Nội tâm còn được biểu hiện qua ngữ điệu lời nói và ngôn ngữ nói của

Một phần của tài liệu hi pháp nhân vật tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng và Khúc bi tráng cuối cùng của Chu Lai (Trang 91)

5. Kết cấu luận văn

3.3.2.2. Nội tâm còn được biểu hiện qua ngữ điệu lời nói và ngôn ngữ nói của

nói của nhân vật.

Các sắc thái nội tâm của các nhân vật trong Ăn mày dĩ vãng và Khúc bi

tráng cuối cùng như buồn vui, tức giận, yêu ghét… đều được thể qua ngôn

ngữ nói và ngữ điệu lời nói khác nhau.

Ăn mày dĩ vãng là một kho tàng về ngôn ngữ nói của Chu Lai, trong đó

lồng cả ngữ điệu lời nói để bày tỏ thái độ, tâm trạng nhân vật. Hai Hùng nói về chuyện bị vợ bỏ: “ Mất vợ, tôi chả buồn chả đau, một con đàn bà nói năng như thế…chỉ bực mình tí chút…Cũng nhục thật!”[44.tr.10] Ngữ điệu trầm, ngắn, ngôn ngữ thông tục, nói về một nỗi đau nhưng có cái gì mặc kệ, chuyện vặt vãnh, phớt đời, mỉa mai và chua chát. Khi bày tỏ tình cảm với Sương: “

Sương…Anh thương em!” tiếng gọi tên người yêu của Hùng có cái gì ngập ngừng, vì lời sắp nói là một điều thiêng liêng và chân thành, trái tim anh cũng run rẩy, xúc động vì điều sắp nói ấy. Trong những trận càn của địch: “ Chết mẹ rồi! Địch đang tập kích! Tất cả nằm xuống!...”[44.tr.77] Tiếng hét bột phát, hốt hoảng, cao trào, thường xuyên trong chiến tranh. Nó là hiện thực không tô vẽ, là tâm trạng hoảng hốt, bất ngờ của Hùng, của những người lính chiến. Lúc tức giận, ngay cả Sương, Hùng cũng mắng “ Ngu ngốc!”, gằn giọng, bực tức, nhưng bên trong là nỗi đau cùng nỗi kinh hãi trước cảnh tượng bị thương với búi giun lẫn máu từ bụng Bảo. Anh biết Bảo không thể sống với vết thương đó, chôn sống cậu ấy còn hơn là để cậu ấy đau đớn. Hung cùn lên để che giấu nỗi ám ảnh về cảnh tượng đó. Gặp lại Sương, làm mọi cách để biết sự thật, Hùng áp đảo Sương “ Có gọi ông giời!”, “ Bà không dám kêu đâu, bà cũng không dám gọi gì hết.”[44.tr.235], ngữ điệu kéo dài, đầy thách thức. Lúc này giọt máu man dại đã lên đến đỉnh đầu, gào réo Hùng, biến anh thành kẻ bất chấp, miễn là anh có thể chứng minh sự thật, khát vọng chính đáng của kẻ bị dĩ vãng hành hạ, ám ảnh bao năm qua đã thôi thúc anh làm điều đó.

Ở Khúc bi tráng cuối cùng, Vinh bị trúng đạn và bị bắt, Oánh vùng dậy

gọi “ Vinh ơi!”, tiếng gọi vừa giật giọng, vừa đau đớn thê thiết, tiếng gọi của tình đồng đội, muốn chạy tới, xông lên cướp lấy Vinh, người bạn thân thiết của anh. Hoàng Lâm khi nghe tin chưa thấy Oánh về, ông nói với Hơ’Krol “ Hay là…”[50.tr.252] ngữ điệu ngập ngừng, trầm xuống. Bao nhiêu lo lắng của một người cha cho đứa con trai, bao nhiêu linh cảm không lành về chuyện sẽ xảy ra với Oánh. Trong cái ngập ngừng của ông chất chứa tấm lòng bao dung của người cha. Đại tá Thanh, vào giây phút chia tay Dung đi thực hiện tiếp nhiệm vụ bí mật đã nói “ Trước giờ phút trọng đại này chú…chú không thể không nói thật lòng mình, chỉ nói một lần này thôi. Chú chú…” ông ngập

ngừng, trầm buồn, rồi cũng không thể nói ra tình cảm thiêng liêng của mình với Dung. Trong cái ngập ngừng như có dự cảm định mệnh cho số phận và cho tình cảm của hai người. Người lính ấy đã ra đi trong cái ngập ngừng còn dang dở ấy.

Rõ ràng, cả hai tiểu thuyết này đều trung thành với tiêu chí về ngôn ngữ của thể loại, đó là thể loại hấp thu mọi loại lời nói, san bằng khoảng cách giữa lời nói văn học và lời nói hiện thực của đời sống. Vì thế hai tiểu thuyết này đã sử dụng chủ yếu lời nói hàng ngày cộng với ngữ điệu nói để nhân vật bày tỏ tâm tư tình cảm của mình một cách tự do. Quả thực hiệu quả là nhà văn đã làm cho người đọc khám phá được thế giới nội tâm vô cùng phong phú của nhân vật mà có cảm giác rất gần gũi, đồng cảm như chính tâm tư mình vậy.

Một phần của tài liệu hi pháp nhân vật tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng và Khúc bi tráng cuối cùng của Chu Lai (Trang 91)