên lắm, nếu không muốn nói là bố bậy. Tuy thế vẫn có thể bỏ qua. Nhưng cái cách cậu nhìn đàn bà con gái như muốn rách quần lót người ta ra thế kia là không ổn đâu.

- Ù mẹ! Con nhỏ dòm ốm nhom mà đít… trứng không à. Mọi việc ngon lành cả hả? Sáng đêm chớ? – Tám Tính vẫn nói câng câng.

- Cái gì sáng đêm? – Mắt Hùng bạc đi.

- Còn giả đò hoài cha nội! Số mầy hên quá xá đó. Khắp phân khu miền đông này, hàng trăm thằng, có nhiều thằng còn ngon hơn mày nhưng chỉ đành đứng từ xa nhòm vào con nhỏ mà nhểu nước miếng thôi.”[44.tr.43;44]

Trong lời thoại của hai nhân vật có cả từ ngữ địa phương, cách nói suồng sã, tếu táo, không câu nệ, khách sáo. Đó là cuộc chuyện vui như bao cuộc chuyện vui khác của những người lính sau những giờ phút tàn khốc của đạn bom, nó xua đi vất vả, hiểm nguy và xua đi cả những ám ảnh đau thương của chiến tranh.

Khúc bi tráng cuối cùng, ngôn ngữ đời thường vẫn được sử dụng,

nhưng do nó là cuốn tiểu thuyết viết theo bút pháp sử thi nên lớp ngôn từ thông tục ít được dùng cho những cuộc thoại của những người lính. Phần lớn những người lính trong tiểu thuyết này đối thoại với nhau bằng những ngôn từ nhẹ nhàng, tế nhị, chất chứa tình cảm yêu mến đồng đội, đồng chí. Ngôn ngữ mang tính suồng sã, thậm chí bỗ bã, hỗn tạp được sử dụng cho loại nhân vật là quân lính của Ngụy. Như cuộc thoại của bọn lính tại một câu lạc bộ quân nhân “ Sĩ quan hội quán”. Hùng nói:

“ – Mẹ! Tao đã bảo nhất định chúng nó sẽ chơi vào Buôn Mê Thuột nhưng chó thằng chó nào chịu để lọt tai. Ngu! Càng ở trên cao càng ngu…

- Kệ má chính trị! – Một tên lè nhè giơ li lên đưa về phía Hùng – Chính trị là con điếm, chính khách là ma cô, tổng thống là … Mẹ, nói làm gì cho phí rượu…

- Câm mồm!...”[50.tr.207;208]

Lúc này ngôn ngữ đời thường, bỗ bã, thậm chí dung tục lại lột tả cách ứng xử thô thiển, không có văn hóa và mối quan hệ không tôn trọng nhau của bọn lính Ngụy. Sinh hoạt của chúng chỉ là nhậu nhẹt, gái, chém giết theo lệnh của chủ. Và chúng cũng chỉ ước mơ có thế.

Khi miêu tả người lính thời hậu chiến, dường như ngôn ngữ đời thường

phát huy mạnh hơn khả năng của nó. Trong Ăn mày dĩ vãng, đoạn miêu tả lời

nói của Ba Thành: “ Đi suốt đêm, sáu giờ sáng bọn tao mới tới đây. Kéo luôn đến Sở Nông Lâm tìm mày… và nghe đâu, trước khi đi mày còn cho một thằng to con nào đó rớt ba cái răng xuống đất thì phải. Ngon! Phải vậy chứ! Thỉnh thoảng cũng nên vung tay vài cái cho chạy máu cho mấy thằng ăn cháo đái bát hôm nay đừng quê rằng nhờ ai mà chúng trơn lông đỏ da thế…[44.tr.252] Vẫn là ngôn ngữ suồng xã của lính nhưng hình như nó được

khúc xạ qua hiện thực khốc liệt của cuộc sống sau chiến tranh. Nó có cái gì thô ráp của hiện thực.

Có một lớp ngôn ngữ của thời đại kinh tế thị trường được thể hiện rất rõ trong tiểu thuyết của Chu Lai. Như cuộc nói chuyện của Tám Tính và Tuấn ở nhà Tám Tính:

“ – Bạn mẹ gì. Dân chơi. Trai gái từ thành phố, từ thị xã lên đây mướn phòng chơi.

… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thuê ngày hay thuê giờ anh Tám? – Tuấn hỏi thản nhiên.

- Ngày giờ như nhau, ráo trọi đều hai mươi đồng. Thang giá ngoại thành vậy thôi.

- Mấy chòi?

- Mười. Đang tính phát triển thêm năm cái nữa. - Hết công suất chớ? – Tuấn vẫn hỏi xoắn. …

- Xem nào! – Tuấn lôi chiếc máy tính chạy pin nhỏ xíu ở trong túi ra, sự khôn ngoan chạy rần rần trên trán – Cứ cho là cả 15 chòi đều có sử dụng trong một ngày đi. Mỗi chòi hai chục, mười lăm chòi là 450, tức là nửa triệu. Trung bình mỗi tháng nhét túi 15 triệu, chưa kể ngày lễ…”[44.tr.274]

Cuộc đối thoại trên có hơi thở của thời buổi thị trường, với những con số, những dịch vụ kiểu mới mà trước kia không có, có những hé mở về sự hợp tác làm ăn. Ở đó nhân vật Tuấn đã đem tất cả những gì là vốn hiểu biết của mình về thị trường để tính toán nhanh về một cuộc làm ăn có lời. Không câu nệ bất cứ khuôn khổ hay sự ý tứ, dè dặt nào. Qua lời thoại Tuấn thể hiện được tính cách nhanh nhẹn, khả năng nắm bắt thời cuộc một cách nhanh nhạy của mình.

Như vậy ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong hai tiểu thuyết mà

chúng ta đang nghiên cứu, đặc biệt là Ăn mày dĩ vãng không còn sự trang

trọng hào sảng của sử thi mà thay vào đó là ngôn ngữ xù xì thô ráp, gần gũi với đời sống. Vì thế không còn cảm giác về sự giả tạo, khiên cưỡng mà tạo được tâm lý thoải mái trước các vấn đề mà nhà văn tạo ra. Chính ngôn ngữ đối thoại của nhân vật đã giữ vai trò đáng kể trong việc khắc họa tính cách nhân vật và góp phần làm nên “chất” Chu Lai.

Ngôn ngữ thông tục giữ vai trò đáng kể khi nhà văn khắc họa tính cách nhân vật. Mỗi nhân vật của Chu Lai đều mang tính cá thể hóa. Tính cách nào

lời lẽ ấy. Đọc Ăn mày dĩ vãng, ngời đọc không thể quên Hai Hùng, mạnh mẽ,

nóng nảy, quyết đoán, thẳng thắn nhưng cũng thuộc típ người hay hoài niệm quá khứ, lời lẽ nhiều chua chát, suy tư. Tuấn nồng nhiệt trong tình yêu, liều lĩnh trong chiến đấu, lanh lợi, thông minh, nhanh nhạy trong làm ăn, nghĩ gì nói nấy, không phức tạp. Ba Thành thẳng thắn, ồn ào, ăn nói bỗ bã.

Ngôn từ thông tục xuất hiện với hàm lượng khá lớn trong tiểu thuyết Chu Lai. Sở dĩ nó được chấp nhận là vì nó được đặt đúng chỗ, đúng lúc. Ông trung thành với quan điểm tả mạnh, tả rõ, tả chân thật của mình. Mức độ dữ dội trong cách tả của Chu Lai đã xóa nhòa ranh giới các chủ thể, tác giả, người kể chuyện và nhân vật trong các tình huống miêu tả hay nhận định, đánh giá sự việc. Chúng ta gặp không ít trường hợp các câu văn dài có sử dụng ẩn dụ, so sánh và cùng một lúc đó là lời cùng ba chủ thể nói trên. Gần với lối miêu tả ấy là cách sử dụng liên hoàn những từ ngữ cùng trường nghĩa tạo cho câu văn tính nhạc trầm bổng, kết cấu hài hòa cân đối.

Nhìn chung ngôn từ miêu tả trong tiểu thuyết Chu Lai là kiểu ngôn từ dữ dội và điều này hoàn toàn phù hợp với cách diễn tả sóng gió chiến tranh và sóng gió cuộc đời của số phận người lính ngay cả trên mặt trận không tiếng súng, đó là sự khắc nghiệt của cuộc đời người lính trở về trong thời bình.

Một phần của tài liệu hi pháp nhân vật tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng và Khúc bi tráng cuối cùng của Chu Lai (Trang 105)